Theo báo Quân đội Nhân dân, chiến hạm HMZNS Te Mana (F111) do Trung tá S.D Arndell làm thuyền trưởng cùng 170 sĩ quan và thủy thủ đã cập cảng TP HCM hôm qua, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài 6 ngày tại Việt Nam.Đây là lần thứ 5, tàu hải quân New Zealand tới Việt Nam. Chuyến thăm gần đây nhất diễn ra vào tháng 6/2011. Đón tàu và thủy thủ đoàn có đại diện Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam, Sở Ngoại vụ TP HCM, Cục Đối ngoại - Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh TP HCM và Tổng lãnh sự quán New Zealand tại TP HCM.Trong thời gian ở TP HCM, các sĩ quan chỉ huy và thủy thủ tàu sẽ đến đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch HCM, chào xã giao lãnh đạo UBND TP HCM, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân tại phía Nam, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Thủy thủ tàu HMZNS Te Mana cũng sẽ tham quan tàu hải quân Việt Nam và trao đổi chuyên môn và kinh nghiệm với các sĩ quan hải quân Việt Nam.Ngoài ra, thủy thủ tàu HMZNS Te Mana sẽ tham gia các hoạt động cộng đồng, thi đấu giao hữu bóng chuyền với học viên Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân và tham quan một số địa danh, thắng cảnh tại TP HCM.Chuyến thăm của tàu HMZNS Te Mana góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và New Zealand. Chiến hạm HMZNS Te Mana thuộc lớp Anzac do hãng Tenix Defence System của Australia chế tạo. Tàu được xếp vào loại khinh hạm có lượng giãn nước toàn tải 3.600 tấn, dài 118m, rộng 15m, mớn nước 4m. HMZNS Te Mana được trang bị một động cơ tuốc bin khí LM2500 và 2 động cơ diesel MTU cho phép đạt tốc độ tối đa 27 hải lý/h (khoảng 50km/h), tầm hoạt động tối đa 11.000km (với tốc độ 18 hải lý/h). Tàu được trang bị hệ thống radar trinh sát mặt biển, đường không tầm xa và hệ thống định vi thủy âm dò tìm phát hiện tàu ngầm. HMZNS Te Mana trang bị một sân đáp và nhà chứa máy bay đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh một trực thăng săn ngầm SH-2G. Trong ảnh là một chiếc SH-2G chuẩn bị hạ cánh xuống boong tàu.HMZNS Te Mana dường như được thiết kế chủ yếu tập trung vào vai trò phòng không và chống tàu ngầm với các loại vũ khí: hệ thống tên lửa đối không tầm trung RIM-7 Sea Sparrow (phóng từ hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk 41, trong ảnh); 2 cụm máy phóng ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm (3 ống/cụm). Ngoài ra, tàu còn trang bị pháo hạm 127mm, pháo phòng không Phalanx.Tuy nhiên, tàu chiến HMZNS Te Mana không được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu mặt nước.
Theo báo Quân đội Nhân dân, chiến hạm HMZNS Te Mana (F111) do Trung tá S.D Arndell làm thuyền trưởng cùng 170 sĩ quan và thủy thủ đã cập cảng TP HCM hôm qua, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài 6 ngày tại Việt Nam.
Đây là lần thứ 5, tàu hải quân New Zealand tới Việt Nam. Chuyến thăm gần đây nhất diễn ra vào tháng 6/2011.
Đón tàu và thủy thủ đoàn có đại diện Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam, Sở Ngoại vụ TP HCM, Cục Đối ngoại - Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh TP HCM và Tổng lãnh sự quán New Zealand tại TP HCM.
Trong thời gian ở TP HCM, các sĩ quan chỉ huy và thủy thủ tàu sẽ đến đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch HCM, chào xã giao lãnh đạo UBND TP HCM, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân tại phía Nam, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Thủy thủ tàu HMZNS Te Mana cũng sẽ tham quan tàu hải quân Việt Nam và trao đổi chuyên môn và kinh nghiệm với các sĩ quan hải quân Việt Nam.
Ngoài ra, thủy thủ tàu HMZNS Te Mana sẽ tham gia các hoạt động cộng đồng, thi đấu giao hữu bóng chuyền với học viên Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân và tham quan một số địa danh, thắng cảnh tại TP HCM.
Chuyến thăm của tàu HMZNS Te Mana góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và New Zealand.
Chiến hạm HMZNS Te Mana thuộc lớp Anzac do hãng Tenix Defence System của Australia chế tạo. Tàu được xếp vào loại khinh hạm có lượng giãn nước toàn tải 3.600 tấn, dài 118m, rộng 15m, mớn nước 4m.
HMZNS Te Mana được trang bị một động cơ tuốc bin khí LM2500 và 2 động cơ diesel MTU cho phép đạt tốc độ tối đa 27 hải lý/h (khoảng 50km/h), tầm hoạt động tối đa 11.000km (với tốc độ 18 hải lý/h).
Tàu được trang bị hệ thống radar trinh sát mặt biển, đường không tầm xa và hệ thống định vi thủy âm dò tìm phát hiện tàu ngầm.
HMZNS Te Mana trang bị một sân đáp và nhà chứa máy bay đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh một trực thăng săn ngầm SH-2G. Trong ảnh là một chiếc SH-2G chuẩn bị hạ cánh xuống boong tàu.
HMZNS Te Mana dường như được thiết kế chủ yếu tập trung vào vai trò phòng không và chống tàu ngầm với các loại vũ khí: hệ thống tên lửa đối không tầm trung RIM-7 Sea Sparrow (phóng từ hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk 41, trong ảnh); 2 cụm máy phóng ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm (3 ống/cụm). Ngoài ra, tàu còn trang bị pháo hạm 127mm, pháo phòng không Phalanx.
Tuy nhiên, tàu chiến HMZNS Te Mana không được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu mặt nước.