Bắt đầu từ năm 2010, chương trình nghiên cứu chế tạo và phát triển các loại trực thăng chiến đấu của Ấn Độ đã cho ra đời chiếc HAL LCH. Nguồn ảnh: Military.Tổng cộng đã có 4 chiếc trực thăng LCH đang được Không quân Ấn Độ cùng Bộ Quốc Phòng nước này thử nghiệm. Nguồn ảnh: Bakshak.Trực thăng HAL có phi hàng đoàn 2 người, dài 15,8 mét, đường kính cánh quạt đạt 13,3 mét, trọng lượng cất cánh tối đa 5,5 tấn và được trang bị 2 động cơ Shakti cung cấp tổng cộng 2400 sức ngựa. Nguồn ảnh: Jane's.Trên lý thuyết, chiếc trực thăng tấn công HAL LCH của Không quân Ấn Độ có tốc độ tối đa 265 km/h, tầm hoạt động 550 km, trần bay 6500 m và tốc độ leo tối đa khoảng 5 mét/giây. Nguồn ảnh: Defence.Máy bay được trang bị 1 súng máy M621 cỡ nòng 20mm ở phía trước mũi cùng hệ thống ngắm bắn theo tầm nhìn của phi công, nghĩa là phi công nhìn vào mục tiêu nào nòng súng sẽ tự quay và nhắm vào mục tiêu đó. Nguồn ảnh: Defence.Ngoài ra, bên dưới 2 cánh treo vũ khí của máy bay còn có 4 giá treo cho phép triển khai rocket, bom hàng không và tên lửa không đối không Mistral hoặc tên lửa chống tăng LAHAT (tầm phóng 13km) và Nag (tầm phóng 10km) Nguồn ảnh: Publish.Toàn bộ chương trình nghiên cứu chế tạo trực thăng chiến đấu hạng nhẹ của Ấn Độ tốn khoảng 56 triệu USD, các mẫu trực thăng thử nghiệm HAL được ra đời có giá 20 triệu USD cho mỗi chiếc, khi được sản xuất hàng loạt, giá của mỗi chiếc HAL sẽ còn thấp hơn nữa. Theo các nguồn tin, hiện Lục quân Ấn Độ đã đặt hàng 114 chiếc, trong khi không quân muốn mua 65 chiếc. Nguồn ảnh: Indiatimes.Dù xét toàn diện tính năng kỹ chiến thuật (gồm tính năng bay lượn cũng như vũ khí) thua kém các thế hệ trực thăng chiến đấu Mi-35 Nga hay là Apache của Mỹ. Thế nhưng, với hàng nội địa, Quân đội Ấn Độ thường có sự ưu ái rất lớn. Cho nên, tương lai gần, nhiều khả năng LCH sẽ là trực thăng tấn công "xương sống" của Ấn Độ. Trong khi số Mi-35 đã có (20 chiếc) và Apache (mua thêm của Mỹ) chỉ đóng vai trò bổ trợ. Nguồn ảnh: Paritet.
Bắt đầu từ năm 2010, chương trình nghiên cứu chế tạo và phát triển các loại trực thăng chiến đấu của Ấn Độ đã cho ra đời chiếc HAL LCH. Nguồn ảnh: Military.
Tổng cộng đã có 4 chiếc trực thăng LCH đang được Không quân Ấn Độ cùng Bộ Quốc Phòng nước này thử nghiệm. Nguồn ảnh: Bakshak.
Trực thăng HAL có phi hàng đoàn 2 người, dài 15,8 mét, đường kính cánh quạt đạt 13,3 mét, trọng lượng cất cánh tối đa 5,5 tấn và được trang bị 2 động cơ Shakti cung cấp tổng cộng 2400 sức ngựa. Nguồn ảnh: Jane's.
Trên lý thuyết, chiếc trực thăng tấn công HAL LCH của Không quân Ấn Độ có tốc độ tối đa 265 km/h, tầm hoạt động 550 km, trần bay 6500 m và tốc độ leo tối đa khoảng 5 mét/giây. Nguồn ảnh: Defence.
Máy bay được trang bị 1 súng máy M621 cỡ nòng 20mm ở phía trước mũi cùng hệ thống ngắm bắn theo tầm nhìn của phi công, nghĩa là phi công nhìn vào mục tiêu nào nòng súng sẽ tự quay và nhắm vào mục tiêu đó. Nguồn ảnh: Defence.
Ngoài ra, bên dưới 2 cánh treo vũ khí của máy bay còn có 4 giá treo cho phép triển khai rocket, bom hàng không và tên lửa không đối không Mistral hoặc tên lửa chống tăng LAHAT (tầm phóng 13km) và Nag (tầm phóng 10km) Nguồn ảnh: Publish.
Toàn bộ chương trình nghiên cứu chế tạo trực thăng chiến đấu hạng nhẹ của Ấn Độ tốn khoảng 56 triệu USD, các mẫu trực thăng thử nghiệm HAL được ra đời có giá 20 triệu USD cho mỗi chiếc, khi được sản xuất hàng loạt, giá của mỗi chiếc HAL sẽ còn thấp hơn nữa. Theo các nguồn tin, hiện Lục quân Ấn Độ đã đặt hàng 114 chiếc, trong khi không quân muốn mua 65 chiếc. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Dù xét toàn diện tính năng kỹ chiến thuật (gồm tính năng bay lượn cũng như vũ khí) thua kém các thế hệ trực thăng chiến đấu Mi-35 Nga hay là Apache của Mỹ. Thế nhưng, với hàng nội địa, Quân đội Ấn Độ thường có sự ưu ái rất lớn. Cho nên, tương lai gần, nhiều khả năng LCH sẽ là trực thăng tấn công "xương sống" của Ấn Độ. Trong khi số Mi-35 đã có (20 chiếc) và Apache (mua thêm của Mỹ) chỉ đóng vai trò bổ trợ. Nguồn ảnh: Paritet.