Theo nhiều tài liệu của cả Việt Nam và nước ngoài, SU-76 được coi là khẩu pháo tự hành đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Những mẫu SU-76 đầu tiên được phía Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam cùng với những xe tăng T-34-85. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa có bất cứ một hình ảnh nào về SU-76 trong biên chế quân đội ta. Nguồn ảnh: Pinterest.Được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở của xe tăng hạng nhẹ T-70, pháo tự hành chống tăng SU-76 có tổng trọng lượng chỉ 10,6 tấn và có giáp mặt dày 35mm được vát nghiêng cùng với khẩu pháo chính cỡ nòng 76,2mm. Nguồn ảnh: Warhistory.Thiết kế của SU-76 hoàn toàn không có tháp pháo và khẩu pháo tự hành này buộc phải di chuyển khi muốn quay nòng. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong thời gian từ năm 1942 tới năm 1945, Liên Xô đã sản xuất ra tổng cộng gần 15.000 khẩu pháo tự hành loại này. Nguồn ảnh: WWII.Theo các tài liệu được Nga công bố sau này, đã có khoảng 30 khẩu pháo tự hành SU-76 được Liên Xô chuyển cho phía Việt Nam - một con số khá nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest.Khoảng giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, Liên Xô cũng cung cấp cho Việt Nam một số lượng nhỏ pháo tự hành chống tăng SU-100. Ảnh: SU-100 tại một ga xe lửa ở miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: QDND.Cũng được ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng SU-100 chỉ được sản xuất khoảng 2.300 khẩu. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn còn một số lượng đáng kể các khẩu pháo tự hành chống tăng loại này phục vụ trong biên chế. Nguồn ảnh: QPVN.Trong đó chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là trong biên chế Quân chủng Hải quân. Nguồn ảnh: QPVN.Pháo tự hành chống tăng SU-100 được thiết kế dựa trên khung gầm của xe tăng T-34 và có trọng lượng 31,6 tấn. Hoả lực chính của khẩu pháo này bao gồm pháo chính cỡ nòng 100mm. Nguồn ảnh: Pinterest.Cùng với khẩu pháo tự hành chống tăng StuG III của Đức, SU-100 được đánh giá là một trong hai khẩu pháo tự hành hiệu quả nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Thiết giáp Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Theo nhiều tài liệu của cả Việt Nam và nước ngoài, SU-76 được coi là khẩu pháo tự hành đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những mẫu SU-76 đầu tiên được phía Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam cùng với những xe tăng T-34-85. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa có bất cứ một hình ảnh nào về SU-76 trong biên chế quân đội ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở của xe tăng hạng nhẹ T-70, pháo tự hành chống tăng SU-76 có tổng trọng lượng chỉ 10,6 tấn và có giáp mặt dày 35mm được vát nghiêng cùng với khẩu pháo chính cỡ nòng 76,2mm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thiết kế của SU-76 hoàn toàn không có tháp pháo và khẩu pháo tự hành này buộc phải di chuyển khi muốn quay nòng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong thời gian từ năm 1942 tới năm 1945, Liên Xô đã sản xuất ra tổng cộng gần 15.000 khẩu pháo tự hành loại này. Nguồn ảnh: WWII.
Theo các tài liệu được Nga công bố sau này, đã có khoảng 30 khẩu pháo tự hành SU-76 được Liên Xô chuyển cho phía Việt Nam - một con số khá nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khoảng giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, Liên Xô cũng cung cấp cho Việt Nam một số lượng nhỏ pháo tự hành chống tăng SU-100. Ảnh: SU-100 tại một ga xe lửa ở miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: QDND.
Cũng được ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng SU-100 chỉ được sản xuất khoảng 2.300 khẩu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn còn một số lượng đáng kể các khẩu pháo tự hành chống tăng loại này phục vụ trong biên chế. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong đó chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là trong biên chế Quân chủng Hải quân. Nguồn ảnh: QPVN.
Pháo tự hành chống tăng SU-100 được thiết kế dựa trên khung gầm của xe tăng T-34 và có trọng lượng 31,6 tấn. Hoả lực chính của khẩu pháo này bao gồm pháo chính cỡ nòng 100mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cùng với khẩu pháo tự hành chống tăng StuG III của Đức, SU-100 được đánh giá là một trong hai khẩu pháo tự hành hiệu quả nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Thiết giáp Mỹ ở miền Nam Việt Nam.