Cỗ xe tăng đầu tiên mang dấu ấn Đức chính là dòng xe tăng mang tên A7V ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đây được coi là xe tăng Đức duy nhất đủ sức đối đầu với thiết giáp Anh trên mặt trận châu Âu trong cuộc chiến tranh lớn đầu thế kỷ 20 này. Nguồn ảnh: Warhistory.Đáng tiếc là A7V lại ra đời quá muộn, tổng cộng chỉ 30 chiếc được sản xuất, không đủ để giúp Berlin thay đổi cục diện đã rồi khi đó dù rằng sự ra đời của A7V đã làm thay đổi mọi thiết kế xe tăng cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.Ra đời vào năm 1933, xe tăng Panzer I chính là xương sống của chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh mà Đức phát triển đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai. Panzer I có tên đầy đủ là PanzerKampfwagen I, bắt đầu được nhập biên chế phục vụ quân đội Đức từ năm 1934. Nguồn ảnh: Warhistory.Khi mới ra đời, Panzer I có giáp rất mỏng, phần trước của xe tăng chỉ có giáp chỗ dày nhất khoảng 13mm. Tuy nhiên lớp giáp này được vát nghiêng - đủ sức giúp Panzer I sống sót trước gần như mọi loại súng trường chống tăng cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.Cải tiến từ Panzer I, Panzer III với cái tên Pzkpfw III đã ra đời vào năm 1938 và chính thức được nhập biên chế từ năm 1939. Đây chính là bản nâng cấp toàn diện của Panzer I với giáp được nâng lên tối đa 50mm (phiên bản J+) ở mọi góc của xe tăng. Nguồn ảnh: Warhistory.Phiên bản gốc của chiếc xe tăng hạng trung này được trang bị một khẩu pháo 37mm, tuy nhiên khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, PzKpfw III được nâng cấp lên nòng 50mm và gắn tới 2 súng máy đồng trục. Nguồn ảnh: Warhistory.Trong thời gian đầu của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức chỉ có chính xác 100 chiếc Pz III khi tấn công Ba Lan. Quân số Pz III tăng lên 350 chiếc khi Đức tấn công Pháp nhưng khi tấn công Liên Xô, số lượng Pz III đã lên tới hơn 3000. Nguồn ảnh: Warhistory.Mặc dù vậy, khi tấn công Liên Xô, Đức đã phải đối mặt với những xe tăng hạng nặng của Hồng quân và tỏ ra khiếp sợ những loại xe tăng này. chính vì vậy, một phiên bản xe tăng hạng nặng với nòng pháo 88mm Flak được sử dụng làm pháo chính đã ra đời, có tên gọi là Tiger - Con Cọp. Nguồn ảnh: Warhistory.Với nòng pháo này, Tiger có thể tiêu diệt mọi loại xe tăng trên khắp thế giới thời bấy giờ ở khoảng cách dưới 700 mét. Tuy nhiên Tiger lại quá tốn chi phí sản xuất, kém cơ động, độ tin tưởng thấp và không tạo nên bước ngoặt được cho cuộc chiến vì khi nó ra đời, các loại vũ khí chống tăng của thế giới cũng đã phát triển vượt bậc. Nguồn ảnh: Warhistory.Tiếp đến là xe tăng Panther - Con Báo. Đây là dòng xe tăng hạng trung có hiệu quả chiến đấu tốt nhất mà Đức từng sản xuất ra. Nó được xuất hiện lần đầu tiên trên chiến trường vào năm 1942 và có lớp giáp mặt dày tới 120mm. Nguồn ảnh: Warhistory.Mặc dù chỉ được trang bị nòng pháo 75mm như trên những chiếc Pz IV ra đời trước đó. Tuy nhiên Panther lại có độ cơ động đáng kinh ngạc. Cùng với Tiger, Panther chính là một trong hai loại xe tăng hiện đại và nổi tiếng nhất của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Warhistory.Tới Chiến tranh Lạnh, Đức (mà cụ thể là Tây Đức) lại một lần nữa chứng tỏ với thế giới khả năng thiết kế xe tăng tuyệt vời của mình với mẫu Leopard 1. Chiếc Leopard 1 đầu tiên được Đức đưa vào biên chế năm 1965 và gây ấn tượng mạnh với các nước Tây Âu vì nó hiện đại hơn xe tăng Mỹ nhiều lần. Nguồn ảnh: Warhistory.