Là một bên tranh chấp trực tiếp trên biển Đông, Philippines đã sớm nhận thức cho mình rằng họ cần phải có một lực lượng tuần duyên phát triển. Đứng trước yêu cầu đó, Philippines đã tập trung đầu tư và đến nay cũng đã có một số vốn liếng đáng kể cho đội tàu chấp pháp trên biển của bản thân này.
Ảnh: Binh sĩ thuộc lực lượng tuần duyên Philippines.Xương sống của lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) là các tàu tuần tra thuộc lớp Parola. Philippines hiện đang sở hữu 10 tàu loại này.
Ảnh: Hai tàu tuần tra thuộc lớp Parola neo đậu tại cảng.Tàu do Nhật Bản thiết kế dựa trên lớp Bizan của tuần duyên Nhật Bản và đóng mới tại nhà máy Japan Marine United ở thành phố Yokohama. Về thông số kỹ thuật, tàu dài 44.5m, rộng 7.5m, mớn nước 4m, lượng giãn nước 321 tấn.
Ảnh: Tàu tuần duyên 4407 thuộc lớp Parola.Tàu được trang bị hai động cơ Diesel cho phép nó đạt vận tốc tối đa hơn 25 hải lý/h, tầm hoạt động 1.500 hải lý và thủy thủ đoàn 25 người. Vũ trang gồm vòi rồng áp suất cao, súng máy .50cal M2 Browning và LRAD.
Ảnh: Tàu tuần duyên 4402 thuộc lớp Parola.Ngoài ra, tuần duyên Philippines còn sử dụng 4 tàu tuần tra thuộc lớp San Juan. Đây là các tàu do công ty đóng tàu Fenix của Australia đóng mới cho Philippines trong giai đoạn từ 2000-2003.
Ảnh: Tàu tuần tra 003 thuộc lớp San Juan.Tàu dài 56m, rộng 10.5m, mớn nước 2.5m, lượng giãn nước 540 tấn. Tàu có tốc độ tối đa hơn 26 hải lý/h, tầm hoạt động tối đa 2000 hải lý với vận tốc kinh tế và 1000 hải lý với vận tốc tối đa, thủy thủ đoàn 37 người.
Ảnh: Tàu tuần tra 002 thuộc lớp San Juan.Tàu San Juan có sàn đáp có thể tiếp nhận trực thăng, trang bị vòi rồng áp suất cao và 2 súng máy hạng nặng .50 cal Browning để phòng thủ.
Ảnh: Tàu tuần tra 003 thuộc lớp San Juan trên biển.Mới đây, tàu tuần tra hiện đại nhất của Philippines vừa được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu OCEA ở Pháp. Việc đưa tàu tuần tra cỡ lớn đa năng này vào biên chế sẽ giúp tuần duyên Philippines (PCG) nâng cao khá đáng kể khả năng của mình trong việc tuần tra thực thi pháp luật tại những vùng biển xa và cứu hộ cứu nạn.
Ảnh: Tàu tuần duyên số hiệu 8301 mới của Philippines lúc sắp hạ thủy.Tàu có chiều dài 84m, tốc độ 22 hải lý/h, tầm hoạt động lên tới 8000 hải lý với vận tốc kinh tế 12 hải lý/h, thời gian hoạt động trên biển liên tục là 5 tuần. Thủy thủ đoàn gồm 40 người ngoài ra còn có thể chở thêm 26 hành khách và tiếp nhận một trực thăng nặng 5 tấn.
Ảnh: Tàu tuần tra đa năng mới của Philippines thử nghiệm trên biển.Thân tàu được làm từ hợp kim nhôm cho nó có một trọng lượng rất nhẹ, cộng với động cơ công suất lớn giúp tàu có thể đạt tốc độ cực cao, phù hợp với các tình huống yêu cầu tiếp cận mục tiêu nhanh chóng như cứu hộ cứu nạn trên biển. Đồng thời tàu có cả sàn đáp và hangar để có thể tiếp nhận trực thăng hỗ trợ trong những chuyến đi biển xa.
Ảnh: Tàu tuần tra mới trong quá trình thử nghiệm.Vừa qua, tuần duyên Philippines cũng đã cho ra mắt thiết kế tàu tuần tra đa năng mới của mình. Theo thiết kế thì tàu dài 94m, dựa trên thiết kế tàu tuần tra đa năng lớp Kunigami của tuần duyên Nhật Bản, với một số sửa đổi nhỏ. Tàu sẽ được đóng bằng vốn hỗ trợ ODA từ chính phủ Nhật Bản và có thể thực hiện trong thời gian tới đây.Có thể thấy rằng, dù cho đã có những nỗ lực rất lớn để nâng cao khả năng của mình, tuy nhiên các tàu tuần tra của Philippines chủ yếu vẫn là các tàu bé, có trọng lượng dưới 600 tấn cùng số lượng khá ít ỏi, vẫn chưa thể sánh được với hai lực lượng có "máu mặt" trên Biển Đông lúc này là Cảnh sát biển Việt Nam và Hải cảnh Trung Quốc. Rất có thể trong thời gian tới, Philippines sẽ tiếp tục củng cố khả năng của mình hơn nữa cho lực lượng tuần duyên. Video Thương vụ mua tàu chiến Hàn Quốc lắm nhiêu khê của quân đội Philippines
Là một bên tranh chấp trực tiếp trên biển Đông, Philippines đã sớm nhận thức cho mình rằng họ cần phải có một lực lượng tuần duyên phát triển. Đứng trước yêu cầu đó, Philippines đã tập trung đầu tư và đến nay cũng đã có một số vốn liếng đáng kể cho đội tàu chấp pháp trên biển của bản thân này.
