Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới bị chìm dưới lòng đại dương là tàu USS Thresher của Mỹ. Ngày 10/4/1963 tàu ngầm này của Mỹ đã bị chìm ngoài khơi Tây Đại Tây Dương. Ảnh: Photoarchive.Tàu chìm khi hệ thống động lực bị mất, các bình chứa khí nén bị rò rỉ khiến tàu không thể bơm nước ra khỏi bể dằn khiến nó không thể nổi lên được và chìm thẳng xuống lòng đại dương cùng 129 thuỷ thủ đoàn. Ảnh: Photoarchive.Năm 1968, tàu ngầm USS Corpion cũng chung số phận. Tuy nhiên nguyên nhân tàu ngầm này bị chìm tới nay vẫn chỉ là giả thiết. Ảnh: Photoarchive.Toàn bộ 99 thuỷ thủ đoàn trên tàu đã tử nạn cùng con tàu này ở vùng biển gần Bắc Phi. Ảnh: Photoarchive.Tiếp đến là Liên Xô. Năm 1982 tàu ngầm K-27 thuộc lớp Đề án 645 của Liên Xô đã được đánh chìm một cách có chủ ý ở vùng nước nông ngoài khơi vùng biển cận Bắc Cực. Ảnh: Photoarchive.Tàu ngầm K-27 được gia nhập biên chế Hải quân Liên Xô vào năm 1963 và bị loại biên vào năm 1979. Tàu ngầm này sau khi bị loại biên đã được IAEA khuyến cáo Liên Xô đánh chìm nó một cách có chủ ý thay vì cố lấy lõi phản ứng hạt nhân ra ngoài. Ảnh: Photoarchive.Tháng 4/1970, tàu ngầm K-8 thuộc Đề án 627 của Liên Xô đã bị chìm sau một vụ cháy ngoài biển. Thực tế khi vụ cháy xảy ra, toàn bộ thuỷ thủ đoàn đã thoát được ra ngoài vì khi đó tàu vẫn nổi. Ảnh: Photoarchive.Mặc dù vậy, khi tàu lai dắt tới vị trí tàu K-8 gặp nạn, các thuỷ thủ đoàn trên tàu lại... quay trở lại tàu. Trong quá trình lai dắt, tàu K-8 đã chìm một cách không kiểm soát xuống thẳng lòng biển, mang theo tổng cộng 60 thuỷ thủ trên tàu. Tàu chìm ở vùng biển Tây Bắc Tây Ban Nha, Bắc Thái Bình Dương. Ảnh: Photoarchive.Tàu ngầm K-219 thuộc Đền án 667 của Hải quân Liên Xô đã chìm vào ngày 3/10/1986 cách vùng biển Bermuda ở Bắc Đại Tây Dương 950 km. Ảnh: Photoarchive.Nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là do một vụ cháy xuất phát từ việc nổ ống phóng tên lửa trên tàu. Vụ nổ và đám cháy đã khiến 6 thuỷ thủ đoàn thiệt mạng tại chỗ. Toàn bộ các thành viên còn lại đều được di tản an toàn. Ảnh: Photoarchive.Tàu ngầm nhanh nhất lịch sử với tốc độ tối đa khi lặn lên tới hơn... 80 km/h mang tên K-278 Komsomolets đã chìm sau một vụ cháy trên tàu xảy ra vào ngày 7/4/1989 Ảnh: Photoarchive.Vụ cháy xảy ra ngoài khơi vùng biển Barent khiến 42 thuỷ thủ đoàn thiệt mạng, trong đó có nhiều thuỷ thủ tử nạn do cái lạnh cắt da ở vùng biển Barent vào mùa này. Chỉ 27 thành viên thuỷ thủ đoàn còn sống sót sau khi được tìm thấy. Ảnh: Photoarchive.Tàu ngầm K-429 thuộc Đề án 670A của Liên Xô thậm chí còn bị chìm... 2 lần. Lần đầu tiên tàu chìm trong khi chạy thử nghiệm trước khi được gia nhập biên chế Hải quân Liên Xô. Ảnh: Photoarchive.Lần thứ hai và cũng là lần cuối, tàu lại tiếp tục bị chìm sau vụ đầu tiên 2 năm khiến 16 thuỷ thủ đoàn trên tàu thiệt mạng. Sau cả hai lần tai nạn tàu K-429 đều được trục vớt lên và sửa chữa để... tiếp tục dùng. Ảnh: Photoarchive.Thảm hoạ tàu ngầm đầu tiên của Nga cho tới thời điểm nảy là tàu ngầm K-141 Kursk. Đây là tàu ngầm thuộc lớp Oscar II đã chìm ngoài khơi vùng biển Barent ngày 12/8/2000. Ảnh: Photoarchive.Nguyên nhân của vụ việc được cho là do ngư lôi của tàu đã nổ trong ống phóng khiến nó chìm thẳng xuống lòng đại dương. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn ở mũi tàu đã thiệt mạng tại chỗ trong khi đó những thuỷ thủ còn lại trên tổng số 118 thuỷ thủ đoàn dù còn sống nhưng đã chết vì thiếu ô-xy khi nỗ lực giải cứu quốc tế không thành công. Ảnh: Photoarchive.Cuối cùng là tàu ngầm K-159 của Hải quân Nga, đây là tàu ngầm được đóng từ thời Liên Xô theo lớp November. 14 năm sau khi bị loại biên, tàu K-159 được kéo tới vùng biển sâu để chuẩn bị bị đánh đắm một cách có chủ ý xuống lòng đại dương. Ảnh: Photoarchive.Trớ trêu thay, một cơn bão đã ập tới khiến tàu chìm trong quá trình lai dắt. 10 trên tổng số 9 thành viên thuỷ thủ đoàn khi đó đang trên tàu K-159 đã thiệt mạng. Ảnh: Photoarchive. Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm Kursk của Liên Xô khi còn... nổi được.
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới bị chìm dưới lòng đại dương là tàu USS Thresher của Mỹ. Ngày 10/4/1963 tàu ngầm này của Mỹ đã bị chìm ngoài khơi Tây Đại Tây Dương. Ảnh: Photoarchive.
Tàu chìm khi hệ thống động lực bị mất, các bình chứa khí nén bị rò rỉ khiến tàu không thể bơm nước ra khỏi bể dằn khiến nó không thể nổi lên được và chìm thẳng xuống lòng đại dương cùng 129 thuỷ thủ đoàn. Ảnh: Photoarchive.
Năm 1968, tàu ngầm USS Corpion cũng chung số phận. Tuy nhiên nguyên nhân tàu ngầm này bị chìm tới nay vẫn chỉ là giả thiết. Ảnh: Photoarchive.
Toàn bộ 99 thuỷ thủ đoàn trên tàu đã tử nạn cùng con tàu này ở vùng biển gần Bắc Phi. Ảnh: Photoarchive.
Tiếp đến là Liên Xô. Năm 1982 tàu ngầm K-27 thuộc lớp Đề án 645 của Liên Xô đã được đánh chìm một cách có chủ ý ở vùng nước nông ngoài khơi vùng biển cận Bắc Cực. Ảnh: Photoarchive.
Tàu ngầm K-27 được gia nhập biên chế Hải quân Liên Xô vào năm 1963 và bị loại biên vào năm 1979. Tàu ngầm này sau khi bị loại biên đã được IAEA khuyến cáo Liên Xô đánh chìm nó một cách có chủ ý thay vì cố lấy lõi phản ứng hạt nhân ra ngoài. Ảnh: Photoarchive.
Tháng 4/1970, tàu ngầm K-8 thuộc Đề án 627 của Liên Xô đã bị chìm sau một vụ cháy ngoài biển. Thực tế khi vụ cháy xảy ra, toàn bộ thuỷ thủ đoàn đã thoát được ra ngoài vì khi đó tàu vẫn nổi. Ảnh: Photoarchive.
Mặc dù vậy, khi tàu lai dắt tới vị trí tàu K-8 gặp nạn, các thuỷ thủ đoàn trên tàu lại... quay trở lại tàu. Trong quá trình lai dắt, tàu K-8 đã chìm một cách không kiểm soát xuống thẳng lòng biển, mang theo tổng cộng 60 thuỷ thủ trên tàu. Tàu chìm ở vùng biển Tây Bắc Tây Ban Nha, Bắc Thái Bình Dương. Ảnh: Photoarchive.
Tàu ngầm K-219 thuộc Đền án 667 của Hải quân Liên Xô đã chìm vào ngày 3/10/1986 cách vùng biển Bermuda ở Bắc Đại Tây Dương 950 km. Ảnh: Photoarchive.
Nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là do một vụ cháy xuất phát từ việc nổ ống phóng tên lửa trên tàu. Vụ nổ và đám cháy đã khiến 6 thuỷ thủ đoàn thiệt mạng tại chỗ. Toàn bộ các thành viên còn lại đều được di tản an toàn. Ảnh: Photoarchive.
Tàu ngầm nhanh nhất lịch sử với tốc độ tối đa khi lặn lên tới hơn... 80 km/h mang tên K-278 Komsomolets đã chìm sau một vụ cháy trên tàu xảy ra vào ngày 7/4/1989 Ảnh: Photoarchive.
Vụ cháy xảy ra ngoài khơi vùng biển Barent khiến 42 thuỷ thủ đoàn thiệt mạng, trong đó có nhiều thuỷ thủ tử nạn do cái lạnh cắt da ở vùng biển Barent vào mùa này. Chỉ 27 thành viên thuỷ thủ đoàn còn sống sót sau khi được tìm thấy. Ảnh: Photoarchive.
Tàu ngầm K-429 thuộc Đề án 670A của Liên Xô thậm chí còn bị chìm... 2 lần. Lần đầu tiên tàu chìm trong khi chạy thử nghiệm trước khi được gia nhập biên chế Hải quân Liên Xô. Ảnh: Photoarchive.
Lần thứ hai và cũng là lần cuối, tàu lại tiếp tục bị chìm sau vụ đầu tiên 2 năm khiến 16 thuỷ thủ đoàn trên tàu thiệt mạng. Sau cả hai lần tai nạn tàu K-429 đều được trục vớt lên và sửa chữa để... tiếp tục dùng. Ảnh: Photoarchive.
Thảm hoạ tàu ngầm đầu tiên của Nga cho tới thời điểm nảy là tàu ngầm K-141 Kursk. Đây là tàu ngầm thuộc lớp Oscar II đã chìm ngoài khơi vùng biển Barent ngày 12/8/2000. Ảnh: Photoarchive.
Nguyên nhân của vụ việc được cho là do ngư lôi của tàu đã nổ trong ống phóng khiến nó chìm thẳng xuống lòng đại dương. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn ở mũi tàu đã thiệt mạng tại chỗ trong khi đó những thuỷ thủ còn lại trên tổng số 118 thuỷ thủ đoàn dù còn sống nhưng đã chết vì thiếu ô-xy khi nỗ lực giải cứu quốc tế không thành công. Ảnh: Photoarchive.
Cuối cùng là tàu ngầm K-159 của Hải quân Nga, đây là tàu ngầm được đóng từ thời Liên Xô theo lớp November. 14 năm sau khi bị loại biên, tàu K-159 được kéo tới vùng biển sâu để chuẩn bị bị đánh đắm một cách có chủ ý xuống lòng đại dương. Ảnh: Photoarchive.
Trớ trêu thay, một cơn bão đã ập tới khiến tàu chìm trong quá trình lai dắt. 10 trên tổng số 9 thành viên thuỷ thủ đoàn khi đó đang trên tàu K-159 đã thiệt mạng. Ảnh: Photoarchive.
Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm Kursk của Liên Xô khi còn... nổi được.