Ngay từ những năm 1960, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành đã đưa ra chính sách ưu tiên quân sự “quân đội trên hết”, coi quân đội là trụ cột tổ chức trung tâm của Triều Tiên; do vậy, Triều Tiên tập trung nguồn lực xây dựng quân đội cả về quy mô, trang bị.Sự lớn mạnh của Quân đội Triều Tiên hiện nay, không thể nhắc đến sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc; không chỉ giúp Triều Tiên về người và của trong công cuộc "Viện Triều - kháng Mỹ" (1950 - 1953). Trung Quốc còn giúp Triều Tiên xây dựng quân đội cả về tổ chức, biên chế và huấn luyện.Nhưng có một nguồn chi viện cho Quân đội Triều Tiên rất lớn, nhưng ít khi được chú ý, đó là sức mạnh quân sự của Triều Tiên hiện nay, được xây dựng trên nền tảng chủ yếu, bằng vũ khí và thiết bị quân sự của Liên Xô.Triều Tiên và Hàn Quốc bị chia cắt sau thế chiến thứ hai, đây là hệ quả của sự phân chia quyền lợi giữa các quốc gia thắng trận, cụ thể là Mỹ và Liên Xô. Triều Tiên nằm ở phía bắc vĩ tuyến 38, bị cuốn vào phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Hàn Quốc ở nam vĩ tuyến 48, chịu ảnh hưởng của Mỹ.Ngay sau khi tiếp quản sự đầu hàng của phát xít Nhật, Liên Xô đã tích cực giúp Triều Tiên xây dựng quân đội, chỉ tính riêng từ năm 1949 đến năm 1952, Liên Xô đã viện trợ quân sự trị giá 200 triệu rúp.Số viện trợ quân sự đầu tiên của Liên Xô cho Triều Tiên bao gồm 37 xe tăng T-34, hàng chục nghìn khẩu súng bộ binh, súng cối; máy bay chiến đấu Il-10 và Yak-9, và một số loại pháo khác nhau.Bên cạnh việc viện trợ vũ khí, khí tài quân sự, Liên Xô còn đưa khoảng 40.00 quân nhân, không chỉ để huấn luyện các lực lượng đang phát triển mạnh của Triều Tiên, mà còn hỗ trợ chiến đấu và chuyên môn kỹ thuật trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Liên Xô cũng bước sang kỷ nguyên lãnh đạo của Khruschev, việc chuyển giao công nghệ, quân sự của Liên Xô cho Triều Tiên được tiếp tục vào giữa những năm 1960 và vào giữa những năm 1980.Lực lượng lục quân của Triều Tiên đã nhận của Liên Xô hơn một nghìn xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 (một phần trong số đó vẫn được sử dụng cho đến ngày nay), cũng như giấy phép sản xuất xe tăng T-62; phiên bản Triều Tiên sản xuất trong nước gọi là Chonma-ho.Khi giai đoạn Liên Xô sắp sụp đổ, Triều Tiên đã kịp chuyển đổi nhận viện trợ trực tiếp của Liên Xô, để chuyển sang sản xuất trong nước. Nhưng những di sản của Liên Xô, vẫn tiếp tục có mặt trong các ngành công nghiệp quốc phòng của Bình Nhưỡng.Ví dụ như xe tăng chiến đấu chủ lực Pokpung-ho hiện nay của Triều Tiên, được vay mượn từ những thiết kế như xe tăng T-62 và T-72 của Liên Xô và thậm chí là cả xe tăng chủ lực T-90 mới hơn của Nga.Trong khi đó, ở phân khúc vũ khí nhỏ, các loại súng trường tấn công Type 58 và 68 được Triều Tiên sản xuất dựa trên giấy phép AK-47 và AKM của Liên Xô. Ngay cả mẫu súng trường tiến công Type 88 mới nhất của Triều Tiên, cũng dập theo mẫu AK-74 của Liên Xô.Tương tự, lực lượng không quân của Triều Tiên bao gồm hơn 200 máy bay chiến đấu của Liên Xô, đặc biệt là MiG-29, Il-28 và Su-25. Lực lượng phòng không hiện tại của họ hầu như chỉ bao gồm các hệ thống tên lửa đất đối không S-200, S-125 và S-75 của Liên Xô.Như vậy có thể khẳng định, nền quốc phòng của Triều Tiên không chỉ được Liên Xô giúp đỡ xây dựng từ nên móng, mà còn được chuyển giao công nghệ-quân sự trực tiếp của Liên Xô, trong khoảng thời gian nửa thế kỷ. Hiện tại nhiều vũ khí của Liên Xô, vẫn là trụ cột sức mạnh trong Quân đội Triều Tiên.Tuy nhiên, người kế nhiệm của Liên Xô là Nga đã không có những động thái giúp đỡ Triều Tiên mạnh tay như dưới thời Liên Xô. Trong thế kỷ 21, vai trò đó đã rơi vào tay Trung Quốc, khi Trung Quốc ngày càng tích cực hơn trong việc khẳng định các lợi ích địa chính trị của mình ở khu vực Đông Á. Nguồn ảnh: QQ. Triều Tiên khoe vũ khí "mạnh nhất thế giới" do nước này tự nghiên cứu và phát triển. Nguồn: Telegraph.
