Theo thông báo của Điện Kremlin, trong hôm 7/1 Tổng thống Nga Putin đã có chuyến thăm đến pháo đài Petropavlov tại thành phố St. Petersburg. Và cũng trong chuyến thăm này ông Putin đã bắn thử một trong hai khẩu lựu pháo D-30 được đặt ở đây. Nguồn ảnh: TASS.Trong khi trao đổi với các nhân viên làm việc tại pháo đài Petropavlov cũng như các thiếu sinh quân của trường quân sự Suvorov, Tổng thống Putin đã tiết lộ rằng ông cùng từng là lính pháo binh với quân hàm Trung úy, chỉ huy của một tổ hợp pháo tự hành 122mm trong Quân đội Liên Xô trước đây. Nguồn ảnh: TASS.Tuy nhiên, Tổng thống Putin thành thật chia sẻ rằng ông chưa từng bắn pháo một lần nào. Tổng thống Nga cũng không nói rõ thêm bối cảnh của sự việc này. Trong ảnh là Tổng thống Putin khai hỏa khẩu pháo D-30 tại pháo đài Petropavlov. Nguồn ảnh: Điện Kremlin. Nguồn ảnh: TASS."Chúng ta đều đã từng là những người lính pháo binh” - ông Putin trò chuyện với các thiếu sinh quân – trường Suvorov. Nguồn ảnh: TASS.Theo các nguồn thông tin công khai, Tổng thống Nga Putin từng hoạt động trong ngành tình báo Liên Xô. Sau khi tốt nghiệp đại học, Vladimir Putin được tuyển mộ vào làm việc Ủy ban an ninh quốc gia KGB của Liên Xô, làm công tác phản gián và hoạt động chủ yếu ở nước ngoài cho đến khi Liên Xô tan rã. Do đó việc nhà lãnh đạo Nga chia sẻ từng làm lính pháo binh khiến truyền thông hết sức quan tâm. Nguồn ảnh: oruzhie.info.Dựa trên các mốc thời gian ông Putin hoạt động trong ngành tình báo Liên Xô, nhiều khả năng nhà lãnh đạo của nước Nga làm chỉ huy một tổ hợp pháo tự hành trong giữa những năm 1970. Và ở thời điểm đó Quân đội Liên Xô có một mẫu pháo tự hành có cỡ nòng 122mm. Nguồn ảnh: oruzhie.info.Tuy nhiên, phổ biến nhất trong số đó là 2S1 - biệt danh “Hoa cẩm chướng” và rất có thể Tổng thống Putin là chỉ huy của tổ hợp pháo này. Nguồn ảnh: oruzhie.info.Về thiết kế của 2S1 – tổ hợp pháo này có kíp pháo thủ 4 người, trong đó vị trí của chỉ huy pháo ngồi ở bên trái kế đến là nạp đạn và pháo thủ bên trong tháp pháo, trong khi đó lái xe ngồi riêng ở phía trước. Trong ảnh là vị trí của chỉ huy của một tổ hợp pháo 2S1. Nguồn ảnh: oruzhie.info.Pháo tự hành 2S1 được Liên Xô phát triển năm 1967 và chính thức đưa vào biên chế năm 1971. Đây là loại pháo được sản xuất với một số lượng rất lớn và phục vụ ở hàng chục quốc gia. 2S1 Gvosdika dùng khung thân xe thiết giáp chở quân MT-LB. Trên đó, nó lắp một pháo nòng xoắn D32 122mm kết hợp hệ thống nạp đạn phụ trợ (tốc độ bắn 4-5 viên/phút). Nguồn ảnh: Sputnik.Vì pháo D32 cải tiến dựa trên pháo xe kéo D30 122mm nên nó dùng hầu hết các loại đạn của D30 (đạn nổ phân mạnh, đạn chống tăng, đạn chùm, đạn khói, đạn chiếu sáng). Điều này giúp tiết kiệm, dễ dàng hơn cho việc cung cấp đạn dược. Lượng đạn dự trữ trên xe khoảng 40 viên, thường gồm 35 viên đạn nổ phân mảnh (tầm bắn 15km) và 5 viên chống tăng. Nguồn ảnh: RT.Khung thân MT-LB lắp động cơ diesel YaMZ-238V 240 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 60km/h. 2S1 có thể lội nước với tốc độ 4,5km/h nhưng nếu thực hiện điều này thì lượng đạn phải giảm xuống còn 30 viên. Nguồn ảnh: RT.Việc tiết lộ từng làm lính pháo binh một lần nửa chứng minh nước Nga khó có thể kiếm được một vị tổng thống nào hiểu rõ quân đội của mình như ông Putin. Bản thân Quân đội Nga từng bước hiện đại hóa trong vòng 10 năm trở lại gần đây cũng có sự tác động rất lớn từ ông Putin, giúp nước Nga trở nên an toàn hơn trước mọi mối đe dọa từ bên ngoài. Nguồn ảnh: EPIMời độc giả xem video: Tổng thống Nga Putin bắn thử pháo D-30 trongg chuyến thăm đến pháo đài Petropavlov. (nguồn RT)
Theo thông báo của Điện Kremlin, trong hôm 7/1 Tổng thống Nga Putin đã có chuyến thăm đến pháo đài Petropavlov tại thành phố St. Petersburg. Và cũng trong chuyến thăm này ông Putin đã bắn thử một trong hai khẩu lựu pháo D-30 được đặt ở đây. Nguồn ảnh: TASS.
