Ngân sách quốc phòng của Triều Tiên hiện chiếm đến 23% GDP của nước này, cho đến nay vẫn là tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các khoản chi quân sự khổng lồ của Triều Tiên nhằm duy trì đội quân thường trực lớn thứ tư trên thế giới. Ảnh: Quân đội Triều Tiên duyệt binh - Nguồn: Wikipedia.Hiện nay quân chủng Lục quân là lực lượng chủ yếu và là xương sống sức mạnh của Quân đội CHDCND Triều Tiên; nếu một cuộc chiến tranh quy ước xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, đây sẽ là lực lượng tham chiến chủ yếu. Ảnh: Lục quân Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.Trong những năm sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) có quy mô nhỏ hơn của Hàn Quốc, nhưng được trang bị tốt hơn và hiện đại hóa theo cấp số nhân so với Hàn Quốc. Ảnh: Lục quân Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.Nhưng tất cả những điều trên đã bị đảo lộn, do việc quân sự hóa của các nhà lãnh đạo Triều Tiên; khủng hoảng nền kinh tế do cấm vận kéo dài và nhà viện trợ chính là Liên Xô bị sụp đổ. Ảnh: Lục quân Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.Nhìn kỹ hơn vào lực lượng lục quân hiện tại của Triều Tiên, đã vẽ nên bức tranh về một quân đội đông về quân số, nhưng lạc hậu về trang bị và thiếu hụt hậu cần nghiêm trọng. Ảnh: Lục quân Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.Mặc dù được bảo mật chặt chẽ, nhưng tình báo Mỹ và Hàn Quốc cũng dựng lên được tổ chức, biên chế, trang bị hiện nay của KPA; trong đó gồm khoảng từ 1,2 đến 1,3 triệu binh sĩ tại ngũ và khoảng 6 triệu quân dự bị; 6.000 xe tăng, 15.000 khẩu pháo (và khả năng nhiều hơn nữa); 6.500 - 10.000 xe bọc thép, dưới 300 trực thăng quân sự và 2.100 bệ phóng tên lửa. Ảnh: Pháo binh Quân đội Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.Thoạt nhìn những con số này, dường như đưa KPA vào cuộc tranh cử cho một trong những đội quân mạnh nhất thế giới; trong hầu hết các hạng mục, Triều Tiên tự hào có số lượng đơn vị vũ trang gần gấp đôi Hàn Quốc. Nhưng những con số tuyệt đối của KPA lại tin vào một thực tế hoàn toàn khác: phần lớn thiết bị KPA đã lạc hậu, khó đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến hiện đại. Ảnh: Quân đội Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.Ví dụ, lực lượng xe tăng của KPA chủ yếu là loại T-54/55, T-62 của Liên Xô, đều có tuổi đời trên 50 năm; ngay cả loại xe tăng Bão Phong Hổ mới nhất, do Triều Tiên tự chế tạo, thì không thể so sánh được với các loại xe tăng K-1 và K-2 mới và hiện đại hơn của Hàn Quốc. Ảnh: Xe tăng Bão Phong Hổ - Nguồn: Wikipedia.Điều tương tự cũng thể hiện về lực lượng pháo binh của KPA. Pháo lựu 122 M-30 và D-20 của Triều Tiên là những mẫu pháo do Liên Xô chế tạo từ thập niên 1950, có tầm bắn và sức cơ động thấp; niềm hy vọng là pháo tầm xa Kosan 170 mm, nhưng tốc độ bắn chậm, dễ bị phản pháo. Ảnh: Pháo tầm xa Kosan 170 mm - Nguồn: Wikipedia.Với những vũ khí hiện đại như các phương tiện chiến đấu bọc thép và trực thăng tấn công, Hàn Quốc chiếm ưu thế về cả chất lượng lẫn số lượng; hiện nay quân đội Hàn Quốc có tới 700 máy bay trực thăng đang hoạt động trong quân đội. Ảnh: Trực thăng vũ trang Apache của Hàn Quốc - Nguồn: Wikipedia.Ngay cả sự vượt trội về số lượng nhân sự của KPA cũng không tạo thành lợi thế cơ bản; trong những năm qua, do cấm vận ngặt nghèo của Mỹ và thiên tai xảy ra thường xuyên, nên quân đội Triều Tiên cũng phải chịu cảnh thiếu lương thực, suy dinh dưỡng; một bộ phận lớn Quân đội Triều Tiên vẫn phải tăng gia, tự túc lương thực, ảnh hưởng lớn đến thời gian huấn luyện. Quân đội Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.Tình trạng thiếu thốn của không quân và hải quân cũng diễn ra tương tự như lục quân, mặc dù 2 quân