Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) mới đây đã giới thiệu chính thức về dự án tiêm kích tàng hình nội địa mang tên AMCA của nước này.Chương trình tham vọng trên được đặt ra sau khi New Delhi chính thức rút khỏi dự án liên doanh chế tạo chiến đấu cơ thế hệ năm FGFA hợp tác cùng với Nga.Dự kiến nguyên mẫu tiêm kích tàng hình AMCA sẽ được chính thức ra mắt trước khi kết thúc thập kỷ tiếp theo và phải thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2032.Đặc điểm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Ấn Độ chưa được tiết lộ chi tiết, nhưng đây sẽ là một chiếc tiêm kích 2 động cơ sử dụng công nghệ tàng hình, tốc độ bay siêu thanh và khả năng cơ động siêu hạng.Ngoài ra chiếc tiêm kích tàng hình này còn được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi và radar với dải ăng ten mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tiên tiến.Chiếc chiến đấu cơ trên trong giai đoạn đầu sẽ vẫn đi theo con đường cũ của vũ khí Ấn Độ, tức là bên trong nó có nhiều linh kiện do nước ngoài cung cấp, rồi sau đó mới được New Delhi nội địa hóa.Mọi vấn đề với thiết bị gần như đã được New Delhi xử lý xong, chỉ còn rào cản khó vượt qua nhất là tìm kiếm cho chiếc tiêm kích trên một động cơ phù hợp và phải "đúng chuẩn thế hệ 5".Cần lưu ý rằng trước đây có nhận định cho rằng Ấn Độ sẽ đi theo con đường J-20 của Trung Quốc, tức là tạm thời mua động cơ Nga đang dùng cho Su-57 để tích hợp lên máy bay AMCA.Nhưng phương án trên không được Ấn Độ phê duyệt, New Delhi đánh giá động cơ AL-41F1S mặc dù giúp phi cơ có độ cơ động cao nhưng lực đẩy không đủ để bay siêu âm toàn hành trình.Bên cạnh đó, AL-41F1S hoàn toàn không có khả năng che giấu tín hiệu hồng ngoại, với mức độ bộc lộ quá cao thì máy bay sẽ trở thành mồi ngon cho thiết bị trinh sát quang điện tử.Lựa chọn lắp đặt động cơ Izdeliye 30 cũng tỏ ra bất khả thi khi "trái tim" mới của Su-57 vẫn còn đầy lỗi kỹ thuật và chưa biết đến bao giờ mới hoàn thiện, Ấn Độ cho rằng thiết bị này thậm chí đã lạc hậu từ khi chưa ra đời.Do vậy mới đây DRDO đã thông báo hai phi đội AMCA đầu tiên sẽ lắp động cơ GE 414 của và họ bắt đầu quá trình song song để xây dựng một nhà máy sản xuất động cơ máy bay với sự hợp tác của nước ngoài.Đây là đòn giáng mạnh vào Nga bởi Moskva vẫn hy vọng rằng Ấn Độ sau khi loại bỏ chương trình liên doanh FGFA thì vẫn phải phụ thuộc vào họ trong việc phát triển tiêm kích thế hệ 5.Trước quyết định của Ấn Độ, trong nội bộ nước Nga đã có tiếng nói cần phải dành cho đối tác nhiều ưu đãi hơn, tuy nhiên mọi việc có vẻ như đã quá muộn, nhất là khi New Delhi tuyên bố cảm thấy bị chèn ép khi thực hiện dự án FGFA.
Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) mới đây đã giới thiệu chính thức về dự án tiêm kích tàng hình nội địa mang tên AMCA của nước này.
Chương trình tham vọng trên được đặt ra sau khi New Delhi chính thức rút khỏi dự án liên doanh chế tạo chiến đấu cơ thế hệ năm FGFA hợp tác cùng với Nga.
Dự kiến nguyên mẫu tiêm kích tàng hình AMCA sẽ được chính thức ra mắt trước khi kết thúc thập kỷ tiếp theo và phải thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2032.
Đặc điểm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Ấn Độ chưa được tiết lộ chi tiết, nhưng đây sẽ là một chiếc tiêm kích 2 động cơ sử dụng công nghệ tàng hình, tốc độ bay siêu thanh và khả năng cơ động siêu hạng.
Ngoài ra chiếc tiêm kích tàng hình này còn được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi và radar với dải ăng ten mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tiên tiến.
Chiếc chiến đấu cơ trên trong giai đoạn đầu sẽ vẫn đi theo con đường cũ của vũ khí Ấn Độ, tức là bên trong nó có nhiều linh kiện do nước ngoài cung cấp, rồi sau đó mới được New Delhi nội địa hóa.
Mọi vấn đề với thiết bị gần như đã được New Delhi xử lý xong, chỉ còn rào cản khó vượt qua nhất là tìm kiếm cho chiếc tiêm kích trên một động cơ phù hợp và phải "đúng chuẩn thế hệ 5".
Cần lưu ý rằng trước đây có nhận định cho rằng Ấn Độ sẽ đi theo con đường J-20 của Trung Quốc, tức là tạm thời mua động cơ Nga đang dùng cho Su-57 để tích hợp lên máy bay AMCA.
Nhưng phương án trên không được Ấn Độ phê duyệt, New Delhi đánh giá động cơ AL-41F1S mặc dù giúp phi cơ có độ cơ động cao nhưng lực đẩy không đủ để bay siêu âm toàn hành trình.
Bên cạnh đó, AL-41F1S hoàn toàn không có khả năng che giấu tín hiệu hồng ngoại, với mức độ bộc lộ quá cao thì máy bay sẽ trở thành mồi ngon cho thiết bị trinh sát quang điện tử.
Lựa chọn lắp đặt động cơ Izdeliye 30 cũng tỏ ra bất khả thi khi "trái tim" mới của Su-57 vẫn còn đầy lỗi kỹ thuật và chưa biết đến bao giờ mới hoàn thiện, Ấn Độ cho rằng thiết bị này thậm chí đã lạc hậu từ khi chưa ra đời.
Do vậy mới đây DRDO đã thông báo hai phi đội AMCA đầu tiên sẽ lắp động cơ GE 414 của và họ bắt đầu quá trình song song để xây dựng một nhà máy sản xuất động cơ máy bay với sự hợp tác của nước ngoài.
Đây là đòn giáng mạnh vào Nga bởi Moskva vẫn hy vọng rằng Ấn Độ sau khi loại bỏ chương trình liên doanh FGFA thì vẫn phải phụ thuộc vào họ trong việc phát triển tiêm kích thế hệ 5.
Trước quyết định của Ấn Độ, trong nội bộ nước Nga đã có tiếng nói cần phải dành cho đối tác nhiều ưu đãi hơn, tuy nhiên mọi việc có vẻ như đã quá muộn, nhất là khi New Delhi tuyên bố cảm thấy bị chèn ép khi thực hiện dự án FGFA.