Nói đến vũ khí cá nhân của Nga, Kalashnikov AK-47 luôn thu hút sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng vào năm 1891 đã báo trước một sự thách thức với sự xuất hiện của khẩu súng trường Mosin. Đó là một vũ khí đáng tin cậy trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật, cuộc nội chiến ở Nga và cả trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
Với sự thành công đó, súng trường Mosin đã được tiến hành hiện đại hóa 4 lần trong hơn nửa thế kỷ trong khi các nước khác phải cập nhật kho vũ khí của mình bằng các thiết kế mới. Mosin còn được gọi là súng trường “ba dòng”, hệ thống M1891, đây là một tiêu chuẩn nòng súng cỡ 7,62mm được thiết lập vào năm 1891. Sau đó cỡ đạn này đã trở thành một tiêu chuẩn cho súng trường Nga cũng như các nước khác trên thế giới.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Quân đội Đức và Áo đã hết sức ngưỡng mộ những súng trường Mosin thu giữ được nó cho họ hiệu quả và rất dễ sử dụng. Súng trường Mosin sau đó đã được cung cấp cho quân đội các nước Đông Âu khi chiến tranh thế giới thứ 2 mở rộng. Nó cũng được chuyển đến một số quốc gia châu Á và tham gia vào các cuộc chiến tranh ở Việt Nam những năm 1970 và Afghanistan những năm 1980.
|
Mosin đã tạo ra một cuộc cách mạng mới trong thiết kế súng trường sử dụng hộp tiếp đạn trung gian cỡ nòng 7,62mm.
|
Sự xuất hiện của súng trường Mosin được xem là một sản phẩm của thời đại. Những năm cuối thế kỷ 19, hỏa lực mạnh, tốc độ bắn nhanh, độ chính xác cao ngày càng trở nên quan trọng trên chiến trường. Các loại súng sử dụng bột thuốc màu đen để bắn các viên đạn chì nặng đã trở nên lỗi thời bởi tầm bắn hạn chế và nạp đạn rất khó khăn.
Những cố gắng để cải tiến dòng súng này đều không thành công, điều đó báo hiệu một cuộc chạy đua vũ khí mới giữa những quốc gia hàng đầu. Năm 1886, nước Pháp đã tạo ra bước đột phá đầu tiên khi thông qua khẩu súng trường sử dụng cỡ đạn 8mm của nhà thiết kế trung tá Nicolas Lebel.
Nó là một khẩu súng trường hoạt động theo cơ chế “bolt action”(lên đạn, đóng mở khóa nòng bằng tay). Khẩu súng sử dụng một loại đạn với thuốc súng không khói mang lại tầm bắn gấp đôi so với các mẫu súng hiện có lúc đó. Sau đó Nga đã mua một lô loại súng này để tiến hành nghiên cứu các tính năng ưu việt của nó kết hợp với một số cải tiến để tạo ra súng trường mới.
Được sản xuất tại nhà máy vũ khí Izhevsk, dòng súng trường non trẻ của Nga tỏ ra vượt trội so với tổ tiên của nó. Súng sử dụng cỡ nòng nhỏ hơn 7,62mm so với 8mm của Pháp, cỡ đạn này sau đó đã thống trị việc sản xuất súng trường trong nhiều thập kỷ.
|
Súng trường Mosin đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong chiến đấu so với các mẫu súng khác trên thế giới.
|
Cỡ đạn nhỏ hơn cho phép người lính mang được nhiều đạn hơn so với các súng trường khác của nước ngoài. Vào năm 1890, nhà hóa học Dmitri Mendeleev đã tạo ra loại thuốc súng không khói phiên bản Nga. Thuốc súng mới đã tạo điều kiện cho sự ra đời của một thế hệ súng trường mới cao cấp của Nga.
Sau đó, vào năm 1891, hai mẫu thiết kế của Sergei Mosin và Leon Nagant - một kỹ sư người Bỉ đã tham gia vào một cuộc thi được tổ chức bởi Bộ Chiến tranh. Thiết kế của Mosin sau đó đã đánh bại đối thủ và được đưa vào sử dụng từ năm 1893 trong một cuộc đụng độ giữa quân đội Nga và một bộ lạc ở Afghanistan.
Súng trường Mosin hoạt động theo cơ chế “bolt action”(lên đạn, đóng mở khóa nòng bằng tay), súng có chiều dài 1,23m, nòng súng dài 0,73m, sử dụng cỡ đạn 7,62x54mm. Súng sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên cố định, tốc độ bắn khoảng 10 viên/phút. Súng có sơ tốc đầu nòng 855 m/s, tầm bắn hiệu quả tối đa khoảng 800m, tầm bắn tối đa lên đến 2.000m.
Sau đó, hơn 3 triệu khẩu súng trường Mosin đã được sử dụng trong chiến tranh Nga-Nhật vào năm 1904 và đã chứng tỏ được sức mạnh của nó trong chiến đấu. Nó cho thấy hiệu quả cao trong các điều kiện chiến trường khắc nghiệt, ngay cả trong điều kiện thiếu phụ tùng thay thế và hậu cần kém.
|
Các chiến sĩ Quân giải phóng miền Nam Việt Nam với súng trường Mosin biến thể M44.
|
Trong chiến tranh thế giới thứ 1, súng trường Mosin của Quân đội Nga đã chứng minh hiệu quả vượt trội so với các mẫu súng trường phức tạp của Anh, Pháp mà chính phủ Sa Hoàng đã mua trước đó từ Pháp. Tuy nhiên do thiếu cơ sản xuất đã buộc Nga phải đặt hàng từ các nhà thầu phụ của Mỹ. Ngày nay một số súng trường Mosin được sản xuất bởi người Mỹ được xem như chiến lợi phẩm trong các bộ sưu tập vũ khí.
Tất nhiên, súng trường Mosin cũng cần phải cải tiến hơn nữa giữa các cuộc chiến tranh. Khi bắn đầu chiến tranh thế giới thứ 2, Hồng quân đã chuyển sang sử dụng súng trường tự động Tokarev tiên tiến hơn nhưng sự đơn giản và dễ sản xuất của Mosin đảm bảo cho nó tiếp tục theo chân người lính trong các cuộc chiến.
Sửa đổi cuối cùng của súng trường Mosin được thực hiện vào năm 1944, sản xuất bị dừng lại sau chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy vậy, vẫn còn hàng triệu khẩu Mosin tiếp tục phục vụ trên toàn thế giới, một số trong đó được sử dụng với vai trò vũ khí chính thức trong các nghi lễ.