Khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) được thành lập vào năm 1949, rõ ràng tiềm lực Trung Quốc không đủ năng lực để cạnh tranh với Mỹ hoặc Liên Xô, trong việc phát triển các công nghệ quân sự tiên tiến.Thậm chí những chính sách không thành công của Trung Quốc, vô tình đã khiến quốc gia này mất ổn định trong một thời gian dài, gián tiếp làm kìm hãm công nghệ và nghiên cứu khoa học, khiến CHND Trung Hoa thậm chí còn bị tụt hậu xa hơn.Do đó, để rút ngắn khoảng cách với các cường quốc, Trung Quốc đã hết sức coi trọng hoạt động gián điệp công nghiệp, bằng cách sao chép trái phép công nghệ vũ khí từ Nga, Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây.Nhiều năm qua, các điệp viên của Trung Quốc ngày càng trở nên khéo léo và linh hoạt hơn trong cách tiếp cận. Dưới đây là năm vũ khí “tiêu biểu” mà Trung Quốc đã đánh cắp, hoặc sao chép toàn bộ, hoặc một phần, mà các đối thủ “tức mà không làm gì được”.Loại vũ khí đầu tiên là chiến đấu cơ J-7. Năm 1961, khi căng thẳng giữa Liên Xô và CHND Trung Hoa lên đến đỉnh điểm, Liên Xô đã chuyển giao các bản thiết kế và vật liệu liên quan đến máy bay đánh chặn MiG-21 mới của họ cho Trung Quốc, với hy vọng níu kéo sự hợp tác giữa hai quốc gia, đang mâu thuẫn trầm trọng.Tuy nhiên căng thẳng tiếp tục gia tăng, quan hệ Trung-Xô đóng băng và trở thành đối thủ của nhau. Nhưng Trung Quốc đã có trong tay bản thiết kế và các tài liệu của máy bay chiến đấu MiG-21, và cuối cùng họ sản xuất bản sao hoàn chỉnh, và đặt cho nó cái tên Trung Quốc là J-7.Trung Quốc đã bán J-7 (biến thể xuất khẩu tên là F-7) để cạnh tranh trực tiếp với những chiếc MiG-21 của Liên Xô; thậm chí vào đầu thập niên 1980, Trung Quốc còn bán J-7 cho đối thủ của Mỹ, để Không quân Mỹ tập làm “máy bay quân xanh” trong huấn luyện phi công.Món hời lớn nhất đối với Trung Quốc, trong việc Liên Xô tan rã vào năm 1991, đó là những công nghệ quân sự của siêu cường này. Nga là quốc gia thừa kế lớn nhất của Liên Xô, không còn lý do chính đáng, để giữ lại công nghệ quân sự tiên tiến nhất của mình với Trung Quốc.Quan trọng hơn, tổ hợp công nghiệp quân sự khổng lồ của Nga rất cần khách hàng, và quân đội Nga không còn đủ khả năng mua thiết bị mới. Về phần mình, CHND Trung Hoa cần các nguồn thiết bị quân sự công nghệ cao, sau khi châu Âu và Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí vào cuối thập niên 1980.Trong thập niên 1990, đã chứng kiến một số thương vụ mua bán vũ khí khổng lồ giữa Moscow và Bắc Kinh. Một trong những hoạt động quan trọng nhất liên quan đến việc bán, cấp phép và chuyển giao công nghệ máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-27 “Flanker”.Thỏa thuận này, đã mang lại cho Trung Quốc một trong những máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không mạnh bậc nhất thế giới; đồng thời cũng mang lại cho ngành hàng không Nga một cứu cánh.Nhưng Trung Quốc nhanh chóng lộ rõ mặt thật, tuần trăng mật kéo dài chưa bao lâu, thi Nga tố cáo Trung Quốc đã bắt đầu vi phạm các điều khoản cấp phép, bằng