Hãng sản xuất máy bay Dassault Aviation và Arab Saudi đang có những động thái tích cực nhằm hướng tới một thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Rafale. Nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi, thì sự kiện này sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với tập đoàn máy bay của Pháp, vốn đã từng rất nỗ lực để thiết lập sự hiện diện tại quốc gia này. Ảnh: Wikipedia.Arab Saudi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua máy bay chiến đấu mới, tiêu biểu như Đức đã chặn bán 48 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon và Nhật Bản từ chối Arab Saudi tham gia "Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu". Chính vì vậy mà quốc gia này đã phải tìm đến Pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về phòng thủ trên không của mình. Ảnh: Defense News.Rafale là máy bay chiến đấu đa chức năng, hai động cơ, cánh tam giác, được sản xuất tại Pháp bởi Tập đoàn Dassault Aviation. Rafale chính thức được đưa vào sản xuất từ tháng 12/1992, nhưng chương trình đã bị đình chỉ do những bất ổn về chính trị và kinh tế thời điểm đó. Ảnh: The Indian Express.Đến tháng 01/1997, dây chuyền sản xuất được thiết lập lại sau một thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng Pháp và Dassault Aviation. Rafale đi vào hoạt động từ năm 2000, chiếc máy bay được biên chế cho Không quân và Hải quân Pháp sử dụng trên tàu sân bay. Ảnh: Eur Asian Time.Cho đến nay, đã có 164 chiếc Rafale được chế tạo, với nhiều kiểu máy bay khác nhau, bao gồm phiên bản Rafale B (hai chỗ ngồi cho Không quân), Rafale C (một chỗ ngồi cho Không quân) và Rafale M (phiên bản Hải quân). Ảnh: Eur Asian Time.Rafale tự hào với những thông số kỹ thuật hiện đại cùng khả năng chiến đấu linh hoạt, máy bay được trang bị những thiết bị điện tử hàng không tiên tiến cùng hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA, cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất chống lại các mối đe dọa trên không và trên mặt đất.Không những vậy máy bay còn được trang bị radar đa chế độ quét điện tử thụ động Thales RBE2, có khả năng phát hiện và theo dõi sớm nhiều mục tiêu trên không, theo dõi địa hình và lập bản đồ mặt đất có độ phân giải cao.Mặt khác hệ thống đẩy được cung cấp bởi hai động cơ phản lực cánh quạt M88-2, thiết kế với độ tin cậy cao đồng có chi phí vận hành thấp. Vũ khí mang theo của Rafale bao gồm tên lửa không đối không MICA, vũ khí không đối đất AASM, tên lửa SCALP, tên lửa chống hạm EXOCET và một khẩu pháo ổ quay cỡ nòng 30 mm. Điều này cho phép Rafale thực hiện nhiều vai trò chiến đấu khác nhau cùng một lúc.Thông tin về sự hợp tác giữa Arab Saudi và Dassault Aviation là hoàn toàn có cơ sở. Cụ thể, vào hồi tháng 10 năm ngoái, theo nguồn tin từ hai toà soạn La Tribune và Europe 1, Riyadh đã trình yêu cầu về hợp đồng mua 54 máy bay Rafale lên Dassault Aviation.Sự kiện này diễn ra sau cuộc họp vào tháng 9/2023 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu và người đồng cấp Saudi Khalid bin Salman, tập trung thảo luận về "các cơ hội hợp tác và phối hợp quân sự chung" cũng như các cách để củng cố và phát triển các mối quan hệ này.Ở một chiều hướng khác, vào hồi tháng 1/2024, Đức tuyên bố sẽ dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với vũ khí dành cho Arab Saudi, có khả năng cho phép Vương quốc Anh bán Eurofighters cho quốc gia này.Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh, "vai trò xây dựng" của Riyadh trong cuộc khủng hoảng Trung Đông đang diễn ra là một yếu tố chính đưa đến quyết định này.Thực tế cho thấy, các cuộc thảo luận giữa chính quyền Arab Saudi và Pháp liên tiếp gia tăng trong những tháng gần đây, khẳng định quốc gia này thực sự quan tâm đến Rafale.Hơn thế, vào ngày 30/7, Bộ Quốc phòng Arab Saudi đã đăng một thông điệp trên mạng xã hội X đề cập đến "các cơ hội hợp tác đầy hứa hẹn trong ngành công nghiệp quân sự", đồng thời thảo luận về chuyển giao công nghệ và các sáng kiến nghiên cứu, phát triển trong khuôn khổ dự án "Tầm nhìn 2030", nhằm phát triển năng lực công nghiệp quốc phòng của vương quốc.Sự tiến triển của tình hình này là dấu hiệu tốt cho sự tăng cường đáng kể năng lực trên không của Arab Saudi, đồng thời là dấu mốc cho sự tăng cường hợp tác quân sự và công nghiệp với Pháp.
