Nhận định nói trên được đưa ra sau khi hình ảnh 3 quả tên lửa Tamir còn khá nguyên vẹn thuộc hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel rơi xuống Gaza và được nhóm vũ trang tại đây (chưa rõ nhóm nào) thu được. Ảnh: Phần còn lại khá nguyên vẹn của tên lửa Tamir rơi xuống Gaza.Chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nói: "Tôi tin đây là phần thân chứa đầu dò radar chủ động cùng ngòi nổ cận đích của tên lửa Tamir. Nó sẽ là một thiệt hại lớn nữa với Tel Aviv ngay sau vụ tên lửa đánh chặn Stunner bị nghi rơi vào tay Nga hồi năm ngoái". Đạn tên lửa Tamir sử dụng đầu dò radar chủ động có độ nhạy cao cùng đường truyền dữ liệu để tăng khả năng phát hiện, đánh chặn các mục tiêu nhỏ như đạn pháo phản lực (rocket) và đạn cối. Cụm thiết bị này dẫn quả đạn tới rất gần mục tiêu, trước khi ngòi nổ laser cận đích kích hoạt đầu nổ mảnh để tiêu diệt mối đe dọa.Vị chuyên gia này nói thêm: "Chúng ta không biết đầu dò và ngòi nổ của Tamir được thiết kế như thế nào, nhưng nhà sản xuất mô tả nó rất độc đáo. Hệ thống này cũng được thu nhỏ tối đa nhưng vẫn có độ bền rất cao, bảo đảm chịu được gia tốc cực lớn khi quả đạn cơ động tới mục tiêu".Nếu những thành phần này được chuyển cho phía Iran như đồn đoán thì thiệt hại của Israel không thể tính bằng tiền bởi những bí mật của cả chương trình Iron Dome sẽ bị khám phá và rất có thể sẽ có một phiên bản tương tự Iron Dome do Iran sản xuất.Kịch bản này tương tự với trường hợp của chương trình UAV tuyệt mật RQ-170 của Không quân Mỹ bị Iran thu giữ hồi năm 2014. Sau đó, Mỹ gần như đã ngừng toàn bộ chương trình RQ-170 để đảm bảo an ninh dù đây là chương trình vũ khí mang nhiều kỳ vọng của Lầu Năm Góc.Một trường hợp khác hiện vẫn đang khiến Mỹ "mất ăn mất ngủ" dù nó xảy ra từ đầu năm 2018, đó là sự cố Syria thu hồi được một quả tên lửa Tomahawk còn khá nguyên vẹn và chuyển cho phía Nga.Theo Vladimir Mikheev, cố vấn cấp cao tập đoàn điện tử quốc phòng KRET Nga, dựa trên dữ liệu nghiên cứu tên lửa Tomahawk dùng trong cuộc tấn công vào Syria, đội ngũ kỹ sư của chúng tôi đang gấp rút chuẩn bị để sản xuất nguyên mẫu của hệ thống tác chiến điện tử mới để có thêm công cụ vô hiệu "Sứ giả chiến tranh" của Mỹ.Những kịch bản trên hoàn toàn có thể xảy ra với Iron Dome nếu Israel muốn đảm bảo vấn đề an ninh bởi là thành phần cực quan trọng trong mạng lưới phòng thủ của Israel. Mỗi tổ hợp có giá khoảng 50 triệu USD, trang bị 20 đạn đánh chặn Tamir có tầm bắn tối đa 70 km.Tên lửa Tamir có giá 40.000-100.000 USD/quả, thường tự hủy khi bắn trượt mục tiêu để tránh gây nguy hiểm và ngăn các bộ phận của quả đạn rơi vào tay đối phương.Không quân Israel hôm 12/11 tiến hành cuộc không kích tiêu diệt Baha Abu al-Ata, chỉ huy cấp cao của phong trào dân quân Hồi giáo tại Dải Gaza. Các tay súng ở Gaza đáp trả bằng cách phóng tổng cộng trên 300 quả rocket vào miền nam và miền trung Israel khiến Iron Dome không kịp phản ứng.
