Điều này được thể rõ nét qua chuyến thăm chính thức Trung Quốc của hai tàu hộ vệ 011 – Đinh Tiên Hoàng và 015 – Trần Hưng Đạo tại Quân cảng Thanh Đảo, đại diện cho Hải quân Nhân dân Việt Nam tham gia các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân nước bạn. Trong ảnh là tàu 015 – Trần Hưng Đạo, một trong những hộ vệ hạm mạnh nhất của chúng ta. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó bên cạnh thiết kế đã quá quen thuộc của lớp tàu hộ vệ Gepard như độc giả có thể thấy trong hình (tàu 015 – Trần Hưng Đạo), thì tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng lại xuất hiện ở Thanh Đảo với một hình dáng hoàn toàn mới với một nhà chứa máy bay theo đúng nghĩa giành cho trực thăng săn ngầm Ka-28 mà nó mang theo.Có thể thấy nhà chứa máy bay này (vòng tròn đỏ) trên tàu 011 là một phần mở rộng của khoang chứa máy bay nửa kín nửa hở trước đây của tàu. Và từ những gì quan sát được thì nó được thiết kế để có thể thu gọn hoặc kéo ra tùy vào mục đích sử dụng.Với một thiết kế không cố định như trên, không gian bên trong nhà chứa này sẽ không lớn nhưng vẫn đủ chỗ cho một chiếc trực thăng Ka-28 vốn có chiều dài chưa tới 12m và cao không quá 5.5mm. Bản thân cánh quạt của Ka-28 cũng đã được thiết kế có thể gấp gọn lại khi trên tàu.Ở góc ảnh này ta có thể thấy khi thu gọn lại phần nhà chứa máy bay di động được kéo về gần vị trí của tổ hợp pháo phòng không tầm gần AK-630M. Do đó góc bắn của AK-630M sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi chiều cao nhà chứa máy bay (khoảng 6m).Đây rõ ràng là một sáng kiến cải tiến kỹ thuật rất có giá trị trong thực tiễn cao, , giúp nâng cao đáng kể năng lực tác chiến của các tàu hộ vệ hạm Gepard. Khắc phục nhược điểm lớn nhất có trong thiết kế khoang chứa máy bay của lớp tàu này. Cận cảnh nhà chứa máy bay di động trên tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng.Nếu như trước đây, các ư tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard của Hải quân nhân dân Việt Nam đều được thiết kế dạng nhà chứa nửa kín nửa hở. Trực thăng săn ngầm chỉ được kéo vào bên trong và sau đó phủ bạt bảo quản. Tuy nhiên, phương pháp này không tối ưu để bảo quản trực thăng dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt của biển.Hạn chế này được thấy rõ qua bài viết mang tựa đề "Chống bão Trà My giữa biển Nhật Bản" trên báo Hải quân Việt Nam, cho thấy các bán bộ chiến sĩ hải quân ta trên tàu 015 – Trần Hưng Đạo đã phải rất vất vả để bảo vệ trực thăng Ka-28 đi cùng.Trong ảnh là trực thăng Ka-28 thuộc Hải quân Việt Nam khi làm nhiệm vụ cùng các tàu hộ vệ Gepard, trong khoang chứa máy bay nửa kín nửa hở kiểu cũ.Qua bức ảnh này có thể thấy chiếc Ka-28 có thể dễ dàng được đưa vào bên trong nhà chứa máy bay di động trên tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng. Cải tiến trên nhìn có vẻ đơn giản nhưng tác dụng bảo vệ khí tài rất tốt trong những chuyến hải trình dài ngày trên biển.Hiện thì chỉ có tàu 011 - Đinh Tiên Hoàng được nâng cấp thêm nhà chứa trực thăng và hy vọng trong tương lai cả 3 tàu hộ vệ tên lửa Gepard còn lại của Việt Nam cũng sẽ được nâng cấp tương tự. Hình ảnh nhà chứa máy bay di động trên tàu 011 được thu gọn lại giúp trực thăng Ka-28 hoạt động dễ dàng trên sàn đáp máy bay.Ngoài trực thăng săn ngầm Ka-28, hộ vệ hạm Gepard còn được trang bị các loại vũ khí khác như hải pháo AK-176M vũ khí chính trên nhiều lớp tàu chiến của Hải quân Việt Nam. Mẫu pháo này có tầm bắn hiệu quả lên đến 10km với tốc độ bắn có thể đạt là 120 phát/phút, sử dụng đạn 76.2mm.Kế đến có thể nói đến hệ thống trang thiết bị điện tử trên tàu như radar trinh sát đối hải và đối không Pozitiv-ME1, radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm Mineral-ME, radar điều khiển hỏa lực cho hải pháo MR-123 và vũ khí đánh chặn tầm gần Palma.Về khả năng chống hạm các tàu Gepard của Việt Nam được trang 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E có tầm bắn lên đến 130km, kết hợp với đó là hệ thống áp chế điện tử trên hạm MP-405E/407E.Vũ khí cuối cùng trên các tàu hộ vệ Gepard là hai tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630M – có tốc độ bắn 5.000 phát/phút với tầm đánh chặn hiệu quả là 5.000m.Mời độc giả xem video: Diễn tập an ninh hàng hải ASEAN-Trung Quốc và giao lưu văn hóa ẩm thực trên. (nguồn Báo Hải quân Việt Nam)
Điều này được thể rõ nét qua chuyến thăm chính thức Trung Quốc của hai tàu hộ vệ 011 – Đinh Tiên Hoàng và 015 – Trần Hưng Đạo tại Quân cảng Thanh Đảo, đại diện cho Hải quân Nhân dân Việt Nam tham gia các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân nước bạn. Trong ảnh là tàu 015 – Trần Hưng Đạo, một trong những hộ vệ hạm mạnh nhất của chúng ta. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó bên cạnh thiết kế đã quá quen thuộc của lớp tàu hộ vệ Gepard như độc giả có thể thấy trong hình (tàu 015 – Trần Hưng Đạo), thì tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng lại xuất hiện ở Thanh Đảo với một hình dáng hoàn toàn mới với một nhà chứa máy bay theo đúng nghĩa giành cho trực thăng săn ngầm Ka-28 mà nó mang theo.
