Quân chủng Phòng không Liên Xô là một nhánh của Lực lượng Vũ trang Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết đảm trách nhiệm vụ bảo vệ không phận rộng lớn của đất nước Liên Xô vĩ đại. Không giống như hải quân, không quân, lực lượng này được thành lập từ năm 1941 - là "nhánh" trẻ nhất trong Quân đội Liên Xô. Nguồn ảnh: structure.milNhắc đến phòng không, thông thường chúng ta sẽ nghĩ rằng chủ yếu lực lượng này trang bị các loại tên lửa và pháo phòng không tầm gần - xa. Thế nhưng, với Quân chủng Phòng không Liên Xô thì khác, việc phải bảo vệ bầu trời quá lớn, nằm vắt từ châu Âu sang châu Á khiến lực lượng này không chỉ trang bị các vũ khí mặt đất mà cả máy bay chiến đấu với số lượng khổng lồ. Đa phần đó là các máy bay thiết kế tối ưu cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, dọn sạch sẽ mọi máy bay kẻ thù khỏi bầu trời. Nguồn ảnh: aviarf.ruTính đến năm 1990, PVO có trong biên chế 2.410 máy bay tiêm kích phòng không. Trong đó, loại hiện đại nhất là tiêm kích hạng nặng Sukhoi Su-27 với 210 chiếc. Nó được thiết kế để đối địch với các tiêm kích thế hệ 4 của Mỹ như F-14 và F-15, tầm bay cực đại tới hơn 3.000km, mang tới 8 tấn tên lửa phòng không cùng khả năng cơ động tuyệt vời. Thậm chí, đến nay, Su-27 vẫn được coi là một trong các loại tiêm kích nguy hiểm nhất của Nga. Nguồn ảnh: WikipeidaChiếm số lượng lớn nhất trong kho tiêm kích phòng không của bộ đội phòng không Liên Xô là mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23 (850 chiếc).Nguồn ảnh: WikipeidaĐáng chú ý, PVO có trong tay 710 chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn nhanh nhất hành tinh MiG-25 (350 chiếc) và MiG-31 (360 chiếc). Đặc biệt, loại MiG-31 được trang bị các tên lửa không đối không có tầm phóng vài trăm km chuyên tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ. Nguồn ảnh: WikipeidaNgoài ra, PVO còn có 500 chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm Sukhoi Su-15. Nguồn ảnh: Wikipeida90 chiếc máy bay tiêm kích Yakovlev Yak-28. Nguồn ảnh: Airlines.netVà 50 chiếc Tu-128 (hay còn gọi là Tu-28) - loại máy bay tiêm kích đánh chặn lớn nhất hành tinh. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ không phận trước máy bay ném bom hạt nhân của mỹ với tầm bay cực lớn, thời gian hoạt động lâu. Tu-128 có trọng lượng không tải tới 24,5 tấn, có tải tới 43 tấn, tầm bay 2.600km với thời gian bay liên tục 3 tiếng. Nguồn ảnh: RCGroupPVO còn được trang bị một số máy bay cảnh báo sớm trên không cung cấp khả năng phát hiện sớm các máy bay địch trước khi chúng kịp xâm phạm không phận. Cụ thể, họ có 6 chiếc Tu-126 được thiết kế trên khung gầm máy bay dân dụng Tu-144. Nguồn ảnh: WikipeidaĐầu những năm 1980, PVO được trang bị các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không hiện đại hơn thay thế dần Tu-126 Moss. Đó là chiếc Beriev A-50 trang bị hệ thống radar cảnh giới Liana có phạm vi hoạt động tới 650km với mục tiêu trên không và lên tới 300km với mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: WikipeidaVề lực lượng phòng không dưới mặt đất, tính tới năm 1990, PVO có trong tay "sơ sơ" gần 10.000 bệ phóng tên lửa các loại từ tầm gần tới tầm cực xa và siêu xa. Cụ thể, họ có tổng cộng 1.400 bệ phóng tên lửa đất đối không S-25 Berkut - loại tên lửa phòng không đầu tiên được đưa vào sử dụng ở Liên Xô. Nó có tầm bắn 24km, trần bắn 900m tới 18km. Nguồn ảnh: PVO2.400 bệ phóng tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO gọi là SA-2) - đây chính là loại tên lửa huyền thoại mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam giúp chúng ta đánh thắng B-52. Nguồn ảnh: Wikipeida1.000 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn - trung phản ứng nhanh S-125 Neva/Pechora. Loại tên lửa này được thiế kế để tấn công hiệu quả các mục tiêu máy bay tầm thấp, cơ động cao. Nguồn ảnh: Modern Weapon1.950 bệ phóng tên lửa phòng không tầm xa S-200 Angara/Vega/Dubna với 300 trận địa phủ khắp lãnh thổ Liên Xô. Loại tên lửa này được thiế kế để phòng thủ trước một cuộc tấn công bằng máy bay ném bom chiến lược quy mô lớn. Tên lửa có kích thước rất lớn, tầm bắn cực xa, ví dụ phiên bản S-200D Dubna bắn xa 400km, trần bắn 30m tới 40km. Nguồn ảnh: Wikipeida1.700 bệ phóng tên lửa phòng không S-300. Nguồn ảnh: MilitaryArmsVà hệ thống tên lửa đánh chặn ABM-1 Galosh nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa A-35, được giao cho PVO vận hành. Nhiệm vụ chính của ABM-1 là tiêu diệt các tên lửa liên lục địa Minuteman và Titan của Mỹ nếu chúng đe dọa Moscow. Trong ảnh là bệ phóng ABM-1 Galosh, nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu tên lửa ở độ cao tới 120km, tầm bắn 320-350km. Nguồn ảnh: WikipeidaMời độc giả xem video: Sức mạnh không tưởng của Hải quân Liên Xô trong những năm 1980. (Nguồn Hải quân Liên Xô)
Quân chủng Phòng không Liên Xô là một nhánh của Lực lượng Vũ trang Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết đảm trách nhiệm vụ bảo vệ không phận rộng lớn của đất nước Liên Xô vĩ đại. Không giống như hải quân, không quân, lực lượng này được thành lập từ năm 1941 - là "nhánh" trẻ nhất trong Quân đội Liên Xô. Nguồn ảnh: structure.mil
Nhắc đến phòng không, thông thường chúng ta sẽ nghĩ rằng chủ yếu lực lượng này trang bị các loại tên lửa và pháo phòng không tầm gần - xa. Thế nhưng, với Quân chủng Phòng không Liên Xô thì khác, việc phải bảo vệ bầu trời quá lớn, nằm vắt từ châu Âu sang châu Á khiến lực lượng này không chỉ trang bị các vũ khí mặt đất mà cả máy bay chiến đấu với số lượng khổng lồ. Đa phần đó là các máy bay thiết kế tối ưu cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, dọn sạch sẽ mọi máy bay kẻ thù khỏi bầu trời. Nguồn ảnh: aviarf.ru
Tính đến năm 1990, PVO có trong biên chế 2.410 máy bay tiêm kích phòng không. Trong đó, loại hiện đại nhất là tiêm kích hạng nặng Sukhoi Su-27 với 210 chiếc. Nó được thiết kế để đối địch với các tiêm kích thế hệ 4 của Mỹ như F-14 và F-15, tầm bay cực đại tới hơn 3.000km, mang tới 8 tấn tên lửa phòng không cùng khả năng cơ động tuyệt vời. Thậm chí, đến nay, Su-27 vẫn được coi là một trong các loại tiêm kích nguy hiểm nhất của Nga. Nguồn ảnh: Wikipeida
Chiếm số lượng lớn nhất trong kho tiêm kích phòng không của bộ đội phòng không Liên Xô là mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23 (850 chiếc).Nguồn ảnh: Wikipeida