Hãng sản xuất máy bay Dassault Aviation và Arab Saudi đang có những động thái tích cực nhằm hướng tới một thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Rafale. Nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi, thì sự kiện này sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với tập đoàn máy bay của Pháp, vốn đã từng rất nỗ lực để thiết lập sự hiện diện tại quốc gia này. Ảnh: Wikipedia.
Arab Saudi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua máy bay chiến đấu mới, tiêu biểu như Đức đã chặn bán 48 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon và Nhật Bản từ chối Arab Saudi tham gia "Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu". Chính vì vậy mà quốc gia này đã phải tìm đến Pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về phòng thủ trên không của mình. Ảnh: Defense News.
Rafale là máy bay chiến đấu đa chức năng, hai động cơ, cánh tam giác, được sản xuất tại Pháp bởi Tập đoàn Dassault Aviation. Rafale chính thức được đưa vào sản xuất từ tháng 12/1992, nhưng chương trình đã bị đình chỉ do những bất ổn về chính trị và kinh tế thời điểm đó. Ảnh: The Indian Express.
Đến tháng 01/1997, dây chuyền sản xuất được thiết lập lại sau một thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng Pháp và Dassault Aviation. Rafale đi vào hoạt động từ năm 2000, chiếc máy bay được biên chế cho Không quân và Hải quân Pháp sử dụng trên tàu sân bay. Ảnh: Eur Asian Time.
Cho đến nay, đã có 164 chiếc Rafale được chế tạo, với nhiều kiểu máy bay khác nhau, bao gồm phiên bản Rafale B (hai chỗ ngồi cho Không quân), Rafale C (một chỗ ngồi cho Không quân) và Rafale M (phiên bản Hải quân). Ảnh: Eur Asian Time.
Rafale tự hào với những thông số kỹ thuật hiện đại cùng khả năng chiến đấu linh hoạt, máy bay được trang bị những thiết bị điện tử hàng không tiên tiến cùng hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA, cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất chống lại các mối đe dọa trên không và trên mặt đất.
Không những vậy máy bay còn được trang bị radar đa chế độ quét điện tử thụ động Thales RBE2, có khả năng phát hiện và theo dõi sớm nhiều mục tiêu trên không, theo dõi địa hình và lập bản đồ mặt đất có độ phân giải cao.
Mặt khác hệ thống đẩy được cung cấp bởi hai động cơ phản lực cánh quạt M88-2, thiết kế với độ tin cậy cao đồng có chi phí vận hành thấp. Vũ khí mang theo của Rafale bao gồm tên lửa không đối không MICA, vũ khí không đối đất AASM, tên lửa SCALP, tên lửa chống hạm EXOCET và một khẩu pháo ổ quay cỡ nòng 30 mm. Điều này cho phép Rafale thực hiện nhiều vai trò chiến đấu khác nhau cùng một lúc.
Thông tin về sự hợp tác giữa Arab Saudi và Dassault Aviation là hoàn toàn có cơ sở. Cụ thể, vào hồi tháng 10 năm ngoái, theo nguồn tin từ hai toà soạn La Tribune và Europe 1, Riyadh đã trình yêu cầu về hợp đồng mua 54 máy bay Rafale lên Dassault Aviation.
Sự kiện này diễn ra sau cuộc họp vào tháng 9/2023 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu và người đồng cấp Saudi Khalid bin Salman, tập trung thảo luận về "các cơ hội hợp tác và phối hợp quân sự chung" cũng như các cách để củng cố và phát triển các mối quan hệ này.
Ở một chiều hướng khác, vào hồi tháng 1/2024, Đức tuyên bố sẽ dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với vũ khí dành cho Arab Saudi, có khả năng cho phép Vương quốc Anh bán Eurofighters cho quốc gia này.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh, "vai trò xây dựng" của Riyadh trong cuộc khủng hoảng Trung Đông đang diễn ra là một yếu tố chính đưa đến quyết định này.
Thực tế cho thấy, các cuộc thảo luận giữa chính quyền Arab Saudi và Pháp liên tiếp gia tăng trong những tháng gần đây, khẳng định quốc gia này thực sự quan tâm đến Rafale.
Hơn thế, vào ngày 30/7, Bộ Quốc phòng Arab Saudi đã đăng một thông điệp trên mạng xã hội X đề cập đến "các cơ hội hợp tác đầy hứa hẹn trong ngành công nghiệp quân sự", đồng thời thảo luận về chuyển giao công nghệ và các sáng kiến nghiên cứu, phát triển trong khuôn khổ dự án "Tầm nhìn 2030", nhằm phát triển năng lực công nghiệp quốc phòng của vương quốc.
Sự tiến triển của tình hình này là dấu hiệu tốt cho sự tăng cường đáng kể năng lực trên không của Arab Saudi, đồng thời là dấu mốc cho sự tăng cường hợp tác quân sự và công nghiệp với Pháp.