Ảnh: Binh sĩ thuộc lực lượng tuần duyên Philippines.
Xương sống của lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) là các tàu tuần tra thuộc lớp Parola. Philippines hiện đang sở hữu 10 tàu loại này.
Ảnh: Hai tàu tuần tra thuộc lớp Parola neo đậu tại cảng.
Tàu do Nhật Bản thiết kế dựa trên lớp Bizan của tuần duyên Nhật Bản và đóng mới tại nhà máy Japan Marine United ở thành phố Yokohama. Về thông số kỹ thuật, tàu dài 44.5m, rộng 7.5m, mớn nước 4m, lượng giãn nước 321 tấn.
Ảnh: Tàu tuần duyên 4407 thuộc lớp Parola.
Tàu được trang bị hai động cơ Diesel cho phép nó đạt vận tốc tối đa hơn 25 hải lý/h, tầm hoạt động 1.500 hải lý và thủy thủ đoàn 25 người. Vũ trang gồm vòi rồng áp suất cao, súng máy .50cal M2 Browning và LRAD.
Ảnh: Tàu tuần duyên 4402 thuộc lớp Parola.
Ngoài ra, tuần duyên Philippines còn sử dụng 4 tàu tuần tra thuộc lớp San Juan. Đây là các tàu do công ty đóng tàu Fenix của Australia đóng mới cho Philippines trong giai đoạn từ 2000-2003.
Ảnh: Tàu tuần tra 003 thuộc lớp San Juan.
Tàu dài 56m, rộng 10.5m, mớn nước 2.5m, lượng giãn nước 540 tấn. Tàu có tốc độ tối đa hơn 26 hải lý/h, tầm hoạt động tối đa 2000 hải lý với vận tốc kinh tế và 1000 hải lý với vận tốc tối đa, thủy thủ đoàn 37 người.
Ảnh: Tàu tuần tra 002 thuộc lớp San Juan.
Tàu San Juan có sàn đáp có thể tiếp nhận trực thăng, trang bị vòi rồng áp suất cao và 2 súng máy hạng nặng .50 cal Browning để phòng thủ.
Ảnh: Tàu tuần tra 003 thuộc lớp San Juan trên biển.
Mới đây, tàu tuần tra hiện đại nhất của Philippines vừa được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu OCEA ở Pháp. Việc đưa tàu tuần tra cỡ lớn đa năng này vào biên chế sẽ giúp tuần duyên Philippines (PCG) nâng cao khá đáng kể khả năng của mình trong việc tuần tra thực thi pháp luật tại những vùng biển xa và cứu hộ cứu nạn.
Ảnh: Tàu tuần duyên số hiệu 8301 mới của Philippines lúc sắp hạ thủy.
Tàu có chiều dài 84m, tốc độ 22 hải lý/h, tầm hoạt động lên tới 8000 hải lý với vận tốc kinh tế 12 hải lý/h, thời gian hoạt động trên biển liên tục là 5 tuần. Thủy thủ đoàn gồm 40 người ngoài ra còn có thể chở thêm 26 hành khách và tiếp nhận một trực thăng nặng 5 tấn.
Ảnh: Tàu tuần tra đa năng mới của Philippines thử nghiệm trên biển.
Thân tàu được làm từ hợp kim nhôm cho nó có một trọng lượng rất nhẹ, cộng với động cơ công suất lớn giúp tàu có thể đạt tốc độ cực cao, phù hợp với các tình huống yêu cầu tiếp cận mục tiêu nhanh chóng như cứu hộ cứu nạn trên biển. Đồng thời tàu có cả sàn đáp và hangar để có thể tiếp nhận trực thăng hỗ trợ trong những chuyến đi biển xa.
Ảnh: Tàu tuần tra mới trong quá trình thử nghiệm.
Vừa qua, tuần duyên Philippines cũng đã cho ra mắt thiết kế tàu tuần tra đa năng mới của mình. Theo thiết kế thì tàu dài 94m, dựa trên thiết kế tàu tuần tra đa năng lớp Kunigami của tuần duyên Nhật Bản, với một số sửa đổi nhỏ. Tàu sẽ được đóng bằng vốn hỗ trợ ODA từ chính phủ Nhật Bản và có thể thực hiện trong thời gian tới đây.
Có thể thấy rằng, dù cho đã có những nỗ lực rất lớn để nâng cao khả năng của mình, tuy nhiên các tàu tuần tra của Philippines chủ yếu vẫn là các tàu bé, có trọng lượng dưới 600 tấn cùng số lượng khá ít ỏi, vẫn chưa thể sánh được với hai lực lượng có "máu mặt" trên Biển Đông lúc này là Cảnh sát biển Việt Nam và Hải cảnh Trung Quốc. Rất có thể trong thời gian tới, Philippines sẽ tiếp tục củng cố khả năng của mình hơn nữa cho lực lượng tuần duyên.
Video Thương vụ mua tàu chiến Hàn Quốc lắm nhiêu khê của quân đội Philippines