Iran đã hạ thủy tàu khu trục nội địa Jamaran thuộc lớp Mowdge vào năm 2010; đến thời điểm hiện tại, Hải quân Iran đã có 5 tàu lớp này, đây là những tàu mặt nước mạnh nhất trong Hải quân Iran hiện nay.Phía Iran tuyên bố rằng lớp tàu này sử dụng nhiều công nghệ, vũ khí và thiết bị “tiên tiến”, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến đấu trong môi trường chiến tranh điện tử phức tạp, với hiệu suất cao.Trên thực tế, khu trục hạm được gọi là “hiện đại nhất” của Hải quân Iran chỉ tương đương với tàu hộ vệ tên lửa 056A của Trung Quốc, các thiết bị radar và hệ thống chỉ huy chiến đấu của nó cũng khá lạc hậu, khả năng phòng không hạm của nó gần như không có gì, chứ đừng nói đến việc chiến đấu với tàu sân bay Mỹ; ngay cả một tàu khu trục lớp Arleigh Burke bình thường, cũng có thể đánh chìm ngay lần đầu chạm trán.Trước hết, nói về những ưu điểm của tàu hộ vệ tên lửa Jamaran, lượng giãn nước toàn tải của nó chỉ khoảng 1.420 tấn, sử dụng 2 động cơ diesel, có công suất 10.000 mã lực, cho tàu tốc độ tối đa khoảng 30 hải lý/ giờ.Về vũ khí, tàu Jamaran được trang bị một hải pháo 76mm Fajr-27, do Iran chế tạo (được mô phỏng theo pháo OTO Melara 76mm của Italia). Pháo có cấu trúc nhỏ gọn và có thiết kế tàng hình nhất định, tốc độ bắn 120 viên/ phút, có thể tiêu diệt các mục tiêu cả mặt nước và trên không.Vũ khí chủ lực của tàu lớp Jamaran là 4 tên lửa chống hạm chống hạm Noor được Iran thiết kế dựa trên tên lửa chống hạm tầm xa C-802 của Trung Quốc; tên lửa Noor có tốc độ cận âm, tầm bắn tối đa 130 km, có khả năng bay bám mặt biển ở độ cao khoảng 20 mét và khi tiếp cận gần mục tiêu, có thể bay ở độ cao khoảng 5 mét, khó khăn cho việc đánh chặn.Tên lửa Noor sử dụng dẫn đường quán tính ở giai đoạn đầu, radar dẫn đường chủ động ở pha cuối; trên lý thuyết, tên lửa có khả năng đánh trúng mục tiêu tới 90%. Với đầu nổ được nạp 100 kg chất nổ hỗn hợp, có sức công phá cao, đủ sức đánh chìm tàu mặt nước có tải trọng tới 4.000 tấn.Nhưng ngoài khả năng tiến công mặt đất và chống hạm, tàu hộ vệ Jamalan có thể nói là rất kém về khả năng phòng không; ngoài khả năng phòng không của khẩu pháo Fajr-27, tàu được trang bị 4 tên lửa hải đối không Fajr tầm trung, được Iran sao chép từ tên lửa phòng không RIM-66 Standard (SM-1) của Mỹ, hai pháo cỡ 20 mm và một pháo tự động cỡ 40 mm.Tên lửa SM–1 nguyên mẫu là tên lửa phòng không hạm tầm thấp của Mỹ, sử dụng công nghệ từ những năm 1970, hiện đã lạc hậu; Mỹ tuyên bố ngừng sản xuất loại tên lửa này vào năm 1984. Tầm bắn hiệu quả của SM–1 là 46 km, độ cao phòng không đến 24,4 km.Theo giới thiệu của Iran, tên lửa Fajr có tầm bắn có thể xa hơn, nhưng khả năng chống nhiễu và công nghệ dẫn đường của Fajr đã bị lạc hậu, và gần như không có khả năng đánh chặn đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm cũng như tên lửa chống hạm siêu thanh mới; vì vậy, Hải quân Iran khó có thể gây “khó, dễ” với hạm đội của Mỹ.Nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ được trang bị máy bay cảnh báo sớm trên không E-2 Hawkeye, có thể phát hiện các mục tiêu trên mặt biển trong phạm vi bán kính 300 km, phát hiện mục tiêu trên không như máy bay F-14 từ cự ly 1.500 km. Với khả năng phát hiện của E-2, khó có cơ hội cho tàu Jamalan tiến vào khu vực sát thương để phóng tên lửa chống hạm C-802.Ngoài máy bay cảnh báo sớm, nhóm tác chiến tàu sân bay còn có tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet, tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu phòng không hạm lớp Arleigh Burke.Những tàu chiến hộ vệ tàu sân bay này được trang bị tên lửa hành trình chống hạm tầm xa như Harpoon hoặc Tomahawks; những loại tên lửa này đều hiện đại và có tầm bắn xa hơn đáng kể so với tên lửa chống hạm Noor của Iran.Do vậy có thể khẳng định, dù là cuộc đấu tay đôi hay tập thể, thì tàu hộ vệ “hiện đại nhất” của Iran cũng không phải là đối thủ của Hải quân Mỹ.Video Mỹ trước nguy cơ trả đũa từ Iran - Nguồn: VTV24
Iran đã hạ thủy tàu khu trục nội địa Jamaran thuộc lớp Mowdge vào năm 2010; đến thời điểm hiện tại, Hải quân Iran đã có 5 tàu lớp này, đây là những tàu mặt nước mạnh nhất trong Hải quân Iran hiện nay.
Phía Iran tuyên bố rằng lớp tàu này sử dụng nhiều công nghệ, vũ khí và thiết bị “tiên tiến”, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến đấu trong môi trường chiến tranh điện tử phức tạp, với hiệu suất cao.
Trên thực tế, khu trục hạm được gọi là “hiện đại nhất” của Hải quân Iran chỉ tương đương với tàu hộ vệ tên lửa 056A của Trung Quốc, các thiết bị radar và hệ thống chỉ huy chiến đấu của nó cũng khá lạc hậu, khả năng phòng không hạm của nó gần như không có gì, chứ đừng nói đến việc chiến đấu với tàu sân bay Mỹ; ngay cả một tàu khu trục lớp Arleigh Burke bình thường, cũng có thể đánh chìm ngay lần đầu chạm trán.
Trước hết, nói về những ưu điểm của tàu hộ vệ tên lửa Jamaran, lượng giãn nước toàn tải của nó chỉ khoảng 1.420 tấn, sử dụng 2 động cơ diesel, có công suất 10.000 mã lực, cho tàu tốc độ tối đa khoảng 30 hải lý/ giờ.
Về vũ khí, tàu Jamaran được trang bị một hải pháo 76mm Fajr-27, do Iran chế tạo (được mô phỏng theo pháo OTO Melara 76mm của Italia). Pháo có cấu trúc nhỏ gọn và có thiết kế tàng hình nhất định, tốc độ bắn 120 viên/ phút, có thể tiêu diệt các mục tiêu cả mặt nước và trên không.
Vũ khí chủ lực của tàu lớp Jamaran là 4 tên lửa chống hạm chống hạm Noor được Iran thiết kế dựa trên tên lửa chống hạm tầm xa C-802 của Trung Quốc; tên lửa Noor có tốc độ cận âm, tầm bắn tối đa 130 km, có khả năng bay bám mặt biển ở độ cao khoảng 20 mét và khi tiếp cận gần mục tiêu, có thể bay ở độ cao khoảng 5 mét, khó khăn cho việc đánh chặn.
Tên lửa Noor sử dụng dẫn đường quán tính ở giai đoạn đầu, radar dẫn đường chủ động ở pha cuối; trên lý thuyết, tên lửa có khả năng đánh trúng mục tiêu tới 90%. Với đầu nổ được nạp 100 kg chất nổ hỗn hợp, có sức công phá cao, đủ sức đánh chìm tàu mặt nước có tải trọng tới 4.000 tấn.
Nhưng ngoài khả năng tiến công mặt đất và chống hạm, tàu hộ vệ Jamalan có thể nói là rất kém về khả năng phòng không; ngoài khả năng phòng không của khẩu pháo Fajr-27, tàu được trang bị 4 tên lửa hải đối không Fajr tầm trung, được Iran sao chép từ tên lửa phòng không RIM-66 Standard (SM-1) của Mỹ, hai pháo cỡ 20 mm và một pháo tự động cỡ 40 mm.
Tên lửa SM–1 nguyên mẫu là tên lửa phòng không hạm tầm thấp của Mỹ, sử dụng công nghệ từ những năm 1970, hiện đã lạc hậu; Mỹ tuyên bố ngừng sản xuất loại tên lửa này vào năm 1984. Tầm bắn hiệu quả của SM–1 là 46 km, độ cao phòng không đến 24,4 km.
Theo giới thiệu của Iran, tên lửa Fajr có tầm bắn có thể xa hơn, nhưng khả năng chống nhiễu và công nghệ dẫn đường của Fajr đã bị lạc hậu, và gần như không có khả năng đánh chặn đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm cũng như tên lửa chống hạm siêu thanh mới; vì vậy, Hải quân Iran khó có thể gây “khó, dễ” với hạm đội của Mỹ.
Nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ được trang bị máy bay cảnh báo sớm trên không E-2 Hawkeye, có thể phát hiện các mục tiêu trên mặt biển trong phạm vi bán kính 300 km, phát hiện mục tiêu trên không như máy bay F-14 từ cự ly 1.500 km. Với khả năng phát hiện của E-2, khó có cơ hội cho tàu Jamalan tiến vào khu vực sát thương để phóng tên lửa chống hạm C-802.
Ngoài máy bay cảnh báo sớm, nhóm tác chiến tàu sân bay còn có tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet, tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu phòng không hạm lớp Arleigh Burke.
Những tàu chiến hộ vệ tàu sân bay này được trang bị tên lửa hành trình chống hạm tầm xa như Harpoon hoặc Tomahawks; những loại tên lửa này đều hiện đại và có tầm bắn xa hơn đáng kể so với tên lửa chống hạm Noor của Iran.
Do vậy có thể khẳng định, dù là cuộc đấu tay đôi hay tập thể, thì tàu hộ vệ “hiện đại nhất” của Iran cũng không phải là đối thủ của Hải quân Mỹ.
Video Mỹ trước nguy cơ trả đũa từ Iran - Nguồn: VTV24