Trong khi trao đổi với các nhân viên làm việc tại pháo đài Petropavlov cũng như các thiếu sinh quân của trường quân sự Suvorov, Tổng thống Putin đã tiết lộ rằng ông cùng từng là lính pháo binh với quân hàm Trung úy, chỉ huy của một tổ hợp pháo tự hành 122mm trong Quân đội Liên Xô trước đây. Nguồn ảnh: TASS.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin thành thật chia sẻ rằng ông chưa từng bắn pháo một lần nào. Tổng thống Nga cũng không nói rõ thêm bối cảnh của sự việc này. Trong ảnh là Tổng thống Putin khai hỏa khẩu pháo D-30 tại pháo đài Petropavlov. Nguồn ảnh: Điện Kremlin. Nguồn ảnh: TASS.
"Chúng ta đều đã từng là những người lính pháo binh” - ông Putin trò chuyện với các thiếu sinh quân – trường Suvorov. Nguồn ảnh: TASS.
Theo các nguồn thông tin công khai, Tổng thống Nga Putin từng hoạt động trong ngành tình báo Liên Xô. Sau khi tốt nghiệp đại học, Vladimir Putin được tuyển mộ vào làm việc Ủy ban an ninh quốc gia KGB của Liên Xô, làm công tác phản gián và hoạt động chủ yếu ở nước ngoài cho đến khi Liên Xô tan rã. Do đó việc nhà lãnh đạo Nga chia sẻ từng làm lính pháo binh khiến truyền thông hết sức quan tâm. Nguồn ảnh: oruzhie.info.
Dựa trên các mốc thời gian ông Putin hoạt động trong ngành tình báo Liên Xô, nhiều khả năng nhà lãnh đạo của nước Nga làm chỉ huy một tổ hợp pháo tự hành trong giữa những năm 1970. Và ở thời điểm đó Quân đội Liên Xô có một mẫu pháo tự hành có cỡ nòng 122mm. Nguồn ảnh: oruzhie.info.
Tuy nhiên, phổ biến nhất trong số đó là 2S1 - biệt danh “Hoa cẩm chướng” và rất có thể Tổng thống Putin là chỉ huy của tổ hợp pháo này. Nguồn ảnh: oruzhie.info.
Về thiết kế của 2S1 – tổ hợp pháo này có kíp pháo thủ 4 người, trong đó vị trí của chỉ huy pháo ngồi ở bên trái kế đến là nạp đạn và pháo thủ bên trong tháp pháo, trong khi đó lái xe ngồi riêng ở phía trước. Trong ảnh là vị trí của chỉ huy của một tổ hợp pháo 2S1. Nguồn ảnh: oruzhie.info.
Pháo tự hành 2S1 được Liên Xô phát triển năm 1967 và chính thức đưa vào biên chế năm 1971. Đây là loại pháo được sản xuất với một số lượng rất lớn và phục vụ ở hàng chục quốc gia. 2S1 Gvosdika dùng khung thân xe thiết giáp chở quân MT-LB. Trên đó, nó lắp một pháo nòng xoắn D32 122mm kết hợp hệ thống nạp đạn phụ trợ (tốc độ bắn 4-5 viên/phút). Nguồn ảnh: Sputnik.
Vì pháo D32 cải tiến dựa trên pháo xe kéo D30 122mm nên nó dùng hầu hết các loại đạn của D30 (đạn nổ phân mạnh, đạn chống tăng, đạn chùm, đạn khói, đạn chiếu sáng). Điều này giúp tiết kiệm, dễ dàng hơn cho việc cung cấp đạn dược. Lượng đạn dự trữ trên xe khoảng 40 viên, thường gồm 35 viên đạn nổ phân mảnh (tầm bắn 15km) và 5 viên chống tăng. Nguồn ảnh: RT.
Khung thân MT-LB lắp động cơ diesel YaMZ-238V 240 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 60km/h. 2S1 có thể lội nước với tốc độ 4,5km/h nhưng nếu thực hiện điều này thì lượng đạn phải giảm xuống còn 30 viên. Nguồn ảnh: RT.
Việc tiết lộ từng làm lính pháo binh một lần nửa chứng minh nước Nga khó có thể kiếm được một vị tổng thống nào hiểu rõ quân đội của mình như ông Putin. Bản thân Quân đội Nga từng bước hiện đại hóa trong vòng 10 năm trở lại gần đây cũng có sự tác động rất lớn từ ông Putin, giúp nước Nga trở nên an toàn hơn trước mọi mối đe dọa từ bên ngoài. Nguồn ảnh: EPI
Mời độc giả xem video: Tổng thống Nga Putin bắn thử pháo D-30 trongg chuyến thăm đến pháo đài Petropavlov. (nguồn RT)