Đây được xem là dấu chấm hết không chỉ đối với chương trình liên doanh hợp tác chế tạo tiêm kích tàng hình FGFA (phiên bản hai chỗ ngồi của Su-57) mà còn đóng lại cánh cửa cho triển vọng nhập khẩu nguyên chiếc Su-57 trong tương lai.Trang Avia thông tin thêm, theo báo cáo từ phương tiện truyền thông, sự phát triển của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mang mã AMCA đã được tiến hành tại Ấn Độ vào năm 2009 và kéo dài tới giai đoạn 2014 - 2015.Dự kiến nguyên mẫu tiêm kích tàng hình AMCA sẽ ra mắt trước khi kết thúc thập kỷ tiếp theo và phải thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2032.Đặc điểm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Ấn Độ chưa được tiết lộ chi tiết, nhưng đây sẽ là một chiếc tiêm kích 2 động cơ sử dụng công nghệ tàng hình, tốc độ bay siêu thanh và khả năng cơ động siêu hạng.Máy bay sẽ được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi và radar với dải ăng ten mảng pha quét điện tử chủ động (AESA).Tuy nhiên các nhà phân tích độc lập rất hoài nghi về khả năng một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sẽ phục vụ trong không quân Ấn Độ không sớm hơn năm 2040, khi các dự án quốc phòng của New Delhi thường bị kéo dài và đội vốn.Ấn Độ không có kinh nghiệm trong việc phát triển của máy bay quân sự. Ngay cả đến năm 2040, đất nước này khó có khả năng đưa vào trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5 nội địa như Nga, Trung Quốc.Trong khi tại thời điểm đó, nước đi đầu là Mỹ thậm chí sẽ có tiêm kích thế hệ thứ 6, chuyên gia phân tích của Avia cho biết.Mặc dù vậy, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển của Bộ Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đảm bảo rằng máy bay chiến đấu tàng hình AMCA sẽ không phải chịu số phận như dự án tiêm kích hạng nhẹ LCA Tejas đầy tai tiếng.Sở dĩ Ấn Độ có quyền tự tin đối với dự án nghiên cứu chế tạo chiến đấu cơ tàng hình AMCA là do vấn đề khó khăn nhất liên quan đến động cơ đã được giải quyết.New Delhi lựa chọn trang bị cho AMCA Mark I loại động cơ có giá cả phải chăng do nhà sản xuất General Dynamics của Mỹ chế tạo, cung cấp lực đẩy 98 kN.Trong giai đoạn chờ chiếc AMCA hoàn thiện, khả năng rất cao là Ấn Độ sẽ mua sắm tiêm kích tàng hình F-35 Lighting II của Mỹ để lấp chỗ trống.New Delhi có thể sẽ lựa chọn cả hai phiên bản cất hạ cánh thông thường F-35A và cất cánh đường băng ngắn - hạ cánh thẳng đứng F-35B để bố trí trên tàu sân bay.Nếu Nga muốn Ấn Độ thay đổi ý định của mình thì Moskva sẽ phải nhanh chóng hoàn thiện động cơ Izdeliye 30 được thiết kế cho tiêm kích Su-57, đi kèm với nhiều điều khoản hấp dẫn như chuyển giao công nghệ để New Delhi tự sản xuất tại chỗ.Nhưng rất khó cho Nga khi Ấn Độ đã có ấn tượng quá xấu về dự án liên doanh FGFA mà họ vốn coi là “cú lừa thế kỷ”, khi máy bay thua xa những gì vẫn quảng cáo, trong khi giá thành tăng vọt và Moskva còn không nghiêm chỉnh bàn giao công nghệ cho New Delhi.
Đây được xem là dấu chấm hết không chỉ đối với chương trình liên doanh hợp tác chế tạo tiêm kích tàng hình FGFA (phiên bản hai chỗ ngồi của Su-57) mà còn đóng lại cánh cửa cho triển vọng nhập khẩu nguyên chiếc Su-57 trong tương lai.
Trang Avia thông tin thêm, theo báo cáo từ phương tiện truyền thông, sự phát triển của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mang mã AMCA đã được tiến hành tại Ấn Độ vào năm 2009 và kéo dài tới giai đoạn 2014 - 2015.
Dự kiến nguyên mẫu tiêm kích tàng hình AMCA sẽ ra mắt trước khi kết thúc thập kỷ tiếp theo và phải thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2032.
Đặc điểm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Ấn Độ chưa được tiết lộ chi tiết, nhưng đây sẽ là một chiếc tiêm kích 2 động cơ sử dụng công nghệ tàng hình, tốc độ bay siêu thanh và khả năng cơ động siêu hạng.
Máy bay sẽ được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi và radar với dải ăng ten mảng pha quét điện tử chủ động (AESA).
Tuy nhiên các nhà phân tích độc lập rất hoài nghi về khả năng một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sẽ phục vụ trong không quân Ấn Độ không sớm hơn năm 2040, khi các dự án quốc phòng của New Delhi thường bị kéo dài và đội vốn.
Ấn Độ không có kinh nghiệm trong việc phát triển của máy bay quân sự. Ngay cả đến năm 2040, đất nước này khó có khả năng đưa vào trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5 nội địa như Nga, Trung Quốc.
Trong khi tại thời điểm đó, nước đi đầu là Mỹ thậm chí sẽ có tiêm kích thế hệ thứ 6, chuyên gia phân tích của Avia cho biết.
Mặc dù vậy, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển của Bộ Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đảm bảo rằng máy bay chiến đấu tàng hình AMCA sẽ không phải chịu số phận như dự án tiêm kích hạng nhẹ LCA Tejas đầy tai tiếng.
Sở dĩ Ấn Độ có quyền tự tin đối với dự án nghiên cứu chế tạo chiến đấu cơ tàng hình AMCA là do vấn đề khó khăn nhất liên quan đến động cơ đã được giải quyết.
New Delhi lựa chọn trang bị cho AMCA Mark I loại động cơ có giá cả phải chăng do nhà sản xuất General Dynamics của Mỹ chế tạo, cung cấp lực đẩy 98 kN.
Trong giai đoạn chờ chiếc AMCA hoàn thiện, khả năng rất cao là Ấn Độ sẽ mua sắm tiêm kích tàng hình F-35 Lighting II của Mỹ để lấp chỗ trống.
New Delhi có thể sẽ lựa chọn cả hai phiên bản cất hạ cánh thông thường F-35A và cất cánh đường băng ngắn - hạ cánh thẳng đứng F-35B để bố trí trên tàu sân bay.
Nếu Nga muốn Ấn Độ thay đổi ý định của mình thì Moskva sẽ phải nhanh chóng hoàn thiện động cơ Izdeliye 30 được thiết kế cho tiêm kích Su-57, đi kèm với nhiều điều khoản hấp dẫn như chuyển giao công nghệ để New Delhi tự sản xuất tại chỗ.
Nhưng rất khó cho Nga khi Ấn Độ đã có ấn tượng quá xấu về dự án liên doanh FGFA mà họ vốn coi là “cú lừa thế kỷ”, khi máy bay thua xa những gì vẫn quảng cáo, trong khi giá thành tăng vọt và Moskva còn không nghiêm chỉnh bàn giao công nghệ cho New Delhi.