Việc một cường quốc quân sự có quân số hơn 1 triệu, sở hữu trong tay hàng ngàn xe tăng thiết giáp, trọng pháo và pháo phản lực phóng loạt, hàng trăm máy bay tàu chiến và lại có nền công nghiệp quốc phòng đáng nể như Triều Tiên lại bị Global Firepower xếp ở vị trí thứ 28 - sau nhiều quốc gia có thực lực không sánh bằng.Quân đội Triều Tiên gồm năm bộ phận: Lục quân, Hải quân, Không quân, Tên lửa đạn đạo và Lực lượng Tác chiến đặc biệt. Đây được xem là một trong những lực lượng quân đội đông nhất trên thế giới, đứng thứ 4 trên thế giới về quân số, với khoảng 1,1 triệu người trong lực lượng chính quy. Lực lượng này cũng có một lực lượng dự bị khoảng 8 triệu người.Hiện tại, kho vũ khí của Triều Tiên phần lớn là các vũ khí từ thập niên 1970-1980, tuy nhiên, để chống lại chiến tranh công nghệ cao của Mỹ, Triều Tiên đã đầu tư nghiên cứu các loại vũ khí công nghệ cao và phát triển kỹ thuật đánh lạc hướng điện tử như thiết bị làm nhiễu, sơn tàng hình, tàu ngầm nhỏ, vũ khí sinh học, hệ thống laser chống người,...Xét về khí tài, trang bị thì có thể nhận thấy Triều Tiên có lực lượng không quân với số lượng máy bay tương đối nhiều, nhưng các phi đội bay của nước này lại không được bổ sung mới thường xuyên. Các máy bay chiến đấu chủ lực của Triều Tiên có tuổi thọ cao, chủ yếu là MiG-17, MiG-21 được sản xuất từ những năm 70-80 của thế kỉ trước và lạc hậu về công nghệ.Tương tự như vậy, mặc dù hạm đội tàu mặt nước cũng như tàu ngầm của Triều Tiên có số lượng lớn nhưng khả năng sẵn sàng chiến đấu lại rất hạn chế, mức độ hiện đại của khí tài cũng không khả quan hơn vì những tàu nổi hay tàu ngầm nước này vẫn đang dùng công nghệ thập niên 1950 - 1960.Tuy nhiên chừng đó có vẻ như vẫn chưa đủ thuyết phục để lý giải vì sao Global Firepower lại xếp hạng Triều Tiên xếp sau. Để lý giải rõ thì cần nắm vững cách tính của Global Firepower, họ xây dựng điểm dựa trên 50 thông số có ý nghĩa quyết định đến khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường.Những yếu tố đó bao gồm tài nguyên, tài chính, sức mạnh Hải - Lục - Không quân, hậu cần, dân số. Triều Tiên mặc dù có quy mô quân đội rất lớn nhưng họ không được đánh giá cao về khả năng duy trì lâu dài trong một cuộc chiến cường độ cao. Khó khăn lớn nhất của Triều Tiên chính là lương thực, khi tham chiến dài ngày thì mọi nguồn lực phải dồn cho quân đội, lực lượng sản xuất sẽ bị thiếu hụt, càng khoét sâu thêm vấn đề nhức nhối đối với Bình Nhưỡng trong nhiều năm qua.Tiếp theo là lượng nhiên liệu đủ để duy trì các hoạt động quân sự, Bình Nhưỡng chủ yếu nhận viện trợ theo đường Trung Quốc, khả năng tự lực của họ cực kỳ hạn chế, trong một cuộc chiến dài ngày thì xe tăng, máy bay, tàu chiến dễ bị mất sức chiến đấu vì thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Tình hình tài chính của Triều Tiên cũng không dư dả gì, họ lại phải chịu nhiều lệnh cấm vận khiến cho việc nhập khẩu lương thực hay nhiên liệu nhằm duy trì cuộc chiến cho tới lúc thắng lợi là điều không thể.Vấn đề quân nhu và hậu cần cũng là một mối quan tâm khác. Thiết bị triển khai hạng nặng của hải quân và không quân luôn đòi hỏi bảo trì kéo dài, đặc biệt tại những địa hình gồ ghề như bán đảo Triều Tiên.Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ước tính nguồn lực chiến tranh của Triều Tiên, hầu hết dưới lòng đất, chỉ kéo dài được từ 2-3 tháng. Cơ hội duy nhất để Triều Tiên giành chiến thắng bất kỳ cuộc chiến nào là khả năng Triều Tiên kết thúc nhanh đến đâu.Tuy nhiên, điểm mạnh nhất của Triều Tiên đó là quốc gia này có khả năng tự chủ nhiều loại vũ khí hiện đại, trong đó có cả các loại vũ khí chiến lược. Trong trường hợp khẩn cấp, toàn bộ ngành công nghiệp Triều Tiên có thể được chuyển sang phục vụ quốc phòng, và có khả năng tự sản xuất từ vũ khí bộ binh cho tới xe tăng, thiết giáp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc một cường quốc quân sự có quân số hơn 1 triệu, sở hữu trong tay hàng ngàn xe tăng thiết giáp, trọng pháo và pháo phản lực phóng loạt, hàng trăm máy bay tàu chiến và lại có nền công nghiệp quốc phòng đáng nể như Triều Tiên lại bị Global Firepower xếp ở vị trí thứ 28 - sau nhiều quốc gia có thực lực không sánh bằng.
