Theo đó nhiệm vụ của những chiến đấu cơ này chỉ là nhằm hộ tống tàn dư cuối cùng của họ tháo chạy khỏi miền Nam Việt Nam vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975. Cuộc di tản được diễn ra ở mọi nơi trên đường phố Sài Gòn, miễn là đủ chỗ trống cho máy bay hạ cánh. Nguồn ảnh: Newsweek.Chỉ tính riêng trong ngày 29-30/4/1975, đã có tới 7000 người di tản khỏi Sài Gòn trong đó phần lớn là những người có quốc tịch nước ngoài và những người Việt Nam làm việc cho chính phủ Mỹ. Nguồn ảnh: Houston.Để đảm bảo an toàn cho cuộc di tản lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Hải quân Mỹ đã huy động một loạt các máy bay chiến đấu chỉ để bảo vệ cho các phi đoàn trực thăng, máy bay di tản. Ảnh: Máy bay trực thăng từ tàu sân bay Mỹ đỗ trên nóc tòa nhà Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn để đón người di tản. Nguồn ảnh: KBPS.Phổ biến nhất trong Chiến tranh Việt Nam và cũng là loại máy bay bị bắn rơi nhiều nhất trên chiến trường, chiến đấu cơ phản lực F-4 Phantom cũng góp mặt trong cuộc đại di tản của Mỹ ở miền Nam Việt Nam năm 1975 dưới danh nghĩa là máy bay làm nhiệm vụ bảo vệ hành lang di tản đường không. Nguồn ảnh: Youtube.Đã từng tham chiến trên vùng trời Việt nam với tư cách là thành viên của lực lượng không quân sừng sỏ nhất thế giới, nhưng F-4 đã phải nhận nhiều quả đắng tại Việt Nam trong suốt thời gian nó tham chiến. Ở những giờ phút cuối cùng nó chỉ là kẻ bảo vệ cho đoàn người tháo chạy. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Được xếp vào loại máy bay đánh chặn, tiêm kích-bom, F-4 Phantom được sản xuất hàng loạt từ năm 1960 nhưng lại bị rơi rụng hơn... 400 chiếc tại Việt Nam chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Chiến đấu cơ này có tốc độ bay tối đa lên tới Mach 2,2 tương đương với 2370 km/h, trần bay 18.000 mét và có tầm bay tối đa khoảng 2700 km. Nguồn ảnh: Aviation.Chiến đấu cơ thứ hai tham gia vào việc bảo vệ cuộc "rút lui chiến thuật" của Mỹ và đồng minh tại Nam Việt Nam vào ngày Sài Gòn sụp đổ chính là F-111 Aardvark, một loại máy bay chiến đấu-ném bom được sản xuất từ năm 1967. Nguồn ảnh: Pacific.Có tốc độ tối đa lên tới Mach 2,5; các máy bay chiến đấu F-111 có khả năng bay từ ngoài Hạm đội 7 của Mỹ vào Sài Gòn chỉ trong vỏn vẹn nửa tiếng đồng hồ, tạo được hỏa lực yểm trợ rất lớn và kịp thời cho đoàn di tản trong trường hợp bị tấn công. Nguồn ảnh: Wiki.Tất nhiên là đoàn di tản của Mỹ không bao giờ bị ta tấn công và chiếc F-111 chỉ có đúng một nhiệm vụ là "lượn đi lượn lại" giữa Hạm đội 7 và Sài Gòn, nhiệm vụ này giống với nhiệm vụ của tất cả các chiến đấu cơ khác tham gia vào cuộc "đại di tản" kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Fas.Để chắc chắn bảo vệ được hành lang di tản mỏng manh của mình, phía Mỹ còn cẩn thận huy động một loạt các máy bay tiêm kích bom A-7 Corsair II với nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, bảo vệ hành lang di tản khỏi hệ thống phòng không bậc nhất thế giới của Việt Nam thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Aviation.Được sản xuất từ năm 1967, A-7 Corsair được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam như một loại máy bay tấn công mặt đất với khả năng mang theo tối đa tới 6,8 tấn bom. Nguồn ảnh: Aircraft.Có tốc độ tối đa ở độ cao thấp chỉ khoảng 1111 km/h và còn thấp hơn nữa nếu được mang theo đủ 6,8 tấn bom, A-7 Corsair là một mục tiêu rất được ưa thích của lực lượng phòng không Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ vì không những bay chậm, loại máy bay này còn phải bổ nhào trước khi cắt bom, tạo điều kiện rất tốt cho các hệ thống pháo phòng không, pháo cao xạ của ta hạ gục chúng. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài ra, còn một loạt các loại máy bay vận tải, máy bay trực thăng tham gia cuộc đại di tản trên không với điểm xuất phát là từ Sài Gòn và đích đến là Hạm đội 7 của Mỹ ở ngay ngoài Biển Đông hoặc bay thẳng sang Thái Lan. Dưới mặt biển, tất cả các loại tàu bè nào đủ lớn để có thể ra khơi cũng đều được huy động cho cuộc rút lui tháo chạy lớn nhất này. Nguồn ảnh: Vietnam.Và một cuộc tắm máu như chính quyền Sài Gòn reo rao khi Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn đã không bao giờ xảy ra như những gì họ tuyên bố. Nguồn ảnh: Learning.
