Tiêm kích cánh quạt một động cơ P-47 Thunderbolt là loại chiến đấu cơ một chỗ ngồi đựợc Mỹ thiết kế từ đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai và đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1942. Nguồn ảnh: Warhistory.Gần như ngay lập tức, chiến đấu cơ này đã trở thành xương sống của Không quân Mỹ. Tổng cộng trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ đã sản xuất tới 15.636 chiếc P-47. Nguồn ảnh: Warhistory.Đây cũng là một trong những tiêm kích được sản xuất nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Loại tiêm kích này của Mỹ gần như đã tung cánh trên mọi quốc gia tham gia vào cuộc đại chiến thế giới này. Nguồn ảnh: Warhistory.Mặc dù mang danh là tiêm kích, tuy nhiên P-47 lại tỏ ra đặc biệt hiệu quả khi tham chiến theo kiểu cường kích hỗ trợ mặt đất. Một điều ít ai biết đó là P-47 được thiết kế bởi hai kỹ sư người nhập cư tới từ Gruzia - thuộc Liên Xô cũ. Nguồn ảnh: Warhistory.Đặc điểm của loại chiến đấu cơ này đó là dễ sản xuất, dễ bảo dưỡng, dễ vận hành và có độ cơ động cực kỳ tốt trên không kể cả khi nó mang theo quả bom nặng 2000 lb (hơn 900 kg). Nguồn ảnh: Warhistory.Điểm yếu được coi là chí tử nhất của tiêm kích P-47 lại chỉ bộc lộ khi chiến đấu cơ này di chuyển... dưới mặt đất. Cụ thể, máy bay bị thiết kế nghiêng về sau quá dốc và phần động cơ lớn khiến phi công gần như không nhìn thấy gì khi di chuyển dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Warhistory.Thậm chí, cách thức điều khiển các tiêm kích này ở dưới mặt đất hiệu quả nhất đó là cho một người khác... ngồi trên cánh máy bay để ra hiệu cho phi cơ vào vị trí cất cánh chính xác. Nguồn ảnh: Warhistory.Lái chiếc tiêm kích P-47 Thunderbolt tham gia không chiến cũng khác với việc sử dụng các loại phi cơ khác. P-47 không thích hợp với những cuộc hỗn chiến trên không kéo dài, nó phù hợp với việc nhảy bổ vào giữa các máy bay địch, bắn một loạt đạn và vọt ra ngoài. Nguồn ảnh: Warhistory.Đặc điểm này đến từ việc đây là chiếc máy bay có tốc độ bổ nhào nhanh nhất của cả cuộc chiến, đạt tới gần 900 km/h khi bổ nhào. Cách thức tấn công ưa thích của các phi công P-47 đó là dựa vào tốc độ bổ nhào. Dù sau khi bổ nhào, nó có bị bao nhiêu tiêm kích địch truy đuổi thì với tốc độ "kinh hồn bạt vía", P-47 cũng có thể cắt đuôi đối phương một cách dễ dàng và quay lại thực hiện tiếp động tác bổ nhào lần hai. Nguồn ảnh: Warhistory.Đây cũng chính là cơn ác mộng với các máy bay ném bom của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Do P-47 chỉ được trang bị súng máy loại 12,7mm nên nó khó có thể bắn hạ được động cơ của nhiều loại máy bay ném bom hạng nặng. Do đó, cách dễ nhất để P-47 hạ máy bay ném bom là bổ nhào và tấn công thẳng vào vị trí buồng lái của đối phương. Nguồn ảnh: Warhistory.Các phi công tiêm kích liều lĩnh của Đức thường đối đầu với P-47 bằng cách bay kiểu đối đầu. Nghĩa là đâm thẳng vào nhau và cố chiến thắng P-47 bằng hoả lực mạnh vượt trội của họ. Cách này cũng khá hiệu quả vì tiêm kích Đức thường có giáp dày, tuy nhiên tốc độ vượt trội và đà bổ nhào có thể giúp phi công Mỹ né tránh dễ dàng. Nguồn ảnh: Warhistory.Và tất nhiên, các phi công Mỹ vốn nổi tiếng với việc chiến đấu khôn ngoan, chả dại gì lại đâm đầu thi hoả lực và giáp với các loại tiêm kích có phần "cục xúc" của Đức, họ thích đánh úp kiểu bất ngờ hơn. Nguồn ảnh: Warhistory.Cận cảnh nạp đạn cho P-47. Ngoài 8 khẩu súng máy cỡ 12,7mm ra, P-47 còn mang theo được tối đa 2000 lb bom (tương đương hơn 900 kg) và 10 quả pháo phản lực 127mm. Nguồn ảnh: Warhistory.Về cuối chiến tranh, khi không quân các nước thuộc phe Phát xít đã quá yếu, P-47 lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ yểm trợ đường không cực kỳ hiệu quả của mình cho bộ binh dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Warhistory.Do P-47 là loại máy bay cực kỳ dễ bảo dưỡng và rất dễ điều khiển nên tới nay, còn hàng trăm chiếc P-47 trong tay các nhà sưu tập tư nhân vẫn tiếp tục tung cánh dù chúng đã chuẩn bị bước qua tuổi 80. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Tiêm kích P-47 sau 70 năm kể từ ngày ra đời vẫn chạy tốt.