chủng này được ưu tiên hơn về cơ sở vật chất cũng như lương thực thực phẩm; theo tính toán của các chuyên gia quân sự, nếu một cuộc chiến nổ ra giữa hai miền, Quân đội Triều Tiên chưa chắc giành thắng lợi trong cuộc chiến với Quân đội Hàn Quốc. Pháo binh Triều Tiên diễn tập - Nguồn: Wikipedia.Các phương án phòng thủ thông thường của Bình Nhưỡng không mang lại lợi thế quân sự đáng kể. Các tổ hợp công nghiệp-quân sự cồng kềnh và ngày càng kém hiệu quả do thiếu nguồn lực và không tiếp cận được với công nghệ tiên tiến của thế giới, do vậy khó có khả năng cung cấp cho Quân đội Triều Tiên những vũ khí hiện đại. Xe tăng Bão Phong Hổ của Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên theo đánh giá, điểm mạnh của Quân đội Triều Tiên chính là kỷ luật chặt chẽ, tinh thần chiến đấu cao; cùng với đó là Triều Tiên phát triển mạnh các lực lượng đặc biệt. Chỉ trong trường hợp diễn ra cuộc kháng chiến lâu dài, Quân đội Triều Tiên mới có thể phát huy được sức mạnh và lợi thế của họ. Ảnh: Lực lượng đặc biệt của Quân đội Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia. Video Lễ duyệt binh hoành tráng tại Triều Tiên - Nguồn: VTV24
Ngân sách quốc phòng của Triều Tiên hiện chiếm đến 23% GDP của nước này, cho đến nay vẫn là tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các khoản chi quân sự khổng lồ của Triều Tiên nhằm duy trì đội quân thường trực lớn thứ tư trên thế giới. Ảnh: Quân đội Triều Tiên duyệt binh - Nguồn: Wikipedia.
Hiện nay quân chủng Lục quân là lực lượng chủ yếu và là xương sống sức mạnh của Quân đội CHDCND Triều Tiên; nếu một cuộc chiến tranh quy ước xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, đây sẽ là lực lượng tham chiến chủ yếu. Ảnh: Lục quân Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Trong những năm sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) có quy mô nhỏ hơn của Hàn Quốc, nhưng được trang bị tốt hơn và hiện đại hóa theo cấp số nhân so với Hàn Quốc. Ảnh: Lục quân Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Nhưng tất cả những điều trên đã bị đảo lộn, do việc quân sự hóa của các nhà lãnh đạo Triều Tiên; khủng hoảng nền kinh tế do cấm vận kéo dài và nhà viện trợ chính là Liên Xô bị sụp đổ. Ảnh: Lục quân Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Nhìn kỹ hơn vào lực lượng lục quân hiện tại của Triều Tiên, đã vẽ nên bức tranh về một quân đội đông về quân số, nhưng lạc hậu về trang bị và thiếu hụt hậu cần nghiêm trọng. Ảnh: Lục quân Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù được bảo mật chặt chẽ, nhưng tình báo Mỹ và Hàn Quốc cũng dựng lên được tổ chức, biên chế, trang bị hiện nay của KPA; trong đó gồm khoảng từ 1,2 đến 1,3 triệu binh sĩ tại ngũ và khoảng 6 triệu quân dự bị; 6.000 xe tăng, 15.000 khẩu pháo (và khả năng nhiều hơn nữa); 6.500 - 10.000 xe bọc thép, dưới 300 trực thăng quân sự và 2.100 bệ phóng tên lửa. Ảnh: Pháo binh Quân đội Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Thoạt nhìn những con số này, dường như đưa KPA vào cuộc tranh cử cho một trong những đội quân mạnh nhất thế giới; trong hầu hết các hạng mục, Triều Tiên tự hào có số lượng đơn vị vũ trang gần gấp đôi Hàn Quốc. Nhưng những con số tuyệt đối của KPA lại tin vào một thực tế hoàn toàn khác: phần lớn thiết bị KPA đã lạc hậu, khó đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến hiện đại. Ảnh: Quân đội Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Ví dụ, lực lượng xe tăng của KPA chủ yếu là loại T-54/55, T-62 của Liên Xô, đều có tuổi đời trên 50 năm; ngay cả loại xe tăng Bão Phong Hổ mới nhất, do Triều Tiên tự chế tạo, thì không thể so sánh được với các loại xe tăng K-1 và K-2 mới và hiện đại hơn của Hàn Quốc. Ảnh: Xe tăng Bão Phong Hổ - Nguồn: Wikipedia.