Theo đó nhiệm vụ của những chiến đấu cơ này chỉ là nhằm hộ tống tàn dư cuối cùng của họ tháo chạy khỏi miền Nam Việt Nam vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975. Cuộc di tản được diễn ra ở mọi nơi trên đường phố Sài Gòn, miễn là đủ chỗ trống cho máy bay hạ cánh. Nguồn ảnh: Newsweek.
Chỉ tính riêng trong ngày 29-30/4/1975, đã có tới 7000 người di tản khỏi Sài Gòn trong đó phần lớn là những người có quốc tịch nước ngoài và những người Việt Nam làm việc cho chính phủ Mỹ. Nguồn ảnh: Houston.
Để đảm bảo an toàn cho cuộc di tản lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Hải quân Mỹ đã huy động một loạt các máy bay chiến đấu chỉ để bảo vệ cho các phi đoàn trực thăng, máy bay di tản. Ảnh: Máy bay trực thăng từ tàu sân bay Mỹ đỗ trên nóc tòa nhà Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn để đón người di tản. Nguồn ảnh: KBPS.
Phổ biến nhất trong Chiến tranh Việt Nam và cũng là loại máy bay bị bắn rơi nhiều nhất trên chiến trường, chiến đấu cơ phản lực F-4 Phantom cũng góp mặt trong cuộc đại di tản của Mỹ ở miền Nam Việt Nam năm 1975 dưới danh nghĩa là máy bay làm nhiệm vụ bảo vệ hành lang di tản đường không. Nguồn ảnh: Youtube.
Đã từng tham chiến trên vùng trời Việt nam với tư cách là thành viên của lực lượng không quân sừng sỏ nhất thế giới, nhưng F-4 đã phải nhận nhiều quả đắng tại Việt Nam trong suốt thời gian nó tham chiến. Ở những giờ phút cuối cùng nó chỉ là kẻ bảo vệ cho đoàn người tháo chạy. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Được xếp vào loại máy bay đánh chặn, tiêm kích-bom, F-4 Phantom được sản xuất hàng loạt từ năm 1960 nhưng lại bị rơi rụng hơn... 400 chiếc tại Việt Nam chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Chiến đấu cơ này có tốc độ bay tối đa lên tới Mach 2,2 tương đương với 2370 km/h, trần bay 18.000 mét và có tầm bay tối đa khoảng 2700 km. Nguồn ảnh: Aviation.
Chiến đấu cơ thứ hai tham gia vào việc bảo vệ cuộc "rút lui chiến thuật" của Mỹ và đồng minh tại Nam Việt Nam vào ngày Sài Gòn sụp đổ chính là F-111 Aardvark, một loại máy bay chiến đấu-ném bom được sản xuất từ năm 1967. Nguồn ảnh: Pacific.
Có tốc độ tối đa lên tới Mach 2,5; các máy bay chiến đấu F-111 có khả năng bay từ ngoài Hạm đội 7 của Mỹ vào Sài Gòn chỉ trong vỏn vẹn nửa tiếng đồng hồ, tạo được hỏa lực yểm trợ rất lớn và kịp thời cho đoàn di tản trong trường hợp bị tấn công. Nguồn ảnh: Wiki.
Tất nhiên là đoàn di tản của Mỹ không bao giờ bị ta tấn công và chiếc F-111 chỉ có đúng một nhiệm vụ là "lượn đi lượn lại" giữa Hạm đội 7 và Sài Gòn, nhiệm vụ này giống với nhiệm vụ của tất cả các chiến đấu cơ khác tham gia vào cuộc "đại di tản" kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Fas.
Để chắc chắn bảo vệ được hành lang di tản mỏng manh của mình, phía Mỹ còn cẩn thận huy động một loạt các máy bay tiêm kích bom A-7 Corsair II với nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, bảo vệ hành lang di tản khỏi hệ thống phòng không bậc nhất thế giới của Việt Nam thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Aviation.
Được sản xuất từ năm 1967, A-7 Corsair được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam như một loại máy bay tấn công mặt đất với khả năng mang theo tối đa tới 6,8 tấn bom. Nguồn ảnh: Aircraft.
Có tốc độ tối đa ở độ cao thấp chỉ khoảng 1111 km/h và còn thấp hơn nữa nếu được mang theo đủ 6,8 tấn bom, A-7 Corsair là một mục tiêu rất được ưa thích của lực lượng phòng không Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ vì không những bay chậm, loại máy bay này còn phải bổ nhào trước khi cắt bom, tạo điều kiện rất tốt cho các hệ thống pháo phòng không, pháo cao xạ của ta hạ gục chúng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, còn một loạt các loại máy bay vận tải, máy bay trực thăng tham gia cuộc đại di tản trên không với điểm xuất phát là từ Sài Gòn và đích đến là Hạm đội 7 của Mỹ ở ngay ngoài Biển Đông hoặc bay thẳng sang Thái Lan. Dưới mặt biển, tất cả các loại tàu bè nào đủ lớn để có thể ra khơi cũng đều được huy động cho cuộc rút lui tháo chạy lớn nhất này. Nguồn ảnh: Vietnam.
Và một cuộc tắm máu như chính quyền Sài Gòn reo rao khi Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn đã không bao giờ xảy ra như những gì họ tuyên bố. Nguồn ảnh: Learning.