Quân đội Triều Tiên gồm năm bộ phận: Lục quân, Hải quân, Không quân, Tên lửa đạn đạo và Lực lượng Tác chiến đặc biệt. Đây được xem là một trong những lực lượng quân đội đông nhất trên thế giới, đứng thứ 4 trên thế giới về quân số, với khoảng 1,1 triệu người trong lực lượng chính quy. Lực lượng này cũng có một lực lượng dự bị khoảng 8 triệu người.
Hiện tại, kho vũ khí của Triều Tiên phần lớn là các vũ khí từ thập niên 1970-1980, tuy nhiên, để chống lại chiến tranh công nghệ cao của Mỹ, Triều Tiên đã đầu tư nghiên cứu các loại vũ khí công nghệ cao và phát triển kỹ thuật đánh lạc hướng điện tử như thiết bị làm nhiễu, sơn tàng hình, tàu ngầm nhỏ, vũ khí sinh học, hệ thống laser chống người,...
Xét về khí tài, trang bị thì có thể nhận thấy Triều Tiên có lực lượng không quân với số lượng máy bay tương đối nhiều, nhưng các phi đội bay của nước này lại không được bổ sung mới thường xuyên. Các máy bay chiến đấu chủ lực của Triều Tiên có tuổi thọ cao, chủ yếu là MiG-17, MiG-21 được sản xuất từ những năm 70-80 của thế kỉ trước và lạc hậu về công nghệ.
Tương tự như vậy, mặc dù hạm đội tàu mặt nước cũng như tàu ngầm của Triều Tiên có số lượng lớn nhưng khả năng sẵn sàng chiến đấu lại rất hạn chế, mức độ hiện đại của khí tài cũng không khả quan hơn vì những tàu nổi hay tàu ngầm nước này vẫn đang dùng công nghệ thập niên 1950 - 1960.
Tuy nhiên chừng đó có vẻ như vẫn chưa đủ thuyết phục để lý giải vì sao Global Firepower lại xếp hạng Triều Tiên xếp sau. Để lý giải rõ thì cần nắm vững cách tính của Global Firepower, họ xây dựng điểm dựa trên 50 thông số có ý nghĩa quyết định đến khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường.
Những yếu tố đó bao gồm tài nguyên, tài chính, sức mạnh Hải - Lục - Không quân, hậu cần, dân số. Triều Tiên mặc dù có quy mô quân đội rất lớn nhưng họ không được đánh giá cao về khả năng duy trì lâu dài trong một cuộc chiến cường độ cao.
Khó khăn lớn nhất của Triều Tiên chính là lương thực, khi tham chiến dài ngày thì mọi nguồn lực phải dồn cho quân đội, lực lượng sản xuất sẽ bị thiếu hụt, càng khoét sâu thêm vấn đề nhức nhối đối với Bình Nhưỡng trong nhiều năm qua.
Tiếp theo là lượng nhiên liệu đủ để duy trì các hoạt động quân sự, Bình Nhưỡng chủ yếu nhận viện trợ theo đường Trung Quốc, khả năng tự lực của họ cực kỳ hạn chế, trong một cuộc chiến dài ngày thì xe tăng, máy bay, tàu chiến dễ bị mất sức chiến đấu vì thiếu hụt năng lượng trầm trọng.
Tình hình tài chính của Triều Tiên cũng không dư dả gì, họ lại phải chịu nhiều lệnh cấm vận khiến cho việc nhập khẩu lương thực hay nhiên liệu nhằm duy trì cuộc chiến cho tới lúc thắng lợi là điều không thể.
Vấn đề quân nhu và hậu cần cũng là một mối quan tâm khác. Thiết bị triển khai hạng nặng của hải quân và không quân luôn đòi hỏi bảo trì kéo dài, đặc biệt tại những địa hình gồ ghề như bán đảo Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ước tính nguồn lực chiến tranh của Triều Tiên, hầu hết dưới lòng đất, chỉ kéo dài được từ 2-3 tháng. Cơ hội duy nhất để Triều Tiên giành chiến thắng bất kỳ cuộc chiến nào là khả năng Triều Tiên kết thúc nhanh đến đâu.
Tuy nhiên, điểm mạnh nhất của Triều Tiên đó là quốc gia này có khả năng tự chủ nhiều loại vũ khí hiện đại, trong đó có cả các loại vũ khí chiến lược. Trong trường hợp khẩn cấp, toàn bộ ngành công nghiệp Triều Tiên có thể được chuyển sang phục vụ quốc phòng, và có khả năng tự sản xuất từ vũ khí bộ binh cho tới xe tăng, thiết giáp. Nguồn ảnh: Pinterest.