Giống Guam, đảo Saipan được đánh giá là một trong những tiền đồn quan trọng của Đế quốc Nhật Bản trên Thái Bình Dương và nếu Thủy quân Lục chiến Mỹ muốn tiếp cận chuỗi đầu tiên của Nhật Bản thì họ phải vượt qua Saipan. Chình vì vậy Quân đội Mỹ tung ra tới 71.000 quân để có thể đánh gục khoảng 32.000 quân Nhật trên đảo Saipan với lợi thế phòng thủ với hệ thống lô cốt kiên cố quanh đảo. Nguồn ảnh: BI.Trong trận chiến này, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã chịu tổn thất cực kỳ nặng với khoảng 14.000 thương vong, trong đó có hơn 3000 lính thiệt mạng và 10.000 lính bị thương. Nguồn ảnh: WWIIpicture.Trong khi đó phía Nhật Bản lại có tới 29.000 thương vong - tương đương với quân số của toàn bộ lực lượng Nhật phòng thủ trên đảo. Nguồn ảnh: Battle.Trong số thương vong của Nhật, có tới 24.000 lính tử trận trong khi giao tranh với Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Kèm theo đó là tới 5000 lính Nhật tự sát tập thể sau khi họ bị Thủy quân Lục chiến Mỹ đánh bại. Nguồn ảnh: USMC.Một điểm kỳ lạ đó là trong trận chiến này, quân đội Mỹ đã bắt được tới gần 2000 lính Nhật đầu hàng - số lượng đầu hàng lớn nhất trong suốt thời gian diễn ra các trận chiến giữa Mỹ và Nhật Bản trên Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Tokyotimes.Ngạc nhiên hơn, trong số gần 2000 tù binh Nhật, có tới 1.500 lính Nhật bị bắt giữ chỉ bởi... 1 lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Sand.Người đàn ông huyền thoại của đảo Saipan đó tên là Gabaldon, một người mang dòng máu Mỹ lai Mexico nhưng lại lớn lên dưới sự nuôi dưỡng của một gia đình Nhật Bản từ nhỏ, Gabaldon nói tốt tiếng Nhật và hiểu rõ văn hoá của quốc gia này. Nguồn ảnh: WWII.Trong suốt cuộc chiến trên đảo Saipan, hàng đêm khi trận chiến ngừng lại, Gabaldon lại đi lang thang trên khắp trận tuyến, thuyết phục những người lính Nhật rời vị trí và đầu hàng để tránh việc hai bên phải đổ máu vô ích. Nguồn ảnh: Archive.Ban đầu, cấp trên của Gabaldon thậm chí còn kỷ luật anh ta vì tự ý rời vị trí, tuy nhiên sức mạnh của Gabaldon đã được thể hiện rõ sau khi anh chàng lãng tử này thương thuyết với một sĩ quan Nhật và dẫn cùng lúc... 800 lính Nhật ra đầu hàng trước sự ngỡ ngàng của binh lính Mỹ. Nguồn ảnh: Archive.Sau trận chiến, phía Mỹ đã điều tra lại và thống kê được khoảng 1500 tù binh Nhật đã đầu hàng theo lời kêu gọi của Gabaldon và anh chàng này thậm chí không tốn lấy một viên đạn để kêu gọi những người lính Nhật cứng đầu này đầu hàng. Nguồn ảnh: Archive.Với sự giúp sức của Gabaldon, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ tính toán rằng phía Mỹ đã tiết kiệm được khoảng 2000 mạng sống nếu phải đối đầu với 1500 lính Nhật này. Nguồn ảnh: Archive.Mặc dù vậy, sự đẫm máu của trận chiến trên đảo Saipan vẫn không hề được giảm bớt đi, vẫn có hàng vạn binh lính của hai bên phải bỏ mạng và người Mỹ thậm chí đã ước rằng, trong lực lượng Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có nhiều Gabaldon hơn thế để quân đội Mỹ bớt đi tổn thất máu xương khi giao tranh. Nguồn ảnh: Archive.Ngày nay, những tàn tích từ trận chiến trên đảo Saipan vẫn hiện hữu và là minh chứng rõ nét nhất cho những trận đánh đẫm máu trên hòn đảo này. Nguồn ảnh: Tokyotimes.Một chiếc xe tăng M4 Sherman của quân đội Mỹ nằm ngoài khơi đảo Saipan suốt 70 năm qua. Nguồn ảnh: Xinni. Mời độc giả xem Video: Những thước phim màu cực hiếm về trận đánh trên đảo Saipan của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn: History.