Tiêm kích cánh quạt một động cơ P-47 Thunderbolt là loại chiến đấu cơ một chỗ ngồi đựợc Mỹ thiết kế từ đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai và đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1942. Nguồn ảnh: Warhistory.
Gần như ngay lập tức, chiến đấu cơ này đã trở thành xương sống của Không quân Mỹ. Tổng cộng trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ đã sản xuất tới 15.636 chiếc P-47. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây cũng là một trong những tiêm kích được sản xuất nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Loại tiêm kích này của Mỹ gần như đã tung cánh trên mọi quốc gia tham gia vào cuộc đại chiến thế giới này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù mang danh là tiêm kích, tuy nhiên P-47 lại tỏ ra đặc biệt hiệu quả khi tham chiến theo kiểu cường kích hỗ trợ mặt đất. Một điều ít ai biết đó là P-47 được thiết kế bởi hai kỹ sư người nhập cư tới từ Gruzia - thuộc Liên Xô cũ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đặc điểm của loại chiến đấu cơ này đó là dễ sản xuất, dễ bảo dưỡng, dễ vận hành và có độ cơ động cực kỳ tốt trên không kể cả khi nó mang theo quả bom nặng 2000 lb (hơn 900 kg). Nguồn ảnh: Warhistory.
Điểm yếu được coi là chí tử nhất của tiêm kích P-47 lại chỉ bộc lộ khi chiến đấu cơ này di chuyển... dưới mặt đất. Cụ thể, máy bay bị thiết kế nghiêng về sau quá dốc và phần động cơ lớn khiến phi công gần như không nhìn thấy gì khi di chuyển dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thậm chí, cách thức điều khiển các tiêm kích này ở dưới mặt đất hiệu quả nhất đó là cho một người khác... ngồi trên cánh máy bay để ra hiệu cho phi cơ vào vị trí cất cánh chính xác. Nguồn ảnh: Warhistory.
Lái chiếc tiêm kích P-47 Thunderbolt tham gia không chiến cũng khác với việc sử dụng các loại phi cơ khác. P-47 không thích hợp với những cuộc hỗn chiến trên không kéo dài, nó phù hợp với việc nhảy bổ vào giữa các máy bay địch, bắn một loạt đạn và vọt ra ngoài. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đặc điểm này đến từ việc đây là chiếc máy bay có tốc độ bổ nhào nhanh nhất của cả cuộc chiến, đạt tới gần 900 km/h khi bổ nhào. Cách thức tấn công ưa thích của các phi công P-47 đó là dựa vào tốc độ bổ nhào. Dù sau khi bổ nhào, nó có bị bao nhiêu tiêm kích địch truy đuổi thì với tốc độ "kinh hồn bạt vía", P-47 cũng có thể cắt đuôi đối phương một cách dễ dàng và quay lại thực hiện tiếp động tác bổ nhào lần hai. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây cũng chính là cơn ác mộng với các máy bay ném bom của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Do P-47 chỉ được trang bị súng máy loại 12,7mm nên nó khó có thể bắn hạ được động cơ của nhiều loại máy bay ném bom hạng nặng. Do đó, cách dễ nhất để P-47 hạ máy bay ném bom là bổ nhào và tấn công thẳng vào vị trí buồng lái của đối phương. Nguồn ảnh: Warhistory.
Các phi công tiêm kích liều lĩnh của Đức thường đối đầu với P-47 bằng cách bay kiểu đối đầu. Nghĩa là đâm thẳng vào nhau và cố chiến thắng P-47 bằng hoả lực mạnh vượt trội của họ. Cách này cũng khá hiệu quả vì tiêm kích Đức thường có giáp dày, tuy nhiên tốc độ vượt trội và đà bổ nhào có thể giúp phi công Mỹ né tránh dễ dàng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Và tất nhiên, các phi công Mỹ vốn nổi tiếng với việc chiến đấu khôn ngoan, chả dại gì lại đâm đầu thi hoả lực và giáp với các loại tiêm kích có phần "cục xúc" của Đức, họ thích đánh úp kiểu bất ngờ hơn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cận cảnh nạp đạn cho P-47. Ngoài 8 khẩu súng máy cỡ 12,7mm ra, P-47 còn mang theo được tối đa 2000 lb bom (tương đương hơn 900 kg) và 10 quả pháo phản lực 127mm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Về cuối chiến tranh, khi không quân các nước thuộc phe Phát xít đã quá yếu, P-47 lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ yểm trợ đường không cực kỳ hiệu quả của mình cho bộ binh dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do P-47 là loại máy bay cực kỳ dễ bảo dưỡng và rất dễ điều khiển nên tới nay, còn hàng trăm chiếc P-47 trong tay các nhà sưu tập tư nhân vẫn tiếp tục tung cánh dù chúng đã chuẩn bị bước qua tuổi 80. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích P-47 sau 70 năm kể từ ngày ra đời vẫn chạy tốt.