Mặc dù các chi tiết kỹ thuật và chiến thuật cụ thể của vụ bắn thử này vẫn chưa được tiết lộ, nhưng chắc chắn rằng vụ thử này đã chứng tỏ Trung Quốc quyết tâm phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, và là vũ khí răn đe với tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ảnh: Ảnh: Đồ họa tên lửa Trung Quốc đánh tàu sân bay Mỹ - Nguồn: SinaTin tức về vụ phóng tên lửa đạn đạo diệt hạm đã làm nóng các phương tiện truyền thông của Mỹ. Ngay sau khi Trung Quốc phóng tên lửa, Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Scott Conn đã có bài phát biểu trước báo giới: “Trung Quốc có quyền làm như vậy nếu phù hợp với luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế và Mỹ sẵn sàng đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào trong khu vực”. Nói một cách ngắn gọn, dường như Mỹ không thể hiện bất kỳ cảm xúc lo sợ nào. Ảnh: Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Scott Conn (đứng tại bục phát biểu) - Nguồn: Hải quân MỹTuy nhiên sau đó một hôm, thái độ của Mỹ đã có những thay đổi lớn; Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo ở vùng biển phía nam, điều này đe dọa hòa bình và an ninh của khu vực. Ảnh: Tàu sân bay. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.Trên thực tế, quân đội Mỹ đã tỏ ra rất quan tâm đến tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc ngay từ khi chúng được công khai. Không chỉ các chuyên gia quân sự, mà nhiều tướng lĩnh Mỹ cũng đã công khai ý kiến về gia đình tên lửa chống hạm Dongfeng. Ảnh: Tên lửa chống hạm Dongfeng-26 của Trung Quốc trong lễ duyệt binh - Nguồn: Sina.Đô đốc John Richardson, đương kim Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ từng bày tỏ quan điểm của mình về tên lửa chống hạm Dongfeng. Ông cho rằng, biên đội tàu sân bay Mỹ luôn là lực lượng hùng hậu nhất trong Hải quân nước này. Ảnh: Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ - Nguồn: hải quân Mỹ.Tuy nhiên những vũ khí này, đang phải đối mặt với những mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Nga; thậm chí các đối thủ này đang tìm mọi cách để đánh chìm được những "siêu tàu chiến" này. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.Nhưng dù phải đối mặt với nhiều thách thức, các siêu tàu sân bay của Hải quân Mỹ vẫn là “biểu tượng to lớn của sức mạnh Mỹ” và là “sân bay có khả năng sống sót nhất trên chiến trường”. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.Tướng Richardson cho rằng, tàu sân bay là không bao giờ là vũ khí yếu và dễ bị tổn thương trên chiến trường trong tương lai. Trong thực tế, đây là một sân bay có thể di chuyển 626 hải lý/ngày (1.200 km) và có khả năng tự vệ cực tốt. Ảnh: Biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.Tàu sân bay lớp Nimitz Mỹ dài 335 m và đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng rất khó để phát động một cuộc tấn công vào một vật thể đang di chuyển quá nhanh, vì vậy có thể khẳng định, tàu sân bay là “sân bay sống sót nhất” trên chiến trường. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.Hơn nữa trong tương lai, với sự xuất hiện của một số công nghệ mới, đặc biệt là sự trưởng thành của vũ khí năng lượng, cùng với việc nâng cao sức mạnh của chính tàu sân bay, chúng sẽ trở thành mục tiêu khó bị vượt qua hơn. Ảnh: Tàu đổ bộ USS Portland của Mỹ đã bắn rơi một UAV bằng vũ khí laser công nghệ cao (LWSD) - Nguồn: U.S. NavyĐại úy quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Telport Manville, từng là kỹ sư tàu sân bay và tham gia thiết kế tàu sân bay lớp Ford mới. Ông từng nói với giới truyền thông rằng, việc đánh chìm tàu sân bay là không thể. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ - Nguồn: U.S. NavyLý do mà Manville đưa ra đó là loại thép để chế tạo tàu sân bay rất khó xuyên thủng. Đáy và thành tàu sân bay được bảo vệ bởi nhiều lớp thép, do đó trừ khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, tàu sân bay mới có thể bị chìm. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.Ngoài ra, tàu sân bay Mỹ không bao giờ đi vào vùng biển của đối phương một mình. Trong các cuộc chiến tranh, Hải quân Mỹ luôn đặt tàu sân bay ở nơi ít rủi ro nhất, tức là ưu tiên bảo vệ tàu sân bay cao nhất. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.Hải quân Mỹ luôn tính toán các toán để tàu sân bay của họ, hoạt động ngoài tầm đe dọa của các vũ khí tiến công của đối phương. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.Từ nhận xét trên của Richardson, có vẻ như Hải quân Mỹ rất tin tưởng vào tàu sân bay của họ và không sợ mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng của Trung Quốc và Mỹ tin rằng, tên lửa chống hạm của Trung Quốc khó có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ và gây ra thiệt hại cho tàu sân bay của họ. Ảnh: Biên đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ. Video Tàu sân bay lớp Nimitz: Quốc thể di động của nước Mỹ - Nguồn: QPVN