Đáng chú ý, PVO có trong tay 710 chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn nhanh nhất hành tinh MiG-25 (350 chiếc) và MiG-31 (360 chiếc). Đặc biệt, loại MiG-31 được trang bị các tên lửa không đối không có tầm phóng vài trăm km chuyên tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipeida
Ngoài ra, PVO còn có 500 chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm Sukhoi Su-15. Nguồn ảnh: Wikipeida
90 chiếc máy bay tiêm kích Yakovlev Yak-28. Nguồn ảnh: Airlines.net
Và 50 chiếc Tu-128 (hay còn gọi là Tu-28) - loại máy bay tiêm kích đánh chặn lớn nhất hành tinh. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ không phận trước máy bay ném bom hạt nhân của mỹ với tầm bay cực lớn, thời gian hoạt động lâu. Tu-128 có trọng lượng không tải tới 24,5 tấn, có tải tới 43 tấn, tầm bay 2.600km với thời gian bay liên tục 3 tiếng. Nguồn ảnh: RCGroup
PVO còn được trang bị một số máy bay cảnh báo sớm trên không cung cấp khả năng phát hiện sớm các máy bay địch trước khi chúng kịp xâm phạm không phận. Cụ thể, họ có 6 chiếc Tu-126 được thiết kế trên khung gầm máy bay dân dụng Tu-144. Nguồn ảnh: Wikipeida
Đầu những năm 1980, PVO được trang bị các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không hiện đại hơn thay thế dần Tu-126 Moss. Đó là chiếc Beriev A-50 trang bị hệ thống radar cảnh giới Liana có phạm vi hoạt động tới 650km với mục tiêu trên không và lên tới 300km với mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: Wikipeida
Về lực lượng phòng không dưới mặt đất, tính tới năm 1990, PVO có trong tay "sơ sơ" gần 10.000 bệ phóng tên lửa các loại từ tầm gần tới tầm cực xa và siêu xa. Cụ thể, họ có tổng cộng 1.400 bệ phóng tên lửa đất đối không S-25 Berkut - loại tên lửa phòng không đầu tiên được đưa vào sử dụng ở Liên Xô. Nó có tầm bắn 24km, trần bắn 900m tới 18km. Nguồn ảnh: PVO
2.400 bệ phóng tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO gọi là SA-2) - đây chính là loại tên lửa huyền thoại mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam giúp chúng ta đánh thắng B-52. Nguồn ảnh: Wikipeida
1.000 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn - trung phản ứng nhanh S-125 Neva/Pechora. Loại tên lửa này được thiế kế để tấn công hiệu quả các mục tiêu máy bay tầm thấp, cơ động cao. Nguồn ảnh: Modern Weapon
1.950 bệ phóng tên lửa phòng không tầm xa S-200 Angara/Vega/Dubna với 300 trận địa phủ khắp lãnh thổ Liên Xô. Loại tên lửa này được thiế kế để phòng thủ trước một cuộc tấn công bằng máy bay ném bom chiến lược quy mô lớn. Tên lửa có kích thước rất lớn, tầm bắn cực xa, ví dụ phiên bản S-200D Dubna bắn xa 400km, trần bắn 30m tới 40km. Nguồn ảnh: Wikipeida
1.700 bệ phóng tên lửa phòng không S-300. Nguồn ảnh: MilitaryArms
Và hệ thống tên lửa đánh chặn ABM-1 Galosh nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa A-35, được giao cho PVO vận hành. Nhiệm vụ chính của ABM-1 là tiêu diệt các tên lửa liên lục địa Minuteman và Titan của Mỹ nếu chúng đe dọa Moscow. Trong ảnh là bệ phóng ABM-1 Galosh, nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu tên lửa ở độ cao tới 120km, tầm bắn 320-350km. Nguồn ảnh: Wikipeida
Mời độc giả xem video: Sức mạnh không tưởng của Hải quân Liên Xô trong những năm 1980. (Nguồn Hải quân Liên Xô)