Giống Guam, đảo Saipan được đánh giá là một trong những tiền đồn quan trọng của Đế quốc Nhật Bản trên Thái Bình Dương và nếu Thủy quân Lục chiến Mỹ muốn tiếp cận chuỗi đầu tiên của Nhật Bản thì họ phải vượt qua Saipan. Chình vì vậy Quân đội Mỹ tung ra tới 71.000 quân để có thể đánh gục khoảng 32.000 quân Nhật trên đảo Saipan với lợi thế phòng thủ với hệ thống lô cốt kiên cố quanh đảo. Nguồn ảnh: BI.
Trong trận chiến này, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã chịu tổn thất cực kỳ nặng với khoảng 14.000 thương vong, trong đó có hơn 3000 lính thiệt mạng và 10.000 lính bị thương. Nguồn ảnh: WWIIpicture.
Trong khi đó phía Nhật Bản lại có tới 29.000 thương vong - tương đương với quân số của toàn bộ lực lượng Nhật phòng thủ trên đảo. Nguồn ảnh: Battle.
Trong số thương vong của Nhật, có tới 24.000 lính tử trận trong khi giao tranh với Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Kèm theo đó là tới 5000 lính Nhật tự sát tập thể sau khi họ bị Thủy quân Lục chiến Mỹ đánh bại. Nguồn ảnh: USMC.
Một điểm kỳ lạ đó là trong trận chiến này, quân đội Mỹ đã bắt được tới gần 2000 lính Nhật đầu hàng - số lượng đầu hàng lớn nhất trong suốt thời gian diễn ra các trận chiến giữa Mỹ và Nhật Bản trên Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Tokyotimes.
Ngạc nhiên hơn, trong số gần 2000 tù binh Nhật, có tới 1.500 lính Nhật bị bắt giữ chỉ bởi... 1 lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Sand.
Người đàn ông huyền thoại của đảo Saipan đó tên là Gabaldon, một người mang dòng máu Mỹ lai Mexico nhưng lại lớn lên dưới sự nuôi dưỡng của một gia đình Nhật Bản từ nhỏ, Gabaldon nói tốt tiếng Nhật và hiểu rõ văn hoá của quốc gia này. Nguồn ảnh: WWII.
Trong suốt cuộc chiến trên đảo Saipan, hàng đêm khi trận chiến ngừng lại, Gabaldon lại đi lang thang trên khắp trận tuyến, thuyết phục những người lính Nhật rời vị trí và đầu hàng để tránh việc hai bên phải đổ máu vô ích. Nguồn ảnh: Archive.
Ban đầu, cấp trên của Gabaldon thậm chí còn kỷ luật anh ta vì tự ý rời vị trí, tuy nhiên sức mạnh của Gabaldon đã được thể hiện rõ sau khi anh chàng lãng tử này thương thuyết với một sĩ quan Nhật và dẫn cùng lúc... 800 lính Nhật ra đầu hàng trước sự ngỡ ngàng của binh lính Mỹ. Nguồn ảnh: Archive.
Sau trận chiến, phía Mỹ đã điều tra lại và thống kê được khoảng 1500 tù binh Nhật đã đầu hàng theo lời kêu gọi của Gabaldon và anh chàng này thậm chí không tốn lấy một viên đạn để kêu gọi những người lính Nhật cứng đầu này đầu hàng. Nguồn ảnh: Archive.
Với sự giúp sức của Gabaldon, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ tính toán rằng phía Mỹ đã tiết kiệm được khoảng 2000 mạng sống nếu phải đối đầu với 1500 lính Nhật này. Nguồn ảnh: Archive.
Mặc dù vậy, sự đẫm máu của trận chiến trên đảo Saipan vẫn không hề được giảm bớt đi, vẫn có hàng vạn binh lính của hai bên phải bỏ mạng và người Mỹ thậm chí đã ước rằng, trong lực lượng Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có nhiều Gabaldon hơn thế để quân đội Mỹ bớt đi tổn thất máu xương khi giao tranh. Nguồn ảnh: Archive.
Ngày nay, những tàn tích từ trận chiến trên đảo Saipan vẫn hiện hữu và là minh chứng rõ nét nhất cho những trận đánh đẫm máu trên hòn đảo này. Nguồn ảnh: Tokyotimes.
Một chiếc xe tăng M4 Sherman của quân đội Mỹ nằm ngoài khơi đảo Saipan suốt 70 năm qua. Nguồn ảnh: Xinni.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim màu cực hiếm về trận đánh trên đảo Saipan của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn: History.