Lực lượng Không quân Triều Tiên (KPAAF), được gọi là Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân quân; không có tên trong danh sách những lực lượng không quân hàng đầu thế giới.Sau khi chiến tranh Lạnh chấm dứt, Triều Tiên mất chỗ dựa là Liên Xô, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế và sự cấm vận của Mỹ; Quân đội Triều Tiên đã phải đối mặt với sự lạc hậu về trang bị và thiếu hụt nguồn cung. Lực lượng Không quân Triều Tiên có lẽ là lực lượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của việc cấm vận và Liên Xô tan rã; khi hiện nay, Triều Tiên vẫn còn trong biên chế những chiến đấu cơ hết sức lạc hậu, được phát triển và sản xuất từ thời kỳ đầu của thời đại máy bay chiến đấu phản lực.Trong số những máy bay cổ và lạc hậu nhất của không quân Triều Tiên là tiêm kích Shenyang J-5, một bản sao của MiG-17 Fresco từ những năm 1950, do Trung Quốc sản xuất. Đây là loại chiến đấu cơ chỉ được trang bị pháo hàng không và không hề có radar. Theo thông tin, Triều Tiên đang sở hữu 106 chiếc máy bay loại này.Một máy bay chiến đấu cổ khác trong biên chế không quân Triều Tiên là Shenyang J-6, một phiên bản nhái MiG-19 Farmer cũng do Trung Quốc chế tạo. MiG-19 là loại máy bay chiến đấu có tốc độ siêu âm đầu tiên của Liên Xô, phiên bản J-6 đã được trang bị tên lửa không đối không tầm gần, nhưng không có radar. Triều Tiên có khoảng 97 chiếc J-6.Cả J-5 và J-6 đều đã lạc hậu từ rất lâu, hoàn toàn không thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Và nếu tham gia chiến đấu, những máy bay này sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu bắn tập cho đối phương.Tuy nhiên Triều Tiên có thể tận dụng xuất kích số máy bay chiến đấu này, để tiêu hao số tên lửa không đối không tầm xa phóng ngoài tầm nhìn (AMRAAM), như AIM-120 rất đắt tiền và có số lượng tương đối hạn chế. Việc sử dụng loại tên lửa này vào tiêu diệt những máy bay Triều Tiên, sẽ làm suy giảm số tên lửa đánh chặn quan trọng.Ví dụ, nếu chiến tranh giữa hai miền nổ ra, và một chiếc J-5 của Triều Tiên bay vào không phận Hàn Quốc trong nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, lực lượng đồng minh sẽ bằng mọi phương tiện bắn hạ nó. Nhưng ngay cả một tên lửa phòng không mặt đất như Patriot PAC-3, cũng có giá hơn 3 triệu USD.Hơn nữa, tên lửa đánh chặn thường được phóng theo cặp trong một lần phóng, nhằm tăng khả năng trúng mục tiêu. Do đó, trong khi Triều Tiên mất một chiếc J-5, Mỹ sẽ mất 6 triệu USD và sử dụng hết một phần kho tên lửa, có thể đã được ưu tiên để phòng thủ, trước mối đe dọa nguy hiểm hơn như tên lửa đạn đạo.Còn nếu liên quân Mỹ - Hàn có sử dụng tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn, cũng có giá trên một triệu USD/quả; nhất là những tên lửa AIM-120D mới nhất hiện nay. Và cũng giống tên lửa phòng không mặt đất, tên lửa không đối không cũng phải dùng 2 tên lửa, cho một mục tiêu.Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra xung đột, Mỹ và Hàn Quốc không thể vì yếu tố tiết kiệm đạn, mà bỏ qua mục tiêu trên không; nhất là các hệ thống phòng không bảo vệ cơ sở dân sự hoặc những căn cứ quân sự quan trọng.Hơn nữa trong chiến tranh, khó có thể xác định đâu là mục tiêu "có giá trị cao", khi một chiếc máy bay chiến đấu, có thể mang số lượng vũ khí đến vài tấn, có thể tàn sát một khu vực mục tiêu rộng lớn. Do vậy trong bất luận trường hợp nào, dù tốn đạn phòng không, cũng phải tiêu diệt mục tiêu.Với những máy bay chiến đấu lạc hậu như J-5 và J-6, chúng thực sự không là đối thủ trong một cuộc đối đầu tay đôi với các loại chiến đấu cơ hiện đại thế hệ 4, hoặc 5 của Mỹ hay Hàn Quốc. Nhưng rất có thể, Triều Tiên sẽ học theo Nhật Bản trong thế chiến 2, biến những máy bay này thành những máy bay cảm tử.Nếu với tình huống như vậy, J-5 và J-6 về cơ bản là vô dụng với tính năng của một máy bay chiến đấu; nhưng chúng sẽ là những tên lửa hành trình tuyệt vời, có khả năng công phá cực lớn trong chuyến hành trình một chiều.Nếu thậm chí chỉ một số ít vượt qua được lưới lửa phòng không, sẽ gây thiệt hại lớn cho Hàn Quốc. Do vậy Mỹ và Hàn Quốc không thể đánh giá thấp phi đội máy bay chiến đấu tối cổ của Triều Tiên, mà tiết kiệm đạn phòng không. Nguồn ảnh: KCNA. Những loại vũ khí cực kỳ hiện đại được Triều Tiên trình diễn trong buổi lễ duyệt binh hồi đầu năm. Nguồn: KCNA.