Ngay từ những năm 1960, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành đã đưa ra chính sách ưu tiên quân sự “quân đội trên hết”, coi quân đội là trụ cột tổ chức trung tâm của Triều Tiên; do vậy, Triều Tiên tập trung nguồn lực xây dựng quân đội cả về quy mô, trang bị.
Sự lớn mạnh của Quân đội Triều Tiên hiện nay, không thể nhắc đến sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc; không chỉ giúp Triều Tiên về người và của trong công cuộc "Viện Triều - kháng Mỹ" (1950 - 1953). Trung Quốc còn giúp Triều Tiên xây dựng quân đội cả về tổ chức, biên chế và huấn luyện.
Nhưng có một nguồn chi viện cho Quân đội Triều Tiên rất lớn, nhưng ít khi được chú ý, đó là sức mạnh quân sự của Triều Tiên hiện nay, được xây dựng trên nền tảng chủ yếu, bằng vũ khí và thiết bị quân sự của Liên Xô.
Triều Tiên và Hàn Quốc bị chia cắt sau thế chiến thứ hai, đây là hệ quả của sự phân chia quyền lợi giữa các quốc gia thắng trận, cụ thể là Mỹ và Liên Xô. Triều Tiên nằm ở phía bắc vĩ tuyến 38, bị cuốn vào phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Hàn Quốc ở nam vĩ tuyến 48, chịu ảnh hưởng của Mỹ.
Ngay sau khi tiếp quản sự đầu hàng của phát xít Nhật, Liên Xô đã tích cực giúp Triều Tiên xây dựng quân đội, chỉ tính riêng từ năm 1949 đến năm 1952, Liên Xô đã viện trợ quân sự trị giá 200 triệu rúp.
Số viện trợ quân sự đầu tiên của Liên Xô cho Triều Tiên bao gồm 37 xe tăng T-34, hàng chục nghìn khẩu súng bộ binh, súng cối; máy bay chiến đấu Il-10 và Yak-9, và một số loại pháo khác nhau.
Bên cạnh việc viện trợ vũ khí, khí tài quân sự, Liên Xô còn đưa khoảng 40.00 quân nhân, không chỉ để huấn luyện các lực lượng đang phát triển mạnh của Triều Tiên, mà còn hỗ trợ chiến đấu và chuyên môn kỹ thuật trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Liên Xô cũng bước sang kỷ nguyên lãnh đạo của Khruschev, việc chuyển giao công nghệ, quân sự của Liên Xô cho Triều Tiên được tiếp tục vào giữa những năm 1960 và vào giữa những năm 1980.
Lực lượng lục quân của Triều Tiên đã nhận của Liên Xô hơn một nghìn xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 (một phần trong số đó vẫn được sử dụng cho đến ngày nay), cũng như giấy phép sản xuất xe tăng T-62; phiên bản Triều Tiên sản xuất trong nước gọi là Chonma-ho.
Khi giai đoạn Liên Xô sắp sụp đổ, Triều Tiên đã kịp chuyển đổi nhận viện trợ trực tiếp của Liên Xô, để chuyển sang sản xuất trong nước. Nhưng những di sản của Liên Xô, vẫn tiếp tục có mặt trong các ngành công nghiệp quốc phòng của Bình Nhưỡng.
Ví dụ như xe tăng chiến đấu chủ lực Pokpung-ho hiện nay của Triều Tiên, được vay mượn từ những thiết kế như xe tăng T-62 và T-72 của Liên Xô và thậm chí là cả xe tăng chủ lực T-90 mới hơn của Nga.
Trong khi đó, ở phân khúc vũ khí nhỏ, các loại súng trường tấn công Type 58 và 68 được Triều Tiên sản xuất dựa trên giấy phép AK-47 và AKM của Liên Xô. Ngay cả mẫu súng trường tiến công Type 88 mới nhất của Triều Tiên, cũng dập theo mẫu AK-74 của Liên Xô.
Tương tự, lực lượng không quân của Triều Tiên bao gồm hơn 200 máy bay chiến đấu của Liên Xô, đặc biệt là MiG-29, Il-28 và Su-25. Lực lượng phòng không hiện tại của họ hầu như chỉ bao gồm các hệ thống tên lửa đất đối không S-200, S-125 và S-75 của Liên Xô.
Như vậy có thể khẳng định, nền quốc phòng của Triều Tiên không chỉ được Liên Xô giúp đỡ xây dựng từ nên móng, mà còn được chuyển giao công nghệ-quân sự trực tiếp của Liên Xô, trong khoảng thời gian nửa thế kỷ. Hiện tại nhiều vũ khí của Liên Xô, vẫn là trụ cột sức mạnh trong Quân đội Triều Tiên.
Tuy nhiên, người kế nhiệm của Liên Xô là Nga đã không có những động thái giúp đỡ Triều Tiên mạnh tay như dưới thời Liên Xô. Trong thế kỷ 21, vai trò đó đã rơi vào tay Trung Quốc, khi Trung Quốc ngày càng tích cực hơn trong việc khẳng định các lợi ích địa chính trị của mình ở khu vực Đông Á. Nguồn ảnh: QQ.
Triều Tiên khoe vũ khí "mạnh nhất thế giới" do nước này tự nghiên cứu và phát triển. Nguồn: Telegraph.