Điều đáng nói là trong vụ tai nạn của Ka-52 tại Deir ez-Zor là cả hai phi công đều thiệt mạng, trong khi đó dòng trực thăng tấn công tiên tiến này của Nga được trang bị ghế phóng khẩn cấp, cho phép phi công thoát ly khỏi máy bay khi có sự cố hoặc bị bắn hạ. Hình ảnh những gì còn lại của chiếc Ka-52 tại Deir ez-Zo được truyền thông IS công bố.Tai nạn trên thu hút được sự chú ý rất lớn từ giới quan sát bởi nguyên nhân nào đã dấn tới thảm họa trên, mặc dù Bộ Quốc phòng Nga cho biết đây chỉ là một sự cố kỹ thuật. Trong khi đó cũng có thông tin chiếc Ka-52 đã bị phiến quân IS bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai.Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra vì chiếc Ka-52 đang hoạt động trong vùng chiến sự, hơn nữa một chi tiết đặc biệt, Ka-52 là trực thăng tấn công đầu tiên trên thế giới trang bị ghế phóng khẩn cấp K-37-800M, giúp phi công thoát ra ngoài trong trường hợp trực thăng bị trúng đạn hoặc gặp sự cố nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Wiki.Thực tế, quy trình phóng ghế thoát hiểm của Ka-52 có phần khá phức tạp so với các dòng chiến đấu cơ thông thường. Cụ thể, khi phi công giật dây phóng ghế, một khối thuốc nổ nhỏ gắn trên trục cánh quạt sẽ được kích nổ đẩy toàn bộ trục cánh quạt ra nhiều hướng. Nguồn ảnh: Wiki.Sau quy trình trên nắp buồng lái mới được phóng bật lên và cuối cùng là ghế phóng kích hoạt để đưa phi công ra ngoài. Trong các vụ tai nạn máy bay. Chỉ cần bất cứ một khâu nào trong quy trình này không hoạt động, phi công chắc chắn sẽ thiệt mạng cùng với chiếc trực thăng đang rơi. Nguồn ảnh: Pilot.Trên thực tế, việc điều khiển một chiếc trực thăng bị chết máy giữa không trung thậm chí còn đơn giản hơn việc đặt tính mạng mình vào hệ thống phóng "rườm rà" này. Và bằng chứng là mọi loại trực thăng trên thế giới dù hiện đại đến mấy cũng không được trang bị ghế phóng cũng như các phi công lái trực thăng đều được học cách hạ cánh một chiếc trực thăng chết máy giữa trời. Nguồn ảnh: Pilot.Quy trình phóng ghế thoát hiểm của máy bay trực thăng Ka-52 "Cá Sấu" cần thêm một bước đó là kích nổ trục cánh quạt để cánh văng ra xa máy bay, chỉ cần một cánh còn vướng lại ở trục và tiếp tục quay, các phi công sẽ có nguy cơ bị cánh quát gây sát thương ngay khi thoát ly khỏi máy bay. Nguồn ảnh: Tube.Khác với máy bay cánh bằng, khi máy bay trực thăng chết máy cánh quạt của nó sẽ không ngừng ngay lập tức như động cơ phản lực mà sẽ giảm dần tốc độ quay. Việc giảm dần tốc độ quay sẽ cho phép phi công hạ thấp độ cao dần dần và hạ cánh an toàn. Đây là một kỹ năng không khó, mọi phi công lái trực thăng đều có thể thực hiện được. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, Ka-52 lại là loại trực thăng đồng trục, có nghĩa là nó không có cánh đuôi, mô-men xoắn của máy bay sẽ được triệt tiêu bằng việc cho hai cánh quạt đồng trục quay ngược hướng nhau. Mặc dù vậy, các cánh quạt đồng trục này trong nhiều trường hợp sự cố sẽ không thể quay đồng tốc với nhau, khiến việc triệt tiêu mô-men xoắn không thể triệt để được. Nguồn ảnh: Alligator.Nếu mô-men xoắn không được triệt tiêu, chiếc trực thăng sẽ xoay không kiểm soát và phi công điều khiển lúc này hoàn toàn mất kiểm soát máy bay do không có cánh quạt ở đuôi như các dòng trực thăng thông thường. Trong trường hợp tai nạn chiếc Ka-52 vừa rồi của Nga ở Syria, rất có thể phi công đã cố kiểm soát và tìm cách hạ cánh máy bay nhưng không thành công. Nguồn ảnh: Military.Việc sử dụng ghế phóng cho Ka-52 cũng hết sức khó khăn vì khác với các loại máy bay cánh bằng thông thường, Ka-52 đòi hỏi có một độ cao nhất định trước khi có thể phóng ghế phóng. Độ cao này phải vừa đủ để phi công thoát ra ngoài khi chiếc trực thăng nổ văng hết cánh quạt ra và mất hoàn toàn lực nâng. Trong khi đó, các loại máy bay chiến đấu phi công có thể phóng ghế thoát hiểm kể cả khi máy bay đang ở dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Airplane.Có lẽ, chính vì những lý do kể trên mà phi công Ka-52 Alligator của Nga đã không thể thoát khỏi máy bay khi gặp sự cố và đây cũng chính là lý do, các loại trực thăng đồng trục hiện tại chưa phổ biến và các loại trực thăng có ghế phóng thoát hiểm thậm chí còn hiếm hoi hơn cả trực thăng đồng trục. Nguồn ảnh: Russian. Mời độc giả xem Video: Video mô phỏng quá trình phóng ghế phóng thoát hiểm của trực thăng Ka-52. Trong khoảng thời gian cánh quạt trực thăng nổ văng ra, trực thăng sẽ rơi tự do hoàn toàn.
