Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72), với một tuần dương hạm, 4 tàu khu trục đã đi qua kênh đào Suez, tiến vào Biển Đỏ. Nhóm tác chiến được chính quyền Tổng thống Donald Trump triển khai đến Trung Đông như lời cảnh báo đối với Iran.Việc triển khai được thực hiện sau khi tình báo Mỹ phát hiện Iran bí mật di chuyển tên lửa bằng thuyền trên biển, nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công vào lực lượng và lợi ích của Mỹ ở Trung Đông. Dù Iran phủ nhận cáo buộc này và tố Mỹ giả mạo tin tức tình báo, chỉ huy Hạm đội 5 cũng nhấn mạnh sự quan tâm của Hải quân Mỹ đối với tên lửa Iran.Giới phân tích quân sự nhận định nếu có một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran, nó sẽ liên quan đến việc tìm kiếm và tiêu diệt cơ sở sản xuất, kho dự trữ tên lửa của Tehran, còn gọi là "tấn công giải phẫu". Mỹ và đồng minh Israel từ lâu coi chương trình tên lửa đạn đạo của Iran là mối đe dọa đối với an ninh và lợi ích của họ trong khu vực.Tấn công giải phẫu là thuật ngữ quân sự mô tả đợt tấn công bằng vũ khí dẫn đường công nghệ cao vào một mục tiêu nào đó, mà không gây ảnh hưởng, hoặc giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với mục tiêu dân sự xung quanh. Đối với chiến thuật này, vũ khí dẫn đường chính xác cao như tên lửa Tomahawk là lựa chọn khả thi nhất.Tên lửa Tomahawk, vũ khí được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh". Nó được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, GPS, men theo địa hình (Tercom), so sánh hình ảnh tương phản (DSMAC) và radar chủ động giai đoạn cuối. Hệ thống dẫn đường tinh vi này cho phép tên lửa đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ 10 m.Tomahawk có tầm bắn khoảng 2.500 km, mang theo đầu đạn nặng 450 kg. Với tầm bắn này, các chiến hạm của Mỹ có thể phóng tên lửa Tomahawk vào Iran từ Biển Đỏ, tránh nguy cơ bị phía Iran đáp trả. Tehran có kho tên lửa đạn đạo đồ sộ nhưng rất khó để bắn trúng một chiến hạm đang di chuyển trên biển.Trong quá khứ, rất nhiều lần Mỹ đã sử dụng tên lửa Tomahawk cho các đợt tấn công giải phẫu. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Tomahawk tiếp tục được sử dụng để nhắm mục tiêu vào Iran.Bên cạnh tên lửa Tomahawk, máy bay ném bom chiến lược B-52 có thể được sử dụng trong tấn công. Các máy bay B-52 ngày nay đã được nâng cấp để mang tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa, như đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW và AGM-158 JASSM.Các loại vũ dẫn đường chính xác cao như JSOW và JASSM cho phép máy bay B-52 tấn công các mục tiêu bên ngoài tầm bắn của phòng không Iran. Tuy vậy, khả năng Mỹ sử dụng B-52 để tấn công trực tiếp vào không phận Iran không được các chuyên gia quân sự đánh giá cao. Tehran sở hữu mạng lưới phòng không khá mạnh, trong khi B-52 là cỗ máy ném bom khổng lồ với khả năng cơ động kém.Tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet cũng là một lựa chọn khác để tấn công giải phẫu vào Iran. Super Hornet được đánh giá là tiêm kích trên hạm hàng đầu thế giới. Nó có thể mang vũ khí dẫn đường tầm xa như JSOW, JASSM và bom thông minh JDAM.Nếu sử dụng F/A-18, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ buộc phải tiến gần hơn vào bờ biển Iran, vì tầm bay của Super Hornet giới hạn trong bán kính chiến đấu khoảng 700 km. Điều này có thể là mạo hiểm khi khả năng Iran tấn công đáp trả vào tàu sân bay Mỹ là rất cao.Giới phân tích quân sự nhận định, tên lửa Tomahawk vẫn là lựa chọn khả thi và ít rủi ro nhất cho đợt tấn công giải phẫu vào Iran. Tuy vậy, nếu Mỹ tấn công Iran có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy và nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang quy mô lớn.Sức mạnh quân sự của Iran ở một cấp độ hoàn toàn khác so với Iraq, hay Syria, những quốc gia từng bị Mỹ đánh tơi tả bằng tên lửa Tomahawk. Kho tên lửa đạn đạo của Iran là trở ngại lớn nhất trong bất kỳ toan tính nào của Mỹ. Ảnh: AP.So sánh quân số và vũ khí giữa quân đội Mỹ và Iran: Đồ họa: Salamnfws.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72), với một tuần dương hạm, 4 tàu khu trục đã đi qua kênh đào Suez, tiến vào Biển Đỏ. Nhóm tác chiến được chính quyền Tổng thống Donald Trump triển khai đến Trung Đông như lời cảnh báo đối với Iran.
