Sau vài tuần căng thẳng dâng cao và có nhiều nguồn tin chính thức từ phương Tây tuyên bố Nga sắp xâm lược Ukraine. Trong khi đó chính quyền Moscow cũng cảnh báo về việc Ukraine nối lại các hành động thù địch ở Donbass và xung đột đã leo thang gần biên giới của Nga.Các khu vực ở Donbass vùng miền Đông Ukraine, vốn do lực lượng ly khai được Nga hỗ trợ trấn giữ từ năm 2014, đã phải hứng chịu những cuộc tấn công mới từ các lực lượng vũ trang Ukraine vào tối ngày 18/2, dẫn đến một dòng người tị nạn lớn đổ vào Nga.Cuộc tấn công vào Donbass diễn ra dưới hình thức pháo kích dữ dội, nhiều nguồn tin xác nhận có hành động sử dụng bom xe và các hoạt động phá hoại. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng, lực lượng chính phủ Ukraine có thể đang hỗ trợ những toán lính đánh thuê từ Balkan trong chiến dịch này.Với việc cơ sở hạ tầng dân sự ở Donbass bị thiệt hại đáng kể trong khoảng thời gian 36 giờ qua, nhưng điều này vẫn chưa đủ cơ sở cho Nga có thể tiến hành can thiệp quân sự trực tiếp để hỗ trợ lực lượng ly khai ở Donbass.Có một số dấu hiệu cho thấy Nga có lý do để làm như vậy, bao gồm tuyên bố vào ngày 19/2 rằng đạn pháo của Ukraine đã đáp xuống đất Nga, các quan chức Nga thì lặp đi lặp lại tuyên bố rằng các hành động của Ukraine chống lại người Nga thiểu số là hành động diệt chủng.Trên các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đưa tin về việc người tị nạn ồ ạt đổ vào Nga, điều này có thể cho phép Moscow có cơ sở và can thiệp quân sự cần thiết để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, chỉ có những cuộc pháo kích của Ukraine vào lãnh thổ Nga mới là cơ sở pháp lý chắc chắn cho việc can thiệp quân sự.Vài giờ trước khi bùng phát các hành động thù địch quy mô lớn ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine vào ngày 18/2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng nhấn mạnh rằng có báo cáo lính đánh thuê từ Kosovo, Albania và Bosnia đã được triển khai tới khu vực này.Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói thêm: "Kosovo và một số khu vực khác của Tây Balkan đang trở thành nơi sinh sôi nảy nở của tội phạm. Có những kẻ khủng bố và buôn bán ma túy ở đó, NATO xâm lược Nam Tư với những lý do không thuyết phục và phi đạo đức".Điều này liên quan đến các lực lượng được phương Tây hậu thuẫn ở Kosovo, cụ thể là Quân đội Giải phóng Kosovo, mà các quan chức phương Tây thường gọi là tổ chức khủng bố, lực lượng này có nguồn gốc là các băng đảng buôn bán ma túy từ Albania và Thổ Nhĩ Kỳ qua Châu Âu.Tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov có thể nhằm gợi lại ký ức về tội ác chiến tranh của phương Tây ở Nam Tư, nhằm gây dựng sự phản đối về việc phương Tây có thể can thiệp vào Ukraine trong tương lai. Vùng Kosovo của Serbia cũng có tình trạng như Donbass hiện tại của Ukraine.Những người ly khai Donbass đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk vào năm 2014, có nét tương đồng với Kosovo khi cả ba vùng lãnh thổ này này đều không được Liên hợp quốc công nhận và lần lượt được coi là một phần của Ukraine và Serbia.Các quốc gia thành viên hàng đầu của NATO đã thể hiện ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng lại ủng hộ việc Kosovo tách khỏi Serbia, trong khi Quốc hội Nga đã bắt đầu xem xét ủng hộ việc tách Donbas khỏi Ukraine trong khi ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Serbia đối với Kosovo.Một điểm đáng chú ý khác là cuộc tấn công quân sự của NATO vào Nam Tư để hỗ trợ lực lượng ly khai Kosovo, đã vi phạm luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc nhưng không bị lên án.Trong khi đó, phương Tây liên tục lên án và rêu rao rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Nga nhằm vào Ukraine để hỗ trợ lực lượng ly khai Donbass cũng sẽ là bất hợp pháp, trừ khi các lực lượng Ukraine có các hoạt động đe dọa chính lãnh thổ Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau vài tuần căng thẳng dâng cao và có nhiều nguồn tin chính thức từ phương Tây tuyên bố Nga sắp xâm lược Ukraine. Trong khi đó chính quyền Moscow cũng cảnh báo về việc Ukraine nối lại các hành động thù địch ở Donbass và xung đột đã leo thang gần biên giới của Nga.
Các khu vực ở Donbass vùng miền Đông Ukraine, vốn do lực lượng ly khai được Nga hỗ trợ trấn giữ từ năm 2014, đã phải hứng chịu những cuộc tấn công mới từ các lực lượng vũ trang Ukraine vào tối ngày 18/2, dẫn đến một dòng người tị nạn lớn đổ vào Nga.
Cuộc tấn công vào Donbass diễn ra dưới hình thức pháo kích dữ dội, nhiều nguồn tin xác nhận có hành động sử dụng bom xe và các hoạt động phá hoại. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng, lực lượng chính phủ Ukraine có thể đang hỗ trợ những toán lính đánh thuê từ Balkan trong chiến dịch này.
Với việc cơ sở hạ tầng dân sự ở Donbass bị thiệt hại đáng kể trong khoảng thời gian 36 giờ qua, nhưng điều này vẫn chưa đủ cơ sở cho Nga có thể tiến hành can thiệp quân sự trực tiếp để hỗ trợ lực lượng ly khai ở Donbass.
Có một số dấu hiệu cho thấy Nga có lý do để làm như vậy, bao gồm tuyên bố vào ngày 19/2 rằng đạn pháo của Ukraine đã đáp xuống đất Nga, các quan chức Nga thì lặp đi lặp lại tuyên bố rằng các hành động của Ukraine chống lại người Nga thiểu số là hành động diệt chủng.
Trên các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đưa tin về việc người tị nạn ồ ạt đổ vào Nga, điều này có thể cho phép Moscow có cơ sở và can thiệp quân sự cần thiết để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, chỉ có những cuộc pháo kích của Ukraine vào lãnh thổ Nga mới là cơ sở pháp lý chắc chắn cho việc can thiệp quân sự.
Vài giờ trước khi bùng phát các hành động thù địch quy mô lớn ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine vào ngày 18/2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng nhấn mạnh rằng có báo cáo lính đánh thuê từ Kosovo, Albania và Bosnia đã được triển khai tới khu vực này.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói thêm: "Kosovo và một số khu vực khác của Tây Balkan đang trở thành nơi sinh sôi nảy nở của tội phạm. Có những kẻ khủng bố và buôn bán ma túy ở đó, NATO xâm lược Nam Tư với những lý do không thuyết phục và phi đạo đức".
Điều này liên quan đến các lực lượng được phương Tây hậu thuẫn ở Kosovo, cụ thể là Quân đội Giải phóng Kosovo, mà các quan chức phương Tây thường gọi là tổ chức khủng bố, lực lượng này có nguồn gốc là các băng đảng buôn bán ma túy từ Albania và Thổ Nhĩ Kỳ qