18 năm về trước, vào ngày 12/8/2000, trong một cuộc tập trận trên biển Barent, tàu ngầm hạt nhân Kursk của Hải quân Nga bất ngờ biến mất, kéo theo toàn bộ 118 thuỷ thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy trên tàu xuống biển sâu và mọi nỗ lực cứu hộ của Moscow sau đó đều thất bại. Nguồn ảnh: RT.Tàu ngầm hạt nhân Kursk mang số hiệu K-141 là tàu ngầm được đóng theo lớp Oscar II của Hải quân Nga. Đây là lớp tàu ngầm biểu trưng cho sức mạnh của lực lượng hải quân nước này. Tàu K-141 mới chỉ được hạ thuỷ năm 1994 và chính thức phục vụ được khoảng 6 năm trước khi xảy ra tai nạn. Nguồn ảnh: RT.Tàu có biên chế đầy đủ tổng cộng 130 thuỷ thủ. Trong thời điểm xảy ra tai nạn, tàu có 118 thuỷ thủ và sĩ quan chỉ huy. Thuyền trưởng của tàu khi đó là Đại tá Gennady Lyachin, phần lớn thuỷ thủ đoàn đền ở độ tuổi dưới 30 và chưa lập gia đình. Ảnh: Thuỷ thủ đoàn trên tàu Kursk trong cuộc duyệt binh ngày 30/7/2000. Nguồn ảnh: RT.Ngày 12/8/2000, tàu ngầm Kursk của Nga tham gia cuộc tập trận ở vùng biển Barents nằm ở phía bắc nước này. Tham gia cuộc tập trận này, tàu ngầm Kursk mang theo tổng cộng 24 tên lửa hành trình và 24 ngư lôi. Nguồn ảnh: RT.Rung động thuỷ âm được phía Na Uy ghi lại khi vụ nổ xảy ra, theo đó, người ta cho rằng nhiên liệu hydrogen của một quả ngư lôi đã bị rò rỉ dẫn tới việc bén lửa, làm nổ tung toàn bộ khoang ngư lôi ở mũi tàu với hai vụ nổ liên tiếp, ước tính tương đương với 6 tấn TNT. Nguồn ảnh: RT.Kursk ngay lập tức chìm xuống độ sâu hàng trăm mét dưới đáy biển. Một số thuỷ thủ vẫn sống sót sau vụ nổ nhưng bị mắc kẹt bên trong tàu. Toàn bộ những thuỷ thủ này sau đó đã chết ngạt do thiếu oxy. Nhiều chuyên gia cho rằng, có thể đã cứu sống được những thuỷ thủ này nều phía Nga có khả năng ứng cứu tốt hơn thay vì phải kêu gọi sự giúp đỡ của nước ngoài. Nguồn ảnh: RT.Sau lời kêu gọi của Nga, một nỗ lực mang tính quốc tế đã được thực hiện và kéo dài 10 ngày. Tuy nhiên, mọi nỗ lực cứu hộ đều thất bại. Tàu ngầm Kursk biến thành một mồ chôn tập thể. Khoảng 1 tuần sau bi kịch, thợ lặn mới tìm được đường vào bên trong tàu, tuy nhiên họ không tìm thấy ai sống sót. Nguồn ảnh: RT.Đây là thảm hoạ lớn nhất mà nước Nga phải đối mặt trong thời gian Tổng thống Vladimir Putin mới lên nhận chức. Nhiều chuyên gia cho rằng điều này đã ảnh hưởng lớn tới độ uy tín của ông Putin, nhất là khi cả nước Nga nhận ra rằng, lực lượng cứu hộ tàu ngầm của họ hoàn toàn không là gì so với những tàu ngầm khổng lồ mà Hải quân Nga sở hữu. Nguồn ảnh: RT.Nhiều giả thiết khác về vụ tai nạn cũng được đặt ra, trong đó có cả giả thiết về việc tàu ngầm Kursk dính ngư lôi từ một tàu ngầm Mỹ trong khu vực, tuy nhiên Nga - Mỹ đã đàm phán để giữ kín bí mật này. Một giả thiết khác có vẻ hợp lý hơn, đó là tàu ngầm Kursk của Nga bị dính thuỷ lôi từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai còn sót lại ở vùng biển này. Nguồn ảnh: RT.Tới tháng 10/2001, tàu ngầm Kursk của Nga mới được trục vớt và đưa về cảng. Một lần nữa, sự yếu kém của Nga lại được thể hiện khi toàn bộ quá trình trục vớt lại do phía Hà Lan đảm nhiệm. Hải quân hay quân đội Nga không đủ trình độ cũng như không có thiết bị để trục vớt một tàu ngầm khổng lồ như K-141. Nguồn ảnh: RT.Sau một năm trời nằm dưới đáy đại dương, người ta chỉ tìm được 115 bộ hài cốt trên tổng số 118 thuỷ thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy trên tàu. Theo lệnh của Tổng thống Putin, toàn bộ thuỷ thủ đoàn và sĩ quan trên tàu đều được nhận Huân chương cho sự can đảm và danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga được trao cho thuyền trưởng của tàu Kursk. Nguồn ảnh: RT.Phần tháp điều khiển của tàu ngầm Kursk sau đó đã được dỡ ra để dựng thành đài tưởng niệm ở cảng Murmansk nằm ở phía bắc nước Nga. Các thành phố khác bao gồm cả Moscow cũng dựng các đài tưởng niệm tương tự dành cho những người lính quả cảm trên tàu ngầm Kursk. Nguồn ảnh: RT. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh kinh hoàng của tàu ngầm hạt nhân Kursk trong biên chế Hải quân Nga.
18 năm về trước, vào ngày 12/8/2000, trong một cuộc tập trận trên biển Barent, tàu ngầm hạt nhân Kursk của Hải quân Nga bất ngờ biến mất, kéo theo toàn bộ 118 thuỷ thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy trên tàu xuống biển sâu và mọi nỗ lực cứu hộ của Moscow sau đó đều thất bại. Nguồn ảnh: RT.
Tàu ngầm hạt nhân Kursk mang số hiệu K-141 là tàu ngầm được đóng theo lớp Oscar II của Hải quân Nga. Đây là lớp tàu ngầm biểu trưng cho sức mạnh của lực lượng hải quân nước này. Tàu K-141 mới chỉ được hạ thuỷ năm 1994 và chính thức phục vụ được khoảng 6 năm trước khi xảy ra tai nạn. Nguồn ảnh: RT.
Tàu có biên chế đầy đủ tổng cộng 130 thuỷ thủ. Trong thời điểm xảy ra tai nạn, tàu có 118 thuỷ thủ và sĩ quan chỉ huy. Thuyền trưởng của tàu khi đó là Đại tá Gennady Lyachin, phần lớn thuỷ thủ đoàn đền ở độ tuổi dưới 30 và chưa lập gia đình. Ảnh: Thuỷ thủ đoàn trên tàu Kursk trong cuộc duyệt binh ngày 30/7/2000. Nguồn ảnh: RT.
Ngày 12/8/2000, tàu ngầm Kursk của Nga tham gia cuộc tập trận ở vùng biển Barents nằm ở phía bắc nước này. Tham gia cuộc tập trận này, tàu ngầm Kursk mang theo tổng cộng 24 tên lửa hành trình và 24 ngư lôi. Nguồn ảnh: RT.
Rung động thuỷ âm được phía Na Uy ghi lại khi vụ nổ xảy ra, theo đó, người ta cho rằng nhiên liệu hydrogen của một quả ngư lôi đã bị rò rỉ dẫn tới việc bén lửa, làm nổ tung toàn bộ khoang ngư lôi ở mũi tàu với hai vụ nổ liên tiếp, ước tính tương đương với 6 tấn TNT. Nguồn ảnh: RT.
Kursk ngay lập tức chìm xuống độ sâu hàng trăm mét dưới đáy biển. Một số thuỷ thủ vẫn sống sót sau vụ nổ nhưng bị mắc kẹt bên trong tàu. Toàn bộ những thuỷ thủ này sau đó đã chết ngạt do thiếu oxy. Nhiều chuyên gia cho rằng, có thể đã cứu sống được những thuỷ thủ này nều phía Nga có khả năng ứng cứu tốt hơn thay vì phải kêu gọi sự giúp đỡ của nước ngoài. Nguồn ảnh: RT.
Sau lời kêu gọi của Nga, một nỗ lực mang tính quốc tế đã được thực hiện và kéo dài 10 ngày. Tuy nhiên, mọi nỗ lực cứu hộ đều thất bại. Tàu ngầm Kursk biến thành một mồ chôn tập thể. Khoảng 1 tuần sau bi kịch, thợ lặn mới tìm được đường vào bên trong tàu, tuy nhiên họ không tìm thấy ai sống sót. Nguồn ảnh: RT.
Đây là thảm hoạ lớn nhất mà nước Nga phải đối mặt trong thời gian Tổng thống Vladimir Putin mới lên nhận chức. Nhiều chuyên gia cho rằng điều này đã ảnh hưởng lớn tới độ uy tín của ông Putin, nhất là khi cả nước Nga nhận ra rằng, lực lượng cứu hộ tàu ngầm của họ hoàn toàn không là gì so với những tàu ngầm khổng lồ mà Hải quân Nga sở hữu. Nguồn ảnh: RT.
Nhiều giả thiết khác về vụ tai nạn cũng được đặt ra, trong đó có cả giả thiết về việc tàu ngầm Kursk dính ngư lôi từ một tàu ngầm Mỹ trong khu vực, tuy nhiên Nga - Mỹ đã đàm phán để giữ kín bí mật này. Một giả thiết khác có vẻ hợp lý hơn, đó là tàu ngầm Kursk của Nga bị dính thuỷ lôi từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai còn sót lại ở vùng biển này. Nguồn ảnh: RT.
Tới tháng 10/2001, tàu ngầm Kursk của Nga mới được trục vớt và đưa về cảng. Một lần nữa, sự yếu kém của Nga lại được thể hiện khi toàn bộ quá trình trục vớt lại do phía Hà Lan đảm nhiệm. Hải quân hay quân đội Nga không đủ trình độ cũng như không có thiết bị để trục vớt một tàu ngầm khổng lồ như K-141. Nguồn ảnh: RT.
Sau một năm trời nằm dưới đáy đại dương, người ta chỉ tìm được 115 bộ hài cốt trên tổng số 118 thuỷ thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy trên tàu. Theo lệnh của Tổng thống Putin, toàn bộ thuỷ thủ đoàn và sĩ quan trên tàu đều được nhận Huân chương cho sự can đảm và danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga được trao cho thuyền trưởng của tàu Kursk. Nguồn ảnh: RT.
Phần tháp điều khiển của tàu ngầm Kursk sau đó đã được dỡ ra để dựng thành đài tưởng niệm ở cảng Murmansk nằm ở phía bắc nước Nga. Các thành phố khác bao gồm cả Moscow cũng dựng các đài tưởng niệm tương tự dành cho những người lính quả cảm trên tàu ngầm Kursk. Nguồn ảnh: RT.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh kinh hoàng của tàu ngầm hạt nhân Kursk trong biên chế Hải quân Nga.