Việc triển khai được thực hiện sau khi tình báo Mỹ phát hiện Iran bí mật di chuyển tên lửa bằng thuyền trên biển, nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công vào lực lượng và lợi ích của Mỹ ở Trung Đông. Dù Iran phủ nhận cáo buộc này và tố Mỹ giả mạo tin tức tình báo, chỉ huy Hạm đội 5 cũng nhấn mạnh sự quan tâm của Hải quân Mỹ đối với tên lửa Iran.
Giới phân tích quân sự nhận định nếu có một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran, nó sẽ liên quan đến việc tìm kiếm và tiêu diệt cơ sở sản xuất, kho dự trữ tên lửa của Tehran, còn gọi là "tấn công giải phẫu". Mỹ và đồng minh Israel từ lâu coi chương trình tên lửa đạn đạo của Iran là mối đe dọa đối với an ninh và lợi ích của họ trong khu vực.
Tấn công giải phẫu là thuật ngữ quân sự mô tả đợt tấn công bằng vũ khí dẫn đường công nghệ cao vào một mục tiêu nào đó, mà không gây ảnh hưởng, hoặc giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với mục tiêu dân sự xung quanh. Đối với chiến thuật này, vũ khí dẫn đường chính xác cao như tên lửa Tomahawk là lựa chọn khả thi nhất.
Tên lửa Tomahawk, vũ khí được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh". Nó được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, GPS, men theo địa hình (Tercom), so sánh hình ảnh tương phản (DSMAC) và radar chủ động giai đoạn cuối. Hệ thống dẫn đường tinh vi này cho phép tên lửa đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ 10 m.
Tomahawk có tầm bắn khoảng 2.500 km, mang theo đầu đạn nặng 450 kg. Với tầm bắn này, các chiến hạm của Mỹ có thể phóng tên lửa Tomahawk vào Iran từ Biển Đỏ, tránh nguy cơ bị phía Iran đáp trả. Tehran có kho tên lửa đạn đạo đồ sộ nhưng rất khó để bắn trúng một chiến hạm đang di chuyển trên biển.
Trong quá khứ, rất nhiều lần Mỹ đã sử dụng tên lửa Tomahawk cho các đợt tấn công giải phẫu. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Tomahawk tiếp tục được sử dụng để nhắm mục tiêu vào Iran.
Bên cạnh tên lửa Tomahawk, máy bay ném bom chiến lược B-52 có thể được sử dụng trong tấn công. Các máy bay B-52 ngày nay đã được nâng cấp để mang tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa, như đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW và AGM-158 JASSM.
Các loại vũ dẫn đường chính xác cao như JSOW và JASSM cho phép máy bay B-52 tấn công các mục tiêu bên ngoài tầm bắn của phòng không Iran. Tuy vậy, khả năng Mỹ sử dụng B-52 để tấn công trực tiếp vào không phận Iran không được các chuyên gia quân sự đánh giá cao. Tehran sở hữu mạng lưới phòng không khá mạnh, trong khi B-52 là cỗ máy ném bom khổng lồ với khả năng cơ động kém.
Tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet cũng là một lựa chọn khác để tấn công giải phẫu vào Iran. Super Hornet được đánh giá là tiêm kích trên hạm hàng đầu thế giới. Nó có thể mang vũ khí dẫn đường tầm xa như JSOW, JASSM và bom thông minh JDAM.
Nếu sử dụng F/A-18, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ buộc phải tiến gần hơn vào bờ biển Iran, vì tầm bay của Super Hornet giới hạn trong bán kính chiến đấu khoảng 700 km. Điều này có thể là mạo hiểm khi khả năng Iran tấn công đáp trả vào tàu sân bay Mỹ là rất cao.
Giới phân tích quân sự nhận định, tên lửa Tomahawk vẫn là lựa chọn khả thi và ít rủi ro nhất cho đợt tấn công giải phẫu vào Iran. Tuy vậy, nếu Mỹ tấn công Iran có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy và nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang quy mô lớn.
Sức mạnh quân sự của Iran ở một cấp độ hoàn toàn khác so với Iraq, hay Syria, những quốc gia từng bị Mỹ đánh tơi tả bằng tên lửa Tomahawk. Kho tên lửa đạn đạo của Iran là trở ngại lớn nhất trong bất kỳ toan tính nào của Mỹ. Ảnh: AP.
So sánh quân số và vũ khí giữa quân đội Mỹ và Iran: Đồ họa: Salamnfws.