Trung Quốc vừa tiến hành hạ thủy tàu sân bay nội địa tự đóng đầu tiên được gọi là Type-001A. Tàu có lượng choán nước khoảng 70.000 tấn. Ảnh: Tân Hoa Xã.Khác biệt lớn đầu tiên là về thiết kế thủy động lực học. Tàu sân bay Type-001A có đường băng kiểu "nhảy cầu" với phần mũi dốc lên khoảng 12 độ. Đoạn dốc lên này cho phép máy bay có thêm thời gian để tăng tốc sau khi rời khỏi tàu sân bay. Ảnh: Sina.Cất cánh kiểu "nhảy cầu" tồn tại khá nhiều nhược điểm. Động cơ máy bay phải đạt tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng lớn hơn 1 để cung cấp đủ lực đẩy trong quá trình cất cánh. Máy bay không thể mang theo tối đa nhiên liệu và vũ khí, không thể triển khai các máy bay cánh cố định tải trọng lớn. Ảnh: Tân Hoa Xã.Vì chỉ có một đường băng nên các máy bay phải cất cánh lần lượt từng chiếc một, không thể cho cất cánh cùng lúc nhiều máy bay. Đây là một bất lợi lớn trong các tình huống chiến đấu khẩn cấp. Ảnh: Tân Hoa Xã.Tàu sân bay Mỹ sử dụng hệ thống cất cánh và thu hồi (CATOBAR) bằng máy phóng. Mỗi tàu sân bay được trang bị 4 máy phóng cho phép phóng nhiều máy bay cùng lúc. Ảnh: Hải quân Mỹ.Máy phóng bao gồm một đường trượt lắp trên boong, càng trước của máy bay được kết nối với một thiết bị tương tự con thoi dệt vải chạy trên đường trượt. Ảnh: Hải quân Mỹ.Các máy phóng hiện đại thường sử dụng piston hơi nước. Con thoi kết nối giữ máy bay tại chỗ khi áp suất hơi nước được nén trong piston, khi đạt áp suất đạt tiêu chuẩn, thanh giằng được giải phóng, con thoi đẩy máy bay trượt dọc theo đường băng với tốc độ cao. Ảnh: Hải quân Mỹ.Trong vòng từ 2-4 giây sau khi trượt trên đường băng, vận tốc do máy phóng cung cấp kết hợp với động cơ của máy bay giúp phi cơ cất cánh lao lên bầu trời. Ảnh: Milavia.Máy phóng có thể hỗ trợ cất cánh cho hầu hết các loại máy bay, kể cả máy bay cánh cố định tải trọng lớn như máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye. Máy bay có thể mang theo tối đa nhiên liệu và vũ khí giúp nâng cao hiệu suất chiến đấu. Ảnh: Hải quân Mỹ.Nhược điểm của máy phóng là rất khó chế tạo, hiện nay Mỹ là quốc duy nhất làm chủ được loại công nghệ phức tạp này. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trung Quốc vừa tiến hành hạ thủy tàu sân bay nội địa tự đóng đầu tiên được gọi là Type-001A. Tàu có lượng choán nước khoảng 70.000 tấn. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Khác biệt lớn đầu tiên là về thiết kế thủy động lực học. Tàu sân bay Type-001A có đường băng kiểu "nhảy cầu" với phần mũi dốc lên khoảng 12 độ. Đoạn dốc lên này cho phép máy bay có thêm thời gian để tăng tốc sau khi rời khỏi tàu sân bay. Ảnh: Sina.
Cất cánh kiểu "nhảy cầu" tồn tại khá nhiều nhược điểm. Động cơ máy bay phải đạt tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng lớn hơn 1 để cung cấp đủ lực đẩy trong quá trình cất cánh. Máy bay không thể mang theo tối đa nhiên liệu và vũ khí, không thể triển khai các máy bay cánh cố định tải trọng lớn. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Vì chỉ có một đường băng nên các máy bay phải cất cánh lần lượt từng chiếc một, không thể cho cất cánh cùng lúc nhiều máy bay. Đây là một bất lợi lớn trong các tình huống chiến đấu khẩn cấp. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Tàu sân bay Mỹ sử dụng hệ thống cất cánh và thu hồi (CATOBAR) bằng máy phóng. Mỗi tàu sân bay được trang bị 4 máy phóng cho phép phóng nhiều máy bay cùng lúc. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Máy phóng bao gồm một đường trượt lắp trên boong, càng trước của máy bay được kết nối với một thiết bị tương tự con thoi dệt vải chạy trên đường trượt. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Các máy phóng hiện đại thường sử dụng piston hơi nước. Con thoi kết nối giữ máy bay tại chỗ khi áp suất hơi nước được nén trong piston, khi đạt áp suất đạt tiêu chuẩn, thanh giằng được giải phóng, con thoi đẩy máy bay trượt dọc theo đường băng với tốc độ cao. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trong vòng từ 2-4 giây sau khi trượt trên đường băng, vận tốc do máy phóng cung cấp kết hợp với động cơ của máy bay giúp phi cơ cất cánh lao lên bầu trời. Ảnh: Milavia.
Máy phóng có thể hỗ trợ cất cánh cho hầu hết các loại máy bay, kể cả máy bay cánh cố định tải trọng lớn như máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye. Máy bay có thể mang theo tối đa nhiên liệu và vũ khí giúp nâng cao hiệu suất chiến đấu. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Nhược điểm của máy phóng là rất khó chế tạo, hiện nay Mỹ là quốc duy nhất làm chủ được loại công nghệ phức tạp này. Ảnh: Hải quân Mỹ.