Nhận định nói trên được đưa ra sau khi hình ảnh 3 quả tên lửa Tamir còn khá nguyên vẹn thuộc hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel rơi xuống Gaza và được nhóm vũ trang tại đây (chưa rõ nhóm nào) thu được. Ảnh: Phần còn lại khá nguyên vẹn của tên lửa Tamir rơi xuống Gaza.
Chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nói: "Tôi tin đây là phần thân chứa đầu dò radar chủ động cùng ngòi nổ cận đích của tên lửa Tamir. Nó sẽ là một thiệt hại lớn nữa với Tel Aviv ngay sau vụ tên lửa đánh chặn Stunner bị nghi rơi vào tay Nga hồi năm ngoái".
Đạn tên lửa Tamir sử dụng đầu dò radar chủ động có độ nhạy cao cùng đường truyền dữ liệu để tăng khả năng phát hiện, đánh chặn các mục tiêu nhỏ như đạn pháo phản lực (rocket) và đạn cối. Cụm thiết bị này dẫn quả đạn tới rất gần mục tiêu, trước khi ngòi nổ laser cận đích kích hoạt đầu nổ mảnh để tiêu diệt mối đe dọa.
Vị chuyên gia này nói thêm: "Chúng ta không biết đầu dò và ngòi nổ của Tamir được thiết kế như thế nào, nhưng nhà sản xuất mô tả nó rất độc đáo. Hệ thống này cũng được thu nhỏ tối đa nhưng vẫn có độ bền rất cao, bảo đảm chịu được gia tốc cực lớn khi quả đạn cơ động tới mục tiêu".
Nếu những thành phần này được chuyển cho phía Iran như đồn đoán thì thiệt hại của Israel không thể tính bằng tiền bởi những bí mật của cả chương trình Iron Dome sẽ bị khám phá và rất có thể sẽ có một phiên bản tương tự Iron Dome do Iran sản xuất.
Kịch bản này tương tự với trường hợp của chương trình UAV tuyệt mật RQ-170 của Không quân Mỹ bị Iran thu giữ hồi năm 2014. Sau đó, Mỹ gần như đã ngừng toàn bộ chương trình RQ-170 để đảm bảo an ninh dù đây là chương trình vũ khí mang nhiều kỳ vọng của Lầu Năm Góc.
Một trường hợp khác hiện vẫn đang khiến Mỹ "mất ăn mất ngủ" dù nó xảy ra từ đầu năm 2018, đó là sự cố Syria thu hồi được một quả tên lửa Tomahawk còn khá nguyên vẹn và chuyển cho phía Nga.
Theo Vladimir Mikheev, cố vấn cấp cao tập đoàn điện tử quốc phòng KRET Nga, dựa trên dữ liệu nghiên cứu tên lửa Tomahawk dùng trong cuộc tấn công vào Syria, đội ngũ kỹ sư của chúng tôi đang gấp rút chuẩn bị để sản xuất nguyên mẫu của hệ thống tác chiến điện tử mới để có thêm công cụ vô hiệu "Sứ giả chiến tranh" của Mỹ.
Những kịch bản trên hoàn toàn có thể xảy ra với Iron Dome nếu Israel muốn đảm bảo vấn đề an ninh bởi là thành phần cực quan trọng trong mạng lưới phòng thủ của Israel. Mỗi tổ hợp có giá khoảng 50 triệu USD, trang bị 20 đạn đánh chặn Tamir có tầm bắn tối đa 70 km.
Tên lửa Tamir có giá 40.000-100.000 USD/quả, thường tự hủy khi bắn trượt mục tiêu để tránh gây nguy hiểm và ngăn các bộ phận của quả đạn rơi vào tay đối phương.
Không quân Israel hôm 12/11 tiến hành cuộc không kích tiêu diệt Baha Abu al-Ata, chỉ huy cấp cao của phong trào dân quân Hồi giáo tại Dải Gaza. Các tay súng ở Gaza đáp trả bằng cách phóng tổng cộng trên 300 quả rocket vào miền nam và miền trung Israel khiến Iron Dome không kịp phản ứng.