Được trang bị nòng pháo 105mm L7 do Anh sản xuất, đây đã trở thành chiếc xe tăng hiện đại nhất từng được Tây Đức sản xuất trong Chiến tranh Lạnh và hậu duệ của nó - chiếc Leopard 2 tới nay cũng là một trong những loại xe tăng chủ lực bậc nhất của các nước NATO cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Lực lượng thiết giáp Đồng minh bất lực đối đầu với thiết giáp Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cỗ xe tăng đầu tiên mang dấu ấn Đức chính là dòng xe tăng mang tên A7V ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đây được coi là xe tăng Đức duy nhất đủ sức đối đầu với thiết giáp Anh trên mặt trận châu Âu trong cuộc chiến tranh lớn đầu thế kỷ 20 này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đáng tiếc là A7V lại ra đời quá muộn, tổng cộng chỉ 30 chiếc được sản xuất, không đủ để giúp Berlin thay đổi cục diện đã rồi khi đó dù rằng sự ra đời của A7V đã làm thay đổi mọi thiết kế xe tăng cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ra đời vào năm 1933, xe tăng Panzer I chính là xương sống của chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh mà Đức phát triển đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai. Panzer I có tên đầy đủ là PanzerKampfwagen I, bắt đầu được nhập biên chế phục vụ quân đội Đức từ năm 1934. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khi mới ra đời, Panzer I có giáp rất mỏng, phần trước của xe tăng chỉ có giáp chỗ dày nhất khoảng 13mm. Tuy nhiên lớp giáp này được vát nghiêng - đủ sức giúp Panzer I sống sót trước gần như mọi loại súng trường chống tăng cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cải tiến từ Panzer I, Panzer III với cái tên Pzkpfw III đã ra đời vào năm 1938 và chính thức được nhập biên chế từ năm 1939. Đây chính là bản nâng cấp toàn diện của Panzer I với giáp được nâng lên tối đa 50mm (phiên bản J+) ở mọi góc của xe tăng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Phiên bản gốc của chiếc xe tăng hạng trung này được trang bị một khẩu pháo 37mm, tuy nhiên khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, PzKpfw III được nâng cấp lên nòng 50mm và gắn tới 2 súng máy đồng trục. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong thời gian đầu của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức chỉ có chính xác 100 chiếc Pz III khi tấn công Ba Lan. Quân số Pz III tăng lên 350 chiếc khi Đức tấn công Pháp nhưng khi tấn công Liên Xô, số lượng Pz III đã lên tới hơn 3000. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù vậy, khi tấn công Liên Xô, Đức đã phải đối mặt với những xe tăng hạng nặng của Hồng quân và tỏ ra khiếp sợ những loại xe tăng này. chính vì vậy, một phiên bản xe tăng hạng nặng với nòng pháo 88mm Flak được sử dụng làm pháo chính đã ra đời, có tên gọi là Tiger - Con Cọp. Nguồn ảnh: Warhistory.
Với nòng pháo này, Tiger có thể tiêu diệt mọi loại xe tăng trên khắp thế giới thời bấy giờ ở khoảng cách dưới 700 mét. Tuy nhiên Tiger lại quá tốn chi phí sản xuất, kém cơ động, độ tin tưởng thấp và không tạo nên bước ngoặt được cho cuộc chiến vì khi nó ra đời, các loại vũ khí chống tăng của thế giới cũng đã phát triển vượt bậc. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tiếp đến là xe tăng Panther - Con Báo. Đây là dòng xe tăng hạng trung có hiệu quả chiến đấu tốt nhất mà Đức từng sản xuất ra. Nó được xuất hiện lần đầu tiên trên chiến trường vào năm 1942 và có lớp giáp mặt dày tới 120mm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù chỉ được trang bị nòng pháo 75mm như trên những chiếc Pz IV ra đời trước đó. Tuy nhiên Panther lại có độ cơ động đáng kinh ngạc. Cùng với Tiger, Panther chính là một trong hai loại xe tăng hiện đại và nổi tiếng nhất của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới Chiến tranh Lạnh, Đức (mà cụ thể là Tây Đức) lại một lần nữa chứng tỏ với thế giới khả năng thiết kế xe tăng tuyệt vời của mình với mẫu Leopard 1. Chiếc Leopard 1 đầu tiên được Đức đưa vào biên chế năm 1965 và gây ấn tượng mạnh với các nước Tây Âu vì nó hiện đại hơn xe tăng Mỹ nhiều lần. Nguồn ảnh: Warhistory.
Được trang bị nòng pháo 105mm L7 do Anh sản xuất, đây đã trở thành chiếc xe tăng hiện đại nhất từng được Tây Đức sản xuất trong Chiến tranh Lạnh và hậu duệ của nó - chiếc Leopard 2 tới nay cũng là một trong những loại xe tăng chủ lực bậc nhất của các nước NATO cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Lực lượng thiết giáp Đồng minh bất lực đối đầu với thiết giáp Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.