Có một điều không cần phải bàn cãi đó là xe tăng T-14 Armata hiện nay đang là loại xe tăng hiện đại nhất thế giới, không có bất cứ đối thủ nào tương xứng và trong tương lai hàng chục năm sắp tới, chắc chắn đối thủ của nó cũng sẽ chưa ra đời và T-14 vẫn giữ thế độc tôn. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên, Quân đội Mỹ lại có duy nhất một lý do để có thể tin tưởng vào việc sức chiến đấu của T-14 Arrmata là rất thấp, thập chí là hoàn toàn bằng không trong ít nhất là vài năm tới đây. Nguồn ảnh: BI.Lý do duy nhất đó lại nghe có vẻ khá nực cười nhưng lại là một thực tế đau lòng đối với Quân đội Nga hiện tại, đó là T-14 Armata quá đắt đỏ. Loại xe tăng đời mới của Nga này có giá tới gần 4 triệu USD cho mỗi chiếc - đắt hơn nhiều các loại T-90 hiện tại Nga đang sử dụng. Nguồn ảnh: BI.Cái giá quá cao cũng khiến việc sản xuất T-14 với số lượng lớn là điều khá bất khả thi với Nga. Nên nhớ, Ngân sách quốc phòng của Nga mỗi năm chỉ có khoảng 60 tỷ USD và số tiền được dành ra để nuôi lực lượng tăng thiết giáp là cực kỳ ít ỏi. Nguồn ảnh: BI.Trên thực tế thì Nga đã từng hy vọng sẽ đưa được khoảng 2.300 chiếc T-14 Armata vào biên chế trong năm 2020 tới đây. Tuy nhiên, do vấn đề ngân sách eo hẹp nên Nga rút con số này xuống chỉ còn... 100 chiếc cho tới năm 2020. Nguồn ảnh: BI.100 chiếc xe tăng T-14 rõ ràng là "không thấm vào đâu" với học thuyết chiến đấu bằng tăng thiết giáp của Nga trong quá khứ - nơi mà có những trận chiến với hàng nghìn xe tăng bị tiêu diệt chỉ trong vài ngày. Nguồn ảnh: BI.Thêm vào đó, các chuyên gia Mỹ tin rằng T-14 còn gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật và đặc biệt đó là khả năng vận hành ổn định của nó vẫn là dấu hỏi chấm lớn. Tuy nhiên, dường như Quân đội Nga lại rất kín tiếng với vấn đề này. Nguồn ảnh: BI.Giới quan sát cho rằng, với tốc độ biên chế như hiện nay, phải tới khoảng năm 2040 hoặc thậm chí lâu hơn nữa, xe tăng T-14 Armata mới bắt đầu trở thành xương sống của quân đội Nga thay cho T-90 được. Từ giờ tới lúc đó, Mỹ và phương Tây có thể cứ "từ từ" mà nghiên cứu xe tăng thế hệ tiếp theo. Nguồn ảnh: BI.Hiện tại, năng lực sản xuất quốc phòng của Nga trong thời bình được đánh giá là không còn đạt tốc độ "vũ bão" như trong các cuộc chiến tranh trước đây. Ngược lại, nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ lại đang phát triển rất tốt và quan trọng nhất đó là Mỹ có rất rất nhiều tiền. Nguồn ảnh: BI.Đây cũng chính là lý do duy nhất để Mỹ tin vào chiến thắng trong cuộc đua tăng thế hệ tiếp theo của mình. Có thể phải hàng chục năm nữa chiếc xe tăng thế hệ tiếp theo của Mỹ mới ra đời, tuy nhiên Mỹ sẽ chỉ tốn vài ba năm để sản xuất ra số lượng xe tăng thế hệ mới nhiều vượt trội so với T-14 Armata - vốn được đưa vào sản xuất từ năm 2015 tới nay. Nguồn ảnh: BI.Từ khi được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 2015 tới nay, Nga chính thức mới chỉ có 80 chiếc T-14 Armata tính đến đầu năm 2018. Con số này tương đương với việc mỗi năm, Nga chỉ sản xuất được khoảng... hơn 20 chiếc. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh bên trong xe tăng T-14 Armata với kíp lái ba người ngồi ngang hàng với hệ thống điều khiển bao gồm toàn các màn hình hiển thị hiện đại.