Lực lượng Không quân Triều Tiên (KPAAF), được gọi là Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân quân; không có tên trong danh sách những lực lượng không quân hàng đầu thế giới.
Sau khi chiến tranh Lạnh chấm dứt, Triều Tiên mất chỗ dựa là Liên Xô, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế và sự cấm vận của Mỹ; Quân đội Triều Tiên đã phải đối mặt với sự lạc hậu về trang bị và thiếu hụt nguồn cung.
Lực lượng Không quân Triều Tiên có lẽ là lực lượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của việc cấm vận và Liên Xô tan rã; khi hiện nay, Triều Tiên vẫn còn trong biên chế những chiến đấu cơ hết sức lạc hậu, được phát triển và sản xuất từ thời kỳ đầu của thời đại máy bay chiến đấu phản lực.
Trong số những máy bay cổ và lạc hậu nhất của không quân Triều Tiên là tiêm kích Shenyang J-5, một bản sao của MiG-17 Fresco từ những năm 1950, do Trung Quốc sản xuất. Đây là loại chiến đấu cơ chỉ được trang bị pháo hàng không và không hề có radar. Theo thông tin, Triều Tiên đang sở hữu 106 chiếc máy bay loại này.
Một máy bay chiến đấu cổ khác trong biên chế không quân Triều Tiên là Shenyang J-6, một phiên bản nhái MiG-19 Farmer cũng do Trung Quốc chế tạo. MiG-19 là loại máy bay chiến đấu có tốc độ siêu âm đầu tiên của Liên Xô, phiên bản J-6 đã được trang bị tên lửa không đối không tầm gần, nhưng không có radar. Triều Tiên có khoảng 97 chiếc J-6.
Cả J-5 và J-6 đều đã lạc hậu từ rất lâu, hoàn toàn không thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Và nếu tham gia chiến đấu, những máy bay này sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu bắn tập cho đối phương.
Tuy nhiên Triều Tiên có thể tận dụng xuất kích số máy bay chiến đấu này, để tiêu hao số tên lửa không đối không tầm xa phóng ngoài tầm nhìn (AMRAAM), như AIM-120 rất đắt tiền và có số lượng tương đối hạn chế. Việc sử dụng loại tên lửa này vào tiêu diệt những máy bay Triều Tiên, sẽ làm suy giảm số tên lửa đánh chặn quan trọng.
Ví dụ, nếu chiến tranh giữa hai miền nổ ra, và một chiếc J-5 của Triều Tiên bay vào không phận Hàn Quốc trong nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, lực lượng đồng minh sẽ bằng mọi phương tiện bắn hạ nó. Nhưng ngay cả một tên lửa phòng không mặt đất như Patriot PAC-3, cũng có giá hơn 3 triệu USD.
Hơn nữa, tên lửa đánh chặn thường được phóng theo cặp trong một lần phóng, nhằm tăng khả năng trúng mục tiêu. Do đó, trong khi Triều Tiên mất một chiếc J-5, Mỹ sẽ mất 6 triệu USD và sử dụng hết một phần kho tên lửa, có thể đã được ưu tiên để phòng thủ, trước mối đe dọa nguy hiểm hơn như tên lửa đạn đạo.
Còn nếu liên quân Mỹ - Hàn có sử dụng tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn, cũng có giá trên một triệu USD/quả; nhất là những tên lửa AIM-120D mới nhất hiện nay. Và cũng giống tên lửa phòng không mặt đất, tên lửa không đối không cũng phải dùng 2 tên lửa, cho một mục tiêu.
Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra xung đột, Mỹ và Hàn Quốc không thể vì yếu tố tiết kiệm đạn, mà bỏ qua mục tiêu trên không; nhất là các hệ thống phòng không bảo vệ cơ sở dân sự hoặc những căn cứ quân sự quan trọng.
Hơn nữa trong chiến tranh, khó có thể xác định đâu là mục tiêu "có giá trị cao", khi một chiếc máy bay chiến đấu, có thể mang số lượng vũ khí đến vài tấn, có thể tàn sát một khu vực mục tiêu rộng lớn. Do vậy trong bất luận trường hợp nào, dù tốn đạn phòng không, cũng phải tiêu diệt mục tiêu.
Với những máy bay chiến đấu lạc hậu như J-5 và J-6, chúng thực sự không là đối thủ trong một cuộc đối đầu tay đôi với các loại chiến đấu cơ hiện đại thế hệ 4, hoặc 5 của Mỹ hay Hàn Quốc. Nhưng rất có thể, Triều Tiên sẽ học theo Nhật Bản trong thế chiến 2, biến những máy bay này thành những máy bay cảm tử.
Nếu với tình huống như vậy, J-5 và J-6 về cơ bản là vô dụng với tính năng của một máy bay chiến đấu; nhưng chúng sẽ là những tên lửa hành trình tuyệt vời, có khả năng công phá cực lớn trong chuyến hành trình một chiều.
Nếu thậm chí chỉ một số ít vượt qua được lưới lửa phòng không, sẽ gây thiệt hại lớn cho Hàn Quốc. Do vậy Mỹ và Hàn Quốc không thể đánh giá thấp phi đội máy bay chiến đấu tối cổ của Triều Tiên, mà tiết kiệm đạn phòng không. Nguồn ảnh: KCNA.
Những loại vũ khí cực kỳ hiện đại được Triều Tiên trình diễn trong buổi lễ duyệt binh hồi đầu năm. Nguồn: KCNA.