Có thể thấy nhà chứa máy bay này (vòng tròn đỏ) trên tàu 011 là một phần mở rộng của khoang chứa máy bay nửa kín nửa hở trước đây của tàu. Và từ những gì quan sát được thì nó được thiết kế để có thể thu gọn hoặc kéo ra tùy vào mục đích sử dụng.
Với một thiết kế không cố định như trên, không gian bên trong nhà chứa này sẽ không lớn nhưng vẫn đủ chỗ cho một chiếc trực thăng Ka-28 vốn có chiều dài chưa tới 12m và cao không quá 5.5mm. Bản thân cánh quạt của Ka-28 cũng đã được thiết kế có thể gấp gọn lại khi trên tàu.
Ở góc ảnh này ta có thể thấy khi thu gọn lại phần nhà chứa máy bay di động được kéo về gần vị trí của tổ hợp pháo phòng không tầm gần AK-630M. Do đó góc bắn của AK-630M sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi chiều cao nhà chứa máy bay (khoảng 6m).
Đây rõ ràng là một sáng kiến cải tiến kỹ thuật rất có giá trị trong thực tiễn cao, , giúp nâng cao đáng kể năng lực tác chiến của các tàu hộ vệ hạm Gepard. Khắc phục nhược điểm lớn nhất có trong thiết kế khoang chứa máy bay của lớp tàu này. Cận cảnh nhà chứa máy bay di động trên tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng.
Nếu như trước đây, các ư tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard của Hải quân nhân dân Việt Nam đều được thiết kế dạng nhà chứa nửa kín nửa hở. Trực thăng săn ngầm chỉ được kéo vào bên trong và sau đó phủ bạt bảo quản. Tuy nhiên, phương pháp này không tối ưu để bảo quản trực thăng dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt của biển.
Hạn chế này được thấy rõ qua bài viết mang tựa đề "Chống bão Trà My giữa biển Nhật Bản" trên báo Hải quân Việt Nam, cho thấy các bán bộ chiến sĩ hải quân ta trên tàu 015 – Trần Hưng Đạo đã phải rất vất vả để bảo vệ trực thăng Ka-28 đi cùng.
Trong ảnh là trực thăng Ka-28 thuộc Hải quân Việt Nam khi làm nhiệm vụ cùng các tàu hộ vệ Gepard, trong khoang chứa máy bay nửa kín nửa hở kiểu cũ.
Qua bức ảnh này có thể thấy chiếc Ka-28 có thể dễ dàng được đưa vào bên trong nhà chứa máy bay di động trên tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng. Cải tiến trên nhìn có vẻ đơn giản nhưng tác dụng bảo vệ khí tài rất tốt trong những chuyến hải trình dài ngày trên biển.
Hiện thì chỉ có tàu 011 - Đinh Tiên Hoàng được nâng cấp thêm nhà chứa trực thăng và hy vọng trong tương lai cả 3 tàu hộ vệ tên lửa Gepard còn lại của Việt Nam cũng sẽ được nâng cấp tương tự. Hình ảnh nhà chứa máy bay di động trên tàu 011 được thu gọn lại giúp trực thăng Ka-28 hoạt động dễ dàng trên sàn đáp máy bay.
Ngoài trực thăng săn ngầm Ka-28, hộ vệ hạm Gepard còn được trang bị các loại vũ khí khác như hải pháo AK-176M vũ khí chính trên nhiều lớp tàu chiến của Hải quân Việt Nam. Mẫu pháo này có tầm bắn hiệu quả lên đến 10km với tốc độ bắn có thể đạt là 120 phát/phút, sử dụng đạn 76.2mm.
Kế đến có thể nói đến hệ thống trang thiết bị điện tử trên tàu như radar trinh sát đối hải và đối không Pozitiv-ME1, radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm Mineral-ME, radar điều khiển hỏa lực cho hải pháo MR-123 và vũ khí đánh chặn tầm gần Palma.
Về khả năng chống hạm các tàu Gepard của Việt Nam được trang 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E có tầm bắn lên đến 130km, kết hợp với đó là hệ thống áp chế điện tử trên hạm MP-405E/407E.
Vũ khí cuối cùng trên các tàu hộ vệ Gepard là hai tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630M – có tốc độ bắn 5.000 phát/phút với tầm đánh chặn hiệu quả là 5.000m.
Mời độc giả xem video: Diễn tập an ninh hàng hải ASEAN-Trung Quốc và giao lưu văn hóa ẩm thực trên. (nguồn Báo Hải quân Việt Nam)