cách lắp đặt hệ thống điện tử hàng không của riêng họ trên Flankers (phiên bản J-11, theo tên của Trung Quốc).Trung Quốc cũng bắt đầu phát triển một biến thể tiêm kích hạm, vi phạm trực tiếp các điều khoản đã thỏa thuận. Việc chiếm đoạt công nghệ của Nga làm suy yếu mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, khiến Nga cảnh giác hơn rất nhiều, trong việc chuyển giao công nghệ quân sự cho Trung Quốc về sau này.Mỹ cũng là đối tượng nhòm ngó số 1 của gián điệp quân sự của Trung Quốc. Ngay cả trước khi vụ rò rỉ Snowden, xác nhận hoạt động gián điệp công nghiệp trên diện rộng của Trung Quốc, tình báo Mỹ đã nghi ngờ rằng, Trung Quốc đã đánh cắp thông tin liên quan đến tiêm kích tàng hình F-35.Thực tế càng được chứng minh, khi có thông tin về tiêm kích tàng hình J-31. J-31 trông rất giống F-35, sự khác nhau chắc chỉ là J-31 sử dụng thiết kế hai động cơ và không có các phiên bản cất và hạ cánh thẳng đứng như F-35B.Lĩnh vực máy bay không người lái (UAV) của Mỹ, cũng là đích để gián điệp công nghiệp Trung Quốc nhòm ngó, vì Mỹ là siêu cường trong chế tạo UAV. Trước kia, Trung Quốc tụt hậu một cách thảm hại so với Mỹ về công nghệ UAV.Nhưng kể từ thời điểm 2010, Trung Quốc đã bắt kịp và hiện đang sản xuất UAV có khả năng cạnh tranh với các mẫu của Mỹ trên thị trường vũ khí quốc tế. Vậy làm thế nào mà người Trung Quốc bắt kịp nhanh như vậy?Theo tình báo Mỹ, tin tặc Trung Quốc đã chiếm đoạt công nghệ từ một số nguồn, bao gồm chính phủ Mỹ và các công ty tư nhân có liên quan đến việc sản xuất UAV. Những chiếc UAV mới nhất của Trung Quốc gần giống với UAV của Mỹ, từ hình dáng đến hiệu suất. Một sự giống nhau đến khó tin.Công nghệ nhìn đêm của Mỹ, cũng là thứ Trung Quốc rất “thèm khát”. Nên biết rằng, sau Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ quyết định sẽ đầu tư mạnh vào nỗ lực “làm chủ màn đêm'', để khắc chế được chiến tranh du kích.Với việc đầu tư lớn, đưa Mỹ đạt được những tiến bộ lớn trong công nghệ nhìn ban đêm, bao gồm thiết bị cho phép từng binh sĩ, xe bọc thép và máy bay nhìn thấy và chiến đấu trong bóng tối. Trang bị này đã mang lại cho Quân đội Mỹ một lợi thế to lớn, trong một số cuộc xung đột kể từ những năm 1980.Trung Quốc đang tìm cách chấm dứt lợi thế này và đã hướng một số nỗ lực gián điệp của mình, hướng tới việc mua lại và nhân rộng công nghệ của Mỹ trong lĩnh vực này.Thủ đoạn của Trung Quốc là tiến hành các hành vi trộm cắp mạng, nhưng cũng có một số hoạt động kiểu cũ, trong đó các doanh nhân Trung Quốc mua lại bất hợp pháp, những công nghệ “nhạy cảm” xuất khẩu, từ các công ty Mỹ.Hiện nay, Mỹ đang tìm cách ngăn chặn gián điệp công nghiệp của Trung Quốc. Nhưng với các mối quan hệ thương mại rộng rãi giữa Trung Quốc và Mỹ, việc ngăn chặn dòng chảy công nghệ gần như là không thể. Mỹ vẫn là “mỏ”, để tình báo công nghiệp Trung Quốc tiếp tục khai thác. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc - một "tác phẩm" được phát triển từ tiêm kích J-11 do Trung Quốc nhái của Nga trong quá khứ. Nguồn: QQ.
Khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) được thành lập vào năm 1949, rõ ràng tiềm lực Trung Quốc không đủ năng lực để cạnh tranh với Mỹ hoặc Liên Xô, trong việc phát triển các công nghệ quân sự tiên tiến.
Thậm chí những chính sách không thành công của Trung Quốc, vô tình đã khiến quốc gia này mất ổn định trong một thời gian dài, gián tiếp làm kìm hãm công nghệ và nghiên cứu khoa học, khiến CHND Trung Hoa thậm chí còn bị tụt hậu xa hơn.
Do đó, để rút ngắn khoảng cách với các cường quốc, Trung Quốc đã hết sức coi trọng hoạt động gián điệp công nghiệp, bằng cách sao chép trái phép công nghệ vũ khí từ Nga, Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây.
Nhiều năm qua, các điệp viên của Trung Quốc ngày càng trở nên khéo léo và linh hoạt hơn trong cách tiếp cận. Dưới đây là năm vũ khí “tiêu biểu” mà Trung Quốc đã đánh cắp, hoặc sao chép toàn bộ, hoặc một phần, mà các đối thủ “tức mà không làm gì được”.
Loại vũ khí đầu tiên là chiến đấu cơ J-7. Năm 1961, khi căng thẳng giữa Liên Xô và CHND Trung Hoa lên đến đỉnh điểm, Liên Xô đã chuyển giao các bản thiết kế và vật liệu liên quan đến máy bay đánh chặn MiG-21 mới của họ cho Trung Quốc, với hy vọng níu kéo sự hợp tác giữa hai quốc gia, đang mâu thuẫn trầm trọng.
Tuy nhiên căng thẳng tiếp tục gia tăng, quan hệ Trung-Xô đóng băng và trở thành đối thủ của nhau. Nhưng Trung Quốc đã có trong tay bản thiết kế và các tài liệu của máy bay chiến đấu MiG-21, và cuối cùng họ sản xuất bản sao hoàn chỉnh, và đặt cho nó cái tên Trung Quốc là J-7.
Trung Quốc đã bán J-7 (biến thể xuất khẩu tên là F-7) để cạnh tranh trực tiếp với những chiếc MiG-21 của Liên Xô; thậm chí vào đầu thập niên 1980, Trung Quốc còn bán J-7 cho đối thủ của Mỹ, để Không quân Mỹ tập làm “máy bay quân xanh” trong huấn luyện phi công.
Món hời lớn nhất đối với Trung Quốc, trong việc Liên Xô tan rã vào năm 1991, đó là những công nghệ quân sự của siêu cường này. Nga là quốc gia thừa kế lớn nhất của Liên Xô, không còn lý do chính đáng, để giữ lại công nghệ quân sự tiên tiến nhất của mình với Trung Quốc.
Quan trọng hơn, tổ hợp công nghiệp quân sự khổng lồ của Nga rất cần khách hàng, và quân đội Nga không còn đủ khả năng mua thiết bị mới. Về phần mình, CHND Trung Hoa cần các nguồn thiết bị quân sự công nghệ cao, sau khi châu Âu và Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí vào cuối thập niên 1980.
Trong thập niên 1990, đã chứng kiến một số thương vụ mua bán vũ khí khổng lồ giữa Moscow và Bắc Kinh. Một trong những hoạt động quan trọng nhất liên quan đến việc bán, cấp phép và chuyển giao công nghệ máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-27 “Flanker”.
Thỏa thuận này, đã mang lại cho Trung Quốc một trong những máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không mạnh bậc nhất thế giới; đồng thời cũng mang lại cho ngành hàng không Nga một cứu cánh.
Nhưng Trung Quốc nhanh chóng lộ rõ mặt thật, tuần trăng mật kéo dài chưa bao lâu, thi Nga tố cáo Trung Quốc đã bắt đầu vi phạm các điều khoản cấp phép, bằng cách lắp đặt hệ thống điện tử hàng không của riêng họ trên Flankers (phiên bản J-11, theo tên của Trung Quốc).
Trung Quốc cũng bắt đầu phát triển một biến thể tiêm kích hạm, vi phạm trực tiếp các điều khoản đã thỏa thuận. Việc chiếm đoạt công nghệ của Nga làm suy yếu mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, khiến Nga cảnh giác hơn rất nhiều, trong việc chuyển giao công nghệ quân sự cho Trung Quốc về sau này.
Mỹ cũng là đối tượng nhòm ngó số 1 của gián điệp quân sự của Trung Quốc. Ngay cả trước khi vụ rò rỉ Snowden, xác nhận hoạt động gián điệp công nghiệp trên diện rộng của Trung Quốc, tình báo Mỹ đã nghi ngờ rằng, Trung Quốc đã đánh cắp thông tin liên quan đến tiêm kích tàng hình F-35.
Thực tế càng được chứng minh, khi có thông tin về tiêm kích tàng hình J-31. J-31 trông rất giống F-35, sự khác nhau chắc chỉ là J-31 sử dụng thiết kế hai động cơ và không có các phiên bản cất và hạ cánh thẳng đứng như F-35B.
Lĩnh vực máy bay không người lái (UAV) của Mỹ, cũng là đích để gián điệp công nghiệp Trung Quốc nhòm ngó, vì Mỹ là siêu cường trong chế tạo UAV. Trước kia, Trung Quốc tụt hậu một cách thảm hại so với Mỹ về công nghệ UAV.
Nhưng kể từ thời điểm 2010, Trung Quốc đã bắt kịp và hiện đang sản xuất UAV có khả năng cạnh tranh với các mẫu của Mỹ trên thị trường vũ khí quốc tế. Vậy làm thế nào mà người Trung Quốc bắt kịp nhanh như vậy?
Theo tình báo Mỹ, tin tặc Trung Quốc đã chiếm đoạt công nghệ từ một số nguồn, bao gồm chính phủ Mỹ và các công ty tư nhân có liên quan đến việc sản xuất UAV. Những chiếc UAV mới nhất của Trung Quốc gần giống với UAV của Mỹ, từ hình dáng đến hiệu suất. Một sự giống nhau đến khó tin.
Công nghệ nhìn đêm của Mỹ, cũng là thứ Trung Quốc rất “thèm khát”. Nên biết rằng, sau Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ quyết định sẽ đầu tư mạnh vào nỗ lực “làm chủ màn đêm'', để khắc chế được chiến tranh du kích.
Với việc đầu tư lớn, đưa Mỹ đạt được những tiến bộ lớn trong công nghệ nhìn ban đêm, bao gồm thiết bị cho phép từng binh sĩ, xe bọc thép và máy bay nhìn thấy và chiến đấu trong bóng tối. Trang bị này đã mang lại cho Quân đội Mỹ một lợi thế to lớn, trong một số cuộc xung đột kể từ những năm 1980.
Trung Quốc đang tìm cách chấm dứt lợi thế này và đã hướng một số nỗ lực gián điệp của mình, hướng tới việc mua lại và nhân rộng công nghệ của Mỹ trong lĩnh vực này.
Thủ đoạn của Trung Quốc là tiến hành các hành vi trộm cắp mạng, nhưng cũng có một số hoạt động kiểu cũ, trong đó các doanh nhân Trung Quốc mua lại bất hợp pháp, những công nghệ “nhạy cảm” xuất khẩu, từ các công ty Mỹ.
Hiện nay, Mỹ đang tìm cách ngăn chặn gián điệp công nghiệp của Trung Quốc. Nhưng với các mối quan hệ thương mại rộng rãi giữa Trung Quốc và Mỹ, việc ngăn chặn dòng chảy công nghệ gần như là không thể. Mỹ vẫn là “mỏ”, để tình báo công nghiệp Trung Quốc tiếp tục khai thác. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc - một "tác phẩm" được phát triển từ tiêm kích J-11 do Trung Quốc nhái của Nga trong quá khứ. Nguồn: QQ.