Điều đáng nói là trong vụ tai nạn của Ka-52 tại Deir ez-Zor là cả hai phi công đều thiệt mạng, trong khi đó dòng trực thăng tấn công tiên tiến này của Nga được trang bị ghế phóng khẩn cấp, cho phép phi công thoát ly khỏi máy bay khi có sự cố hoặc bị bắn hạ. Hình ảnh những gì còn lại của chiếc Ka-52 tại Deir ez-Zo được truyền thông IS công bố.
Tai nạn trên thu hút được sự chú ý rất lớn từ giới quan sát bởi nguyên nhân nào đã dấn tới thảm họa trên, mặc dù Bộ Quốc phòng Nga cho biết đây chỉ là một sự cố kỹ thuật. Trong khi đó cũng có thông tin chiếc Ka-52 đã bị phiến quân IS bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai.
Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra vì chiếc Ka-52 đang hoạt động trong vùng chiến sự, hơn nữa một chi tiết đặc biệt, Ka-52 là trực thăng tấn công đầu tiên trên thế giới trang bị ghế phóng khẩn cấp K-37-800M, giúp phi công thoát ra ngoài trong trường hợp trực thăng bị trúng đạn hoặc gặp sự cố nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Wiki.
Thực tế, quy trình phóng ghế thoát hiểm của Ka-52 có phần khá phức tạp so với các dòng chiến đấu cơ thông thường. Cụ thể, khi phi công giật dây phóng ghế, một khối thuốc nổ nhỏ gắn trên trục cánh quạt sẽ được kích nổ đẩy toàn bộ trục cánh quạt ra nhiều hướng. Nguồn ảnh: Wiki.
Sau quy trình trên nắp buồng lái mới được phóng bật lên và cuối cùng là ghế phóng kích hoạt để đưa phi công ra ngoài. Trong các vụ tai nạn máy bay. Chỉ cần bất cứ một khâu nào trong quy trình này không hoạt động, phi công chắc chắn sẽ thiệt mạng cùng với chiếc trực thăng đang rơi. Nguồn ảnh: Pilot.
Trên thực tế, việc điều khiển một chiếc trực thăng bị chết máy giữa không trung thậm chí còn đơn giản hơn việc đặt tính mạng mình vào hệ thống phóng "rườm rà" này. Và bằng chứng là mọi loại trực thăng trên thế giới dù hiện đại đến mấy cũng không được trang bị ghế phóng cũng như các phi công lái trực thăng đều được học cách hạ cánh một chiếc trực thăng chết máy giữa trời. Nguồn ảnh: Pilot.
Quy trình phóng ghế thoát hiểm của máy bay trực thăng Ka-52 "Cá Sấu" cần thêm một bước đó là kích nổ trục cánh quạt để cánh văng ra xa máy bay, chỉ cần một cánh còn vướng lại ở trục và tiếp tục quay, các phi công sẽ có nguy cơ bị cánh quát gây sát thương ngay khi thoát ly khỏi máy bay. Nguồn ảnh: Tube.
Khác với máy bay cánh bằng, khi máy bay trực thăng chết máy cánh quạt của nó sẽ không ngừng ngay lập tức như động cơ phản lực mà sẽ giảm dần tốc độ quay. Việc giảm dần tốc độ quay sẽ cho phép phi công hạ thấp độ cao dần dần và hạ cánh an toàn. Đây là một kỹ năng không khó, mọi phi công lái trực thăng đều có thể thực hiện được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, Ka-52 lại là loại trực thăng đồng trục, có nghĩa là nó không có cánh đuôi, mô-men xoắn của máy bay sẽ được triệt tiêu bằng việc cho hai cánh quạt đồng trục quay ngược hướng nhau. Mặc dù vậy, các cánh quạt đồng trục này trong nhiều trường hợp sự cố sẽ không thể quay đồng tốc với nhau, khiến việc triệt tiêu mô-men xoắn không thể triệt để được. Nguồn ảnh: Alligator.
Nếu mô-men xoắn không được triệt tiêu, chiếc trực thăng sẽ xoay không kiểm soát và phi công điều khiển lúc này hoàn toàn mất kiểm soát máy bay do không có cánh quạt ở đuôi như các dòng trực thăng thông thường. Trong trường hợp tai nạn chiếc Ka-52 vừa rồi của Nga ở Syria, rất có thể phi công đã cố kiểm soát và tìm cách hạ cánh máy bay nhưng không thành công. Nguồn ảnh: Military.
Việc sử dụng ghế phóng cho Ka-52 cũng hết sức khó khăn vì khác với các loại máy bay cánh bằng thông thường, Ka-52 đòi hỏi có một độ cao nhất định trước khi có thể phóng ghế phóng. Độ cao này phải vừa đủ để phi công thoát ra ngoài khi chiếc trực thăng nổ văng hết cánh quạt ra và mất hoàn toàn lực nâng. Trong khi đó, các loại máy bay chiến đấu phi công có thể phóng ghế thoát hiểm kể cả khi máy bay đang ở dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Airplane.
Có lẽ, chính vì những lý do kể trên mà phi công Ka-52 Alligator của Nga đã không thể thoát khỏi máy bay khi gặp sự cố và đây cũng chính là lý do, các loại trực thăng đồng trục hiện tại chưa phổ biến và các loại trực thăng có ghế phóng thoát hiểm thậm chí còn hiếm hoi hơn cả trực thăng đồng trục. Nguồn ảnh: Russian.
Mời độc giả xem Video: Video mô phỏng quá trình phóng ghế phóng thoát hiểm của trực thăng Ka-52. Trong khoảng thời gian cánh quạt trực thăng nổ văng ra, trực thăng sẽ rơi tự do hoàn toàn.