Vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đặt hàng đóng mới hai tàu tuần tra cao tốc Mark VI (Mk VI) đầu tiên cho Hải quân Ukraine tại nhà máy đóng tàu của công ty SAFE Boats International. Dự kiến, cặp tàu đầu tiên này sẽ hoàn thành vào tháng 12/2022.
Ảnh: Tàu tuần tra Mk VI của Hải quân Mỹ.Đây là hai chiếc tàu đầu tiên được khởi đóng trong khuôn khổ hợp đồng mua mới 16 chiếc lớp này của Hải quân Ukraine trị giá tới 600 triệu USD, bao gồm cả chi phí đào tạo thủy thủ đoàn và hậu cần kỹ thuật.
Ảnh: Tàu Mk VI của Hải quân MỹĐây có thể coi là một hợp đồng vừa mua vừa cho của Mỹ nhằm hỗ trợ Ukraine khi 6 chiếc đầu tiên trong hợp đồng là do Mỹ viện trợ và Ukraine chỉ phải bỏ tiền túi ra mua 10 chiếc còn lại.
Ảnh: Tàu cao tốc Mk VI của Hải quân Mỹ tuần tra trên biểnBên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ cung cấp cho lực lượng hải quân Ukraine 32 bệ pháo tự động điều khiển từ xa MSI Seahawk A2 trang bị cho mỗi tàu 2 chiếc và pháo Mk 44 Bushmaster II cỡ nòng 30mm cùng nhiều thiết bị khác.
Ảnh: Bệ pháo tự động 25mm phía trước mũi tàu tuần tra Mk VIỞ phiên bản tiêu chuẩn, Mk VI vũ trang gồm có 2 bệ pháo tự động Mk 38 Mod 2 cỡ nòng 25m và 6 súng máy hạng nặng M2 .50cal Browning. Tuy nhiên theo thông tin của Mỹ thì họ sẽ trang bị 2 pháo tự động MSI Seahawk A2 cỡ nòng 30mm dành cho những tàu Mk VI của Ukraine. Có thể nói là vũ trang mạnh hơn bản tiêu chuẩn một chút.Tàu có lượng giãn nước đầy tải 72 tấn, dài 25.8m, rộng 6.2m, tốc độ tối đa lên tới 42 hải lý/h. Tầm hoạt động tối đa 690 dặm với vận tốc kinh tế 30 hải lý/h. Thủy thủ đoàn 10 - 11 người và có thể chở theo một tiểu đội lính thủy 7 đến 8 người.
Ảnh: Tàu Mark VI chạy tốc độ cao trên biển.Hiện nay chủ lực và hoạt động tích cực nhất trong Hải quân Ukraine là đội tàu cao tốc vũ trang Gyurza-M với số lượng 7 chiếc, hai chiếc khác sẽ sớm gia nhập biên chế trong tương lai gần. Tàu này cũng chỉ có lượng giãn nước hơn 50 tấn và trang bị hai pháo cao tốc 30mm.
Ảnh: Đội tàu cao tốc Gyurza-M của Hải quân UkraineNhư vậy là với việc có trong tay 9 chiếc tàu cao tốc và tương lai sẽ bổ sung thêm 16 chiếc nữa tương đương từ Mỹ sẽ khiến cho Hải quân Ukraine sở hữu một đội tàu cao tốc vũ trang lên tới 25 chiếc. Những con tàu có năng lực tác chiến vô cùng hạn chế khi chỉ được trang bị hải pháo cỡ 25/30m, tầm hoạt động ngắn, bám bờ và không thể đi biển xa.
Ảnh: Tàu Gyurza của Hải quân Ukraine tuần tra ven bờĐiều này khiến cho thực trạng của Hải quân Ukraine vốn lâu nay đã éo le trăm đường nay lại càng éo le hơn nữa. Từ một quốc gia có khả năng đóng tàu sân bay, Ukraine giờ chỉ còn khả năng bảo vệ vùng biển ven bờ của mình bằng đội tàu cao tốc cỡ nhỏ.
Ảnh: Tàu cao tốc vũ trang Ukraine tác chiến trên biển. Tình trạng thê thảm của Ukraine là một điều thấy rõ, nhất là sau sự việc bán đảo Crimea sát nhập vào Nga năm 2014 khiến cho tình hình càng khó khăn hơn. Hải quân Ukraine đã mất hầu hết các cơ sở và khí tài trong sự kiện đó.
Ảnh: Tàu U130 - Soái hạm lớn nhất của Hải quân Ukraine Ukraine phô trương sức mạnh trong cuộc diễu binh mừng ngày độc lập.
Vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đặt hàng đóng mới hai tàu tuần tra cao tốc Mark VI (Mk VI) đầu tiên cho Hải quân Ukraine tại nhà máy đóng tàu của công ty SAFE Boats International. Dự kiến, cặp tàu đầu tiên này sẽ hoàn thành vào tháng 12/2022.
Ảnh: Tàu tuần tra Mk VI của Hải quân Mỹ.
Đây là hai chiếc tàu đầu tiên được khởi đóng trong khuôn khổ hợp đồng mua mới 16 chiếc lớp này của Hải quân Ukraine trị giá tới 600 triệu USD, bao gồm cả chi phí đào tạo thủy thủ đoàn và hậu cần kỹ thuật.
Ảnh: Tàu Mk VI của Hải quân Mỹ
Đây có thể coi là một hợp đồng vừa mua vừa cho của Mỹ nhằm hỗ trợ Ukraine khi 6 chiếc đầu tiên trong hợp đồng là do Mỹ viện trợ và Ukraine chỉ phải bỏ tiền túi ra mua 10 chiếc còn lại.
Ảnh: Tàu cao tốc Mk VI của Hải quân Mỹ tuần tra trên biển
Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ cung cấp cho lực lượng hải quân Ukraine 32 bệ pháo tự động điều khiển từ xa MSI Seahawk A2 trang bị cho mỗi tàu 2 chiếc và pháo Mk 44 Bushmaster II cỡ nòng 30mm cùng nhiều thiết bị khác.
Ảnh: Bệ pháo tự động 25mm phía trước mũi tàu tuần tra Mk VI
Ở phiên bản tiêu chuẩn, Mk VI vũ trang gồm có 2 bệ pháo tự động Mk 38 Mod 2 cỡ nòng 25m và 6 súng máy hạng nặng M2 .50cal Browning. Tuy nhiên theo thông tin của Mỹ thì họ sẽ trang bị 2 pháo tự động MSI Seahawk A2 cỡ nòng 30mm dành cho những tàu Mk VI của Ukraine. Có thể nói là vũ trang mạnh hơn bản tiêu chuẩn một chút.
Tàu có lượng giãn nước đầy tải 72 tấn, dài 25.8m, rộng 6.2m, tốc độ tối đa lên tới 42 hải lý/h. Tầm hoạt động tối đa 690 dặm với vận tốc kinh tế 30 hải lý/h. Thủy thủ đoàn 10 - 11 người và có thể chở theo một tiểu đội lính thủy 7 đến 8 người.
Ảnh: Tàu Mark VI chạy tốc độ cao trên biển.
Hiện nay chủ lực và hoạt động tích cực nhất trong Hải quân Ukraine là đội tàu cao tốc vũ trang Gyurza-M với số lượng 7 chiếc, hai chiếc khác sẽ sớm gia nhập biên chế trong tương lai gần. Tàu này cũng chỉ có lượng giãn nước hơn 50 tấn và trang bị hai pháo cao tốc 30mm.
Ảnh: Đội tàu cao tốc Gyurza-M của Hải quân Ukraine
Như vậy là với việc có trong tay 9 chiếc tàu cao tốc và tương lai sẽ bổ sung thêm 16 chiếc nữa tương đương từ Mỹ sẽ khiến cho Hải quân Ukraine sở hữu một đội tàu cao tốc vũ trang lên tới 25 chiếc. Những con tàu có năng lực tác chiến vô cùng hạn chế khi chỉ được trang bị hải pháo cỡ 25/30m, tầm hoạt động ngắn, bám bờ và không thể đi biển xa.
Ảnh: Tàu Gyurza của Hải quân Ukraine tuần tra ven bờ
Điều này khiến cho thực trạng của Hải quân Ukraine vốn lâu nay đã éo le trăm đường nay lại càng éo le hơn nữa. Từ một quốc gia có khả năng đóng tàu sân bay, Ukraine giờ chỉ còn khả năng bảo vệ vùng biển ven bờ của mình bằng đội tàu cao tốc cỡ nhỏ.
Ảnh: Tàu cao tốc vũ trang Ukraine tác chiến trên biển.
Tình trạng thê thảm của Ukraine là một điều thấy rõ, nhất là sau sự việc bán đảo Crimea sát nhập vào Nga năm 2014 khiến cho tình hình càng khó khăn hơn. Hải quân Ukraine đã mất hầu hết các cơ sở và khí tài trong sự kiện đó.
Ảnh: Tàu U130 - Soái hạm lớn nhất của Hải quân Ukraine
Ukraine phô trương sức mạnh trong cuộc diễu binh mừng ngày độc lập.