Điều tương tự cũng thể hiện về lực lượng pháo binh của KPA. Pháo lựu 122 M-30 và D-20 của Triều Tiên là những mẫu pháo do Liên Xô chế tạo từ thập niên 1950, có tầm bắn và sức cơ động thấp; niềm hy vọng là pháo tầm xa Kosan 170 mm, nhưng tốc độ bắn chậm, dễ bị phản pháo. Ảnh: Pháo tầm xa Kosan 170 mm - Nguồn: Wikipedia.
Với những vũ khí hiện đại như các phương tiện chiến đấu bọc thép và trực thăng tấn công, Hàn Quốc chiếm ưu thế về cả chất lượng lẫn số lượng; hiện nay quân đội Hàn Quốc có tới 700 máy bay trực thăng đang hoạt động trong quân đội. Ảnh: Trực thăng vũ trang Apache của Hàn Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Ngay cả sự vượt trội về số lượng nhân sự của KPA cũng không tạo thành lợi thế cơ bản; trong những năm qua, do cấm vận ngặt nghèo của Mỹ và thiên tai xảy ra thường xuyên, nên quân đội Triều Tiên cũng phải chịu cảnh thiếu lương thực, suy dinh dưỡng; một bộ phận lớn Quân đội Triều Tiên vẫn phải tăng gia, tự túc lương thực, ảnh hưởng lớn đến thời gian huấn luyện. Quân đội Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Tình trạng thiếu thốn của không quân và hải quân cũng diễn ra tương tự như lục quân, mặc dù 2 quân chủng này được ưu tiên hơn về cơ sở vật chất cũng như lương thực thực phẩm; theo tính toán của các chuyên gia quân sự, nếu một cuộc chiến nổ ra giữa hai miền, Quân đội Triều Tiên chưa chắc giành thắng lợi trong cuộc chiến với Quân đội Hàn Quốc. Pháo binh Triều Tiên diễn tập - Nguồn: Wikipedia.
Các phương án phòng thủ thông thường của Bình Nhưỡng không mang lại lợi thế quân sự đáng kể. Các tổ hợp công nghiệp-quân sự cồng kềnh và ngày càng kém hiệu quả do thiếu nguồn lực và không tiếp cận được với công nghệ tiên tiến của thế giới, do vậy khó có khả năng cung cấp cho Quân đội Triều Tiên những vũ khí hiện đại. Xe tăng Bão Phong Hổ của Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên theo đánh giá, điểm mạnh của Quân đội Triều Tiên chính là kỷ luật chặt chẽ, tinh thần chiến đấu cao; cùng với đó là Triều Tiên phát triển mạnh các lực lượng đặc biệt. Chỉ trong trường hợp diễn ra cuộc kháng chiến lâu dài, Quân đội Triều Tiên mới có thể phát huy được sức mạnh và lợi thế của họ. Ảnh: Lực lượng đặc biệt của Quân đội Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Video Lễ duyệt binh hoành tráng tại Triều Tiên - Nguồn: VTV24