Có một điều không cần phải bàn cãi đó là xe tăng T-14 Armata hiện nay đang là loại xe tăng hiện đại nhất thế giới, không có bất cứ đối thủ nào tương xứng và trong tương lai hàng chục năm sắp tới, chắc chắn đối thủ của nó cũng sẽ chưa ra đời và T-14 vẫn giữ thế độc tôn. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, Quân đội Mỹ lại có duy nhất một lý do để có thể tin tưởng vào việc sức chiến đấu của T-14 Arrmata là rất thấp, thập chí là hoàn toàn bằng không trong ít nhất là vài năm tới đây. Nguồn ảnh: BI.
Lý do duy nhất đó lại nghe có vẻ khá nực cười nhưng lại là một thực tế đau lòng đối với Quân đội Nga hiện tại, đó là T-14 Armata quá đắt đỏ. Loại xe tăng đời mới của Nga này có giá tới gần 4 triệu USD cho mỗi chiếc - đắt hơn nhiều các loại T-90 hiện tại Nga đang sử dụng. Nguồn ảnh: BI.
Cái giá quá cao cũng khiến việc sản xuất T-14 với số lượng lớn là điều khá bất khả thi với Nga. Nên nhớ, Ngân sách quốc phòng của Nga mỗi năm chỉ có khoảng 60 tỷ USD và số tiền được dành ra để nuôi lực lượng tăng thiết giáp là cực kỳ ít ỏi. Nguồn ảnh: BI.
Trên thực tế thì Nga đã từng hy vọng sẽ đưa được khoảng 2.300 chiếc T-14 Armata vào biên chế trong năm 2020 tới đây. Tuy nhiên, do vấn đề ngân sách eo hẹp nên Nga rút con số này xuống chỉ còn... 100 chiếc cho tới năm 2020. Nguồn ảnh: BI.
100 chiếc xe tăng T-14 rõ ràng là "không thấm vào đâu" với học thuyết chiến đấu bằng tăng thiết giáp của Nga trong quá khứ - nơi mà có những trận chiến với hàng nghìn xe tăng bị tiêu diệt chỉ trong vài ngày. Nguồn ảnh: BI.
Thêm vào đó, các chuyên gia Mỹ tin rằng T-14 còn gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật và đặc biệt đó là khả năng vận hành ổn định của nó vẫn là dấu hỏi chấm lớn. Tuy nhiên, dường như Quân đội Nga lại rất kín tiếng với vấn đề này. Nguồn ảnh: BI.
Giới quan sát cho rằng, với tốc độ biên chế như hiện nay, phải tới khoảng năm 2040 hoặc thậm chí lâu hơn nữa, xe tăng T-14 Armata mới bắt đầu trở thành xương sống của quân đội Nga thay cho T-90 được. Từ giờ tới lúc đó, Mỹ và phương Tây có thể cứ "từ từ" mà nghiên cứu xe tăng thế hệ tiếp theo. Nguồn ảnh: BI.
Hiện tại, năng lực sản xuất quốc phòng của Nga trong thời bình được đánh giá là không còn đạt tốc độ "vũ bão" như trong các cuộc chiến tranh trước đây. Ngược lại, nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ lại đang phát triển rất tốt và quan trọng nhất đó là Mỹ có rất rất nhiều tiền. Nguồn ảnh: BI.
Đây cũng chính là lý do duy nhất để Mỹ tin vào chiến thắng trong cuộc đua tăng thế hệ tiếp theo của mình. Có thể phải hàng chục năm nữa chiếc xe tăng thế hệ tiếp theo của Mỹ mới ra đời, tuy nhiên Mỹ sẽ chỉ tốn vài ba năm để sản xuất ra số lượng xe tăng thế hệ mới nhiều vượt trội so với T-14 Armata - vốn được đưa vào sản xuất từ năm 2015 tới nay. Nguồn ảnh: BI.
Từ khi được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 2015 tới nay, Nga chính thức mới chỉ có 80 chiếc T-14 Armata tính đến đầu năm 2018. Con số này tương đương với việc mỗi năm, Nga chỉ sản xuất được khoảng... hơn 20 chiếc. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh bên trong xe tăng T-14 Armata với kíp lái ba người ngồi ngang hàng với hệ thống điều khiển bao gồm toàn các màn hình hiển thị hiện đại.