Mặc dù các chi tiết kỹ thuật và chiến thuật cụ thể của vụ bắn thử này vẫn chưa được tiết lộ, nhưng chắc chắn rằng vụ thử này đã chứng tỏ Trung Quốc quyết tâm phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, và là vũ khí răn đe với tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ảnh: Ảnh: Đồ họa tên lửa Trung Quốc đánh tàu sân bay Mỹ - Nguồn: Sina
Tin tức về vụ phóng tên lửa đạn đạo diệt hạm đã làm nóng các phương tiện truyền thông của Mỹ. Ngay sau khi Trung Quốc phóng tên lửa, Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Scott Conn đã có bài phát biểu trước báo giới: “Trung Quốc có quyền làm như vậy nếu phù hợp với luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế và Mỹ sẵn sàng đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào trong khu vực”. Nói một cách ngắn gọn, dường như Mỹ không thể hiện bất kỳ cảm xúc lo sợ nào. Ảnh: Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Scott Conn (đứng tại bục phát biểu) - Nguồn: Hải quân Mỹ
Tuy nhiên sau đó một hôm, thái độ của Mỹ đã có những thay đổi lớn; Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo ở vùng biển phía nam, điều này đe dọa hòa bình và an ninh của khu vực. Ảnh: Tàu sân bay. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Trên thực tế, quân đội Mỹ đã tỏ ra rất quan tâm đến tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc ngay từ khi chúng được công khai. Không chỉ các chuyên gia quân sự, mà nhiều tướng lĩnh Mỹ cũng đã công khai ý kiến về gia đình tên lửa chống hạm Dongfeng. Ảnh: Tên lửa chống hạm Dongfeng-26 của Trung Quốc trong lễ duyệt binh - Nguồn: Sina.
Đô đốc John Richardson, đương kim Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ từng bày tỏ quan điểm của mình về tên lửa chống hạm Dongfeng. Ông cho rằng, biên đội tàu sân bay Mỹ luôn là lực lượng hùng hậu nhất trong Hải quân nước này. Ảnh: Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ - Nguồn: hải quân Mỹ.
Tuy nhiên những vũ khí này, đang phải đối mặt với những mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Nga; thậm chí các đối thủ này đang tìm mọi cách để đánh chìm được những "siêu tàu chiến" này. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Nhưng dù phải đối mặt với nhiều thách thức, các siêu tàu sân bay của Hải quân Mỹ vẫn là “biểu tượng to lớn của sức mạnh Mỹ” và là “sân bay có khả năng sống sót nhất trên chiến trường”. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Tướng Richardson cho rằng, tàu sân bay là không bao giờ là vũ khí yếu và dễ bị tổn thương trên chiến trường trong tương lai. Trong thực tế, đây là một sân bay có thể di chuyển 626 hải lý/ngày (1.200 km) và có khả năng tự vệ cực tốt. Ảnh: Biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay lớp Nimitz Mỹ dài 335 m và đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng rất khó để phát động một cuộc tấn công vào một vật thể đang di chuyển quá nhanh, vì vậy có thể khẳng định, tàu sân bay là “sân bay sống sót nhất” trên chiến trường. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Hơn nữa trong tương lai, với sự xuất hiện của một số công nghệ mới, đặc biệt là sự trưởng thành của vũ khí năng lượng, cùng với việc nâng cao sức mạnh của chính tàu sân bay, chúng sẽ trở thành mục tiêu khó bị vượt qua hơn. Ảnh: Tàu đổ bộ USS Portland của Mỹ đã bắn rơi một UAV bằng vũ khí laser công nghệ cao (LWSD) - Nguồn: U.S. Navy
Đại úy quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Telport Manville, từng là kỹ sư tàu sân bay và tham gia thiết kế tàu sân bay lớp Ford mới. Ông từng nói với giới truyền thông rằng, việc đánh chìm tàu sân bay là không thể. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ - Nguồn: U.S. Navy
Lý do mà Manville đưa ra đó là loại thép để chế tạo tàu sân bay rất khó xuyên thủng. Đáy và thành tàu sân bay được bảo vệ bởi nhiều lớp thép, do đó trừ khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, tàu sân bay mới có thể bị chìm. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Ngoài ra, tàu sân bay Mỹ không bao giờ đi vào vùng biển của đối phương một mình. Trong các cuộc chiến tranh, Hải quân Mỹ luôn đặt tàu sân bay ở nơi ít rủi ro nhất, tức là ưu tiên bảo vệ tàu sân bay cao nhất. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ luôn tính toán các toán để tàu sân bay của họ, hoạt động ngoài tầm đe dọa của các vũ khí tiến công của đối phương. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Từ nhận xét trên của Richardson, có vẻ như Hải quân Mỹ rất tin tưởng vào tàu sân bay của họ và không sợ mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng của Trung Quốc và Mỹ tin rằng, tên lửa chống hạm của Trung Quốc khó có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ và gây ra thiệt hại cho tàu sân bay của họ. Ảnh: Biên đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Video Tàu sân bay lớp Nimitz: Quốc thể di động của nước Mỹ - Nguồn: QPVN