Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, một trong những nhiệm vụ chính của nhiều quan chức cấp cao Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Zelensky, Thủ tướng Reznikov và Bộ trưởng Ngoại giao Kuleba, là tìm kiếm vũ khí và đạn dược cho quân đội Ukraine từ các nguồn trên khắp thế giới. Thậm chí, một số đại sứ Ukraine ở nước ngoài đã bị cách chức vì không xin được viện trợ quân sự.Hiện nay Quân đội Ukraine không thiếu nguồn nhân lực, do họ tiến hành tổng động viên toàn quốc; nhưng điều khó khăn đó là Quân đội Ukraine thiếu vũ khí đạn dược nghiêm trọng. Trong khi đó, Quân đội Nga có lợi thế tuyệt đối về quy mô vũ khí hạng nặng và rất nhiều đạn dược.Phó Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine Skibitsky cho biết, quân đội Ukraine gần như đã cạn nguồn toàn bộ số đạn pháo trong kho, hiện pháo binh Ukraine chủ yếu sử dụng đạn pháo 155mm tiêu chuẩn NATO.Các loại đạn pháo mà Quân đội Ukraine thiếu, theo ông Skibitsky cho biết chủ yếu là đạn pháo 122mm và 152mm kiểu Liên Xô, cũng như rocket 122mm và các loại đạn khác.Trong khi NATO cung cấp cho Ukraine các loại pháo hạng nặng 155mm, đồng thời cũng cung cấp một số lượng lớn đạn pháo loại này; riêng Mỹ đã cung cấp 220.000 viên đạn pháo 155mm và đã chuyển giao gần hết.Mặc dù Ba Lan và các nước Đông Âu khác gần như đã gửi hết đạn pháo kiểu Liên Xô sang Ukraine, nhưng họ vẫn không thể đáp ứng được lượng đạn pháo Ukraine sử dụng quá lớn, tới 5.000-6.000 viên một ngày.Và việc tìm kiếm đạn pháo kiểu Liên Xô cho Quân đội Ukraine trên khắp thế giới diễn ra không tốt đẹp: Israel và các nước khác sản xuất không đủ và họ không muốn bán cho Ukraine, vì sợ chọc giận Nga. Ấn Độ dù được đánh giá là có thừa đạn pháo, lại có nhiều mối lo ngại khác nhau, nên không thể cung cấp.Ông Skibitsky cũng tiết lộ, trước xung đột, quân đội Ukraine có 607 pháo tự hành, 515 pháo xe kéo và súng cối, cùng hơn 400 rocket các loại. Nhưng hiện giờ, 1.000 khẩu pháo các loại có nguồn gốc từ thời Liên Xô buộc phải “im thin thít” và mất tác dụng chiến đấu, do không đủ đạn.Mặc dù pháo binh Ukraine được đánh giá là tốt hơn so với các đối tác Nga về độ chính xác khi bắn và thời gian phản ứng, nhưng Nga có lợi thế về quy mô. Một số cơ quan nghiên cứu ước tính rằng, pháo binh Nga hiện có thể bắn 40.000-50.000 quả đạn mỗi ngày.So với việc quân đội Nga liên tục phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tấn công vào chiều sâu lãnh thổ Ukraine, thì chiều ngược lại, quân đội Ukraine khó có thể tấn công các mục tiêu quan trọng trong hậu phương của quân đội Nga như kho vũ khí, nhiên liệu, kho đạn.Loại vũ khí tấn công tầm xa hiệu quả nhất của quân đội Ukraine là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Tochka-U, chỉ có tầm bắn 110 km và nó cũng cần phải vượt qua sự đánh chặn của mạng lưới phòng không Nga.Đây cũng là lý do chính khiến chính phủ Ukraine khăng khăng yêu cầu chính phủ Mỹ cung cấp cho họ Hệ thống tên lửa chiến thuật cơ động Lục quân (HIMARS) M142, có tầm bắn tối đa 300 km; nhưng đã bị chính phủ Mỹ từ chối.Chính phủ Mỹ chỉ đồng ý cung cấp cho Kiev loại tên lửa M31 có thể sử dụng đồng thời cả trên hai loại bệ phóng là M142 và hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270. Tên lửa M31 được trang bị đầu đạn có khả năng xuyên phá nhất định, nhưng tầm bắn chỉ dưới 80 km.Giờ đây, dưới đòn tấn công chính xác tầm xa của quân đội Nga, chính phủ Ukraine không còn khả năng sản xuất đạn pháo kiểu Liên Xô trên quy mô lớn và một số lượng lớn đạn dược đã bị phá hủy bởi các vụ nổ kho vũ khí liên tiếp sau năm 2014.Những vụ nổ bí ẩn các kho đạn của Ukraine trong suốt những năm qua, chính quyền Ukraine cho biết nó đã bị các đặc vụ phá hoại và trưng ra bằng chứng; còn Nga cho rằng, đạn pháo của Ukraine đã được bảo quản không đúng cách và quan chức Ukraine đánh cắp đem bán, sau đó được ngụy tạo bằng những vụ nổ để xóa dấu vết.Việc NATO, đối tác viện trợ quân sự chủ yếu, không thể cung cấp cho Ukraine đủ số đạn pháo của Liên Xô, đồng nghĩa với việc hơn 1.000 khẩu pháo kiểu Liên Xô, hiện thuộc sở hữu của quân đội Ukraine, đang ở trạng thái không hoạt động.Quân đội Ukraine hiện có không quá 200 khẩu pháo hạng nặng cỡ nòng tiêu chuẩn NATO, và chỉ với 200 khẩu pháo hạng nặng 155mm này, thì không phải là đối thủ của 4.000 khẩu pháo của quân đội Nga; đây cũng là điểm yếu lớn nhất của quân đội Ukraine.Không có đủ đạn pháo và không có pháo binh che chắn, nhiều sĩ quan và binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và bị thương dưới làn đạn pháo của quân đội Nga, trước khi họ nhìn thấy đối thủ của mình. Mức tiêu thụ đạn dược khủng khiếp trong chiến tranh hiện đại, một lần nữa khiến giới quan sát bàng hoàng.Do vậy muốn cải thiện tình hình của Quân đội Ukraine hiện nay, phải cung cấp thêm pháo hạng nặng tiêu chuẩn của NATO cho Ukraine ngay lập tức; nếu không, quân đội Ukraine không chỉ chịu nhiều thương vong hơn, trong các đợt pháo kích dữ dội của quân đội Nga, mà còn ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc.
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, một trong những nhiệm vụ chính của nhiều quan chức cấp cao Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Zelensky, Thủ tướng Reznikov và Bộ trưởng Ngoại giao Kuleba, là tìm kiếm vũ khí và đạn dược cho quân đội Ukraine từ các nguồn trên khắp thế giới. Thậm chí, một số đại sứ Ukraine ở nước ngoài đã bị cách chức vì không xin được viện trợ quân sự.
Hiện nay Quân đội Ukraine không thiếu nguồn nhân lực, do họ tiến hành tổng động viên toàn quốc; nhưng điều khó khăn đó là Quân đội Ukraine thiếu vũ khí đạn dược nghiêm trọng. Trong khi đó, Quân đội Nga có lợi thế tuyệt đối về quy mô vũ khí hạng nặng và rất nhiều đạn dược.
Phó Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine Skibitsky cho biết, quân đội Ukraine gần như đã cạn nguồn toàn bộ số đạn pháo trong kho, hiện pháo binh Ukraine chủ yếu sử dụng đạn pháo 155mm tiêu chuẩn NATO.
Các loại đạn pháo mà Quân đội Ukraine thiếu, theo ông Skibitsky cho biết chủ yếu là đạn pháo 122mm và 152mm kiểu Liên Xô, cũng như rocket 122mm và các loại đạn khác.
Trong khi NATO cung cấp cho Ukraine các loại pháo hạng nặng 155mm, đồng thời cũng cung cấp một số lượng lớn đạn pháo loại này; riêng Mỹ đã cung cấp 220.000 viên đạn pháo 155mm và đã chuyển giao gần hết.
Mặc dù Ba Lan và các nước Đông Âu khác gần như đã gửi hết đạn pháo kiểu Liên Xô sang Ukraine, nhưng họ vẫn không thể đáp ứng được lượng đạn pháo Ukraine sử dụng quá lớn, tới 5.000-6.000 viên một ngày.
Và việc tìm kiếm đạn pháo kiểu Liên Xô cho Quân đội Ukraine trên khắp thế giới diễn ra không tốt đẹp: Israel và các nước khác sản xuất không đủ và họ không muốn bán cho Ukraine, vì sợ chọc giận Nga. Ấn Độ dù được đánh giá là có thừa đạn pháo, lại có nhiều mối lo ngại khác nhau, nên không thể cung cấp.
Ông Skibitsky cũng tiết lộ, trước xung đột, quân đội Ukraine có 607 pháo tự hành, 515 pháo xe kéo và súng cối, cùng hơn 400 rocket các loại. Nhưng hiện giờ, 1.000 khẩu pháo các loại có nguồn gốc từ thời Liên Xô buộc phải “im thin thít” và mất tác dụng chiến đấu, do không đủ đạn.
Mặc dù pháo binh Ukraine được đánh giá là tốt hơn so với các đối tác Nga về độ chính xác khi bắn và thời gian phản ứng, nhưng Nga có lợi thế về quy mô. Một số cơ quan nghiên cứu ước tính rằng, pháo binh Nga hiện có thể bắn 40.000-50.000 quả đạn mỗi ngày.
So với việc quân đội Nga liên tục phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tấn công vào chiều sâu lãnh thổ Ukraine, thì chiều ngược lại, quân đội Ukraine khó có thể tấn công các mục tiêu quan trọng trong hậu phương của quân đội Nga như kho vũ khí, nhiên liệu, kho đạn.
Loại vũ khí tấn công tầm xa hiệu quả nhất của quân đội Ukraine là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Tochka-U, chỉ có tầm bắn 110 km và nó cũng cần phải vượt qua sự đánh chặn của mạng lưới phòng không Nga.
Đây cũng là lý do chính khiến chính phủ Ukraine khăng khăng yêu cầu chính phủ Mỹ cung cấp cho họ Hệ thống tên lửa chiến thuật cơ động Lục quân (HIMARS) M142, có tầm bắn tối đa 300 km; nhưng đã bị chính phủ Mỹ từ chối.
Chính phủ Mỹ chỉ đồng ý cung cấp cho Kiev loại tên lửa M31 có thể sử dụng đồng thời cả trên hai loại bệ phóng là M142 và hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270. Tên lửa M31 được trang bị đầu đạn có khả năng xuyên phá nhất định, nhưng tầm bắn chỉ dưới 80 km.
Giờ đây, dưới đòn tấn công chính xác tầm xa của quân đội Nga, chính phủ Ukraine không còn khả năng sản xuất đạn pháo kiểu Liên Xô trên quy mô lớn và một số lượng lớn đạn dược đã bị phá hủy bởi các vụ nổ kho vũ khí liên tiếp sau năm 2014.
Những vụ nổ bí ẩn các kho đạn của Ukraine trong suốt những năm qua, chính quyền Ukraine cho biết nó đã bị các đặc vụ phá hoại và trưng ra bằng chứng; còn Nga cho rằng, đạn pháo của Ukraine đã được bảo quản không đúng cách và quan chức Ukraine đánh cắp đem bán, sau đó được ngụy tạo bằng những vụ nổ để xóa dấu vết.
Việc NATO, đối tác viện trợ quân sự chủ yếu, không thể cung cấp cho Ukraine đủ số đạn pháo của Liên Xô, đồng nghĩa với việc hơn 1.000 khẩu pháo kiểu Liên Xô, hiện thuộc sở hữu của quân đội Ukraine, đang ở trạng thái không hoạt động.
Quân đội Ukraine hiện có không quá 200 khẩu pháo hạng nặng cỡ nòng tiêu chuẩn NATO, và chỉ với 200 khẩu pháo hạng nặng 155mm này, thì không phải là đối thủ của 4.000 khẩu pháo của quân đội Nga; đây cũng là điểm yếu lớn nhất của quân đội Ukraine.
Không có đủ đạn pháo và không có pháo binh che chắn, nhiều sĩ quan và binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và bị thương dưới làn đạn pháo của quân đội Nga, trước khi họ nhìn thấy đối thủ của mình. Mức tiêu thụ đạn dược khủng khiếp trong chiến tranh hiện đại, một lần nữa khiến giới quan sát bàng hoàng.
Do vậy muốn cải thiện tình hình của Quân đội Ukraine hiện nay, phải cung cấp thêm pháo hạng nặng tiêu chuẩn của NATO cho Ukraine ngay lập tức; nếu không, quân đội Ukraine không chỉ chịu nhiều thương vong hơn, trong các đợt pháo kích dữ dội của quân đội Nga, mà còn ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc.