Trận đấu tăng lớn nhất lịch sử nhân loại diễn ra tại Kursk và thường được biết tới với tên gọi trận vòng cung Kursk có sự tham gia của tổng cộng hơn 3 triệu lính và gần 1 vạn xe tăng. Đây là trận chiến mang tính chất quyết định cục diện chiến trường Mặt trận phía Đông và cả Chiến tranh Thế giới thứ 2 sau đó. Nguồn ảnh: Thearchive.Khác với nhiều chiến dịch quy mô khác, trận Kursk là trận thư hùng của Đức và Liên Xô, hoàn toàn không có quân đội của bất cứ quốc gia nào khác tham chiến. Chính vì vậy, đây được coi là trận chiến mang tính "so găng" sòng phẳng bậc nhất giữa hai đại cường quốc này. Nguồn ảnh: Thearchive.Phía Đức tung vào chiến dịch này tổng cộng 780 nghìn quân bao gồm lực lượng chủ lực của Phương diện quân Trung Tâm và Phương diện quân phía Nam. Kèm theo đó là số lượng xe tăng và pháo tự hành gần 3000 chiếc. Nguồn ảnh: Thearchive.Trong số xe tăng Đức tham chiến ở Kursk có tổng cộng 259 chiếc Panther và 211 chiếc Tiger cùng 90 pháo tự hành Ferrdinand. Nguồn ảnh: Thearchive.Toàn bộ hai tiểu đoàn xe tăng Panther đời mới nhất của Đức đều tham gia vào trận chiến này với tổng cộng hơn 200 chiếc Panthers - loại xe tăng hạng trung được coi là hiện đại nhất thời bấy giờ trong biên chế của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Thearchive.Mặc dù vậy, do các tiểu đoàn chủ lực được trang bị xe tăng đời mới này lại chủ yếu toàn... lính mới nên khả năng tác chiến không cao, hiệu quả chiến đấu của xe tăng Panther được cho là không tương xứng khi đối thủ của chúng trong trận này có quá nhiều xe tăng đời cũ được Liên Xô tung ra chiến trường. Nguồn ảnh: Thearchive.Trong khi đó, phía Hồng quân Liên Xô tung vào trận chiến này số lượng quân tổng cộng lên tới gần 2 triệu, nghĩa là gấp đôi quân số của Đức. Kèm theo đó là số lượng xe tăng và pháo tự hành cũng nhiều gấp đôi đối phương, lên tới gần 5000 chiếc. Nguồn ảnh: Thearchive.Trong số đó có 205 xe tăng hạng nặng KV-1 cùng với 259 pháo tự hành các loại bao gồm 25 pháo tự hành SU-152 lớn nhất thời bấy giờ, 56 SU-122 và 67 SU-76. Nguồn ảnh: Thearchive.Còn lại, khoảng 1/3 số lượng xe tăng Liên Xô tung vào chiến trường này tương đương hơn 1500 chiếc là xe tăng hạng nhẹ. Nhiều nhất là các loại T-60 và T-70 với số lượng tương đương với 1061 chiếc. Đây là các loại xe tăng quá yếu, hoàn toàn không đủ hoả lực để tấn công các xe tăng Đức, kể cả tấn công từ phía sau. Nguồn ảnh: Thearchive.Loại xe tăng hữu dụng và cũng là loại xe tăng hiện đại nhất của Liên Xô ở Kursk là loại T-34 sử dụng nòng 76mm thực chất cũng không đủ khả năng tấn công các xe tăng Panzer IV của Đức và càng không đủ khả năng đục xuyên giáp trước của Tiger và Panther. Nguồn ảnh: Thearchive.Niềm hy vọng duy nhất của Liên Xô trong trận này chính là các loại pháo tự hành chống tăng bao gồm SU-122 và SU-152. Tuy nhiên các loại pháo tự hành chống tăng này cũng cần tiếp cận ở cự ly gần mới có thể phá huỷ được xe tăng hạng nặng loại Tiger của Đức. Nguồn ảnh: Thearchive.Ở cự ly từ 700 mét trở lên, mọi loại xe tăng của Liên Xô đều không đủ khả năng chịu được sức mạnh của khẩu pháo 88mm gắn trên xe tăng xe tăng Tigers của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Thearchive.Ngoài ra, số lượng xe tăng SU-152 và SU-122 ở mặt trận Kursk cũng không nhiều - điều này chính là lý do tại sao lực lượng xe tăng của Liên Xô đã gần như bị nghiền nát tại Kursk. Mặc dù vậy, chiến thắng chung cuộc vẫn thuộc về Moscow với chiến thuật cực kỳ hợp lý. Nguồn ảnh: Thearchive. Mời độc giả xem Video: Trận chiến Kursk trích phim Kursk.
Trận đấu tăng lớn nhất lịch sử nhân loại diễn ra tại Kursk và thường được biết tới với tên gọi trận vòng cung Kursk có sự tham gia của tổng cộng hơn 3 triệu lính và gần 1 vạn xe tăng. Đây là trận chiến mang tính chất quyết định cục diện chiến trường Mặt trận phía Đông và cả Chiến tranh Thế giới thứ 2 sau đó. Nguồn ảnh: Thearchive.
Khác với nhiều chiến dịch quy mô khác, trận Kursk là trận thư hùng của Đức và Liên Xô, hoàn toàn không có quân đội của bất cứ quốc gia nào khác tham chiến. Chính vì vậy, đây được coi là trận chiến mang tính "so găng" sòng phẳng bậc nhất giữa hai đại cường quốc này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Phía Đức tung vào chiến dịch này tổng cộng 780 nghìn quân bao gồm lực lượng chủ lực của Phương diện quân Trung Tâm và Phương diện quân phía Nam. Kèm theo đó là số lượng xe tăng và pháo tự hành gần 3000 chiếc. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trong số xe tăng Đức tham chiến ở Kursk có tổng cộng 259 chiếc Panther và 211 chiếc Tiger cùng 90 pháo tự hành Ferrdinand. Nguồn ảnh: Thearchive.
Toàn bộ hai tiểu đoàn xe tăng Panther đời mới nhất của Đức đều tham gia vào trận chiến này với tổng cộng hơn 200 chiếc Panthers - loại xe tăng hạng trung được coi là hiện đại nhất thời bấy giờ trong biên chế của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mặc dù vậy, do các tiểu đoàn chủ lực được trang bị xe tăng đời mới này lại chủ yếu toàn... lính mới nên khả năng tác chiến không cao, hiệu quả chiến đấu của xe tăng Panther được cho là không tương xứng khi đối thủ của chúng trong trận này có quá nhiều xe tăng đời cũ được Liên Xô tung ra chiến trường. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trong khi đó, phía Hồng quân Liên Xô tung vào trận chiến này số lượng quân tổng cộng lên tới gần 2 triệu, nghĩa là gấp đôi quân số của Đức. Kèm theo đó là số lượng xe tăng và pháo tự hành cũng nhiều gấp đôi đối phương, lên tới gần 5000 chiếc. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trong số đó có 205 xe tăng hạng nặng KV-1 cùng với 259 pháo tự hành các loại bao gồm 25 pháo tự hành SU-152 lớn nhất thời bấy giờ, 56 SU-122 và 67 SU-76. Nguồn ảnh: Thearchive.
Còn lại, khoảng 1/3 số lượng xe tăng Liên Xô tung vào chiến trường này tương đương hơn 1500 chiếc là xe tăng hạng nhẹ. Nhiều nhất là các loại T-60 và T-70 với số lượng tương đương với 1061 chiếc. Đây là các loại xe tăng quá yếu, hoàn toàn không đủ hoả lực để tấn công các xe tăng Đức, kể cả tấn công từ phía sau. Nguồn ảnh: Thearchive.
Loại xe tăng hữu dụng và cũng là loại xe tăng hiện đại nhất của Liên Xô ở Kursk là loại T-34 sử dụng nòng 76mm thực chất cũng không đủ khả năng tấn công các xe tăng Panzer IV của Đức và càng không đủ khả năng đục xuyên giáp trước của Tiger và Panther. Nguồn ảnh: Thearchive.
Niềm hy vọng duy nhất của Liên Xô trong trận này chính là các loại pháo tự hành chống tăng bao gồm SU-122 và SU-152. Tuy nhiên các loại pháo tự hành chống tăng này cũng cần tiếp cận ở cự ly gần mới có thể phá huỷ được xe tăng hạng nặng loại Tiger của Đức. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ở cự ly từ 700 mét trở lên, mọi loại xe tăng của Liên Xô đều không đủ khả năng chịu được sức mạnh của khẩu pháo 88mm gắn trên xe tăng xe tăng Tigers của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ngoài ra, số lượng xe tăng SU-152 và SU-122 ở mặt trận Kursk cũng không nhiều - điều này chính là lý do tại sao lực lượng xe tăng của Liên Xô đã gần như bị nghiền nát tại Kursk. Mặc dù vậy, chiến thắng chung cuộc vẫn thuộc về Moscow với chiến thuật cực kỳ hợp lý. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mời độc giả xem Video: Trận chiến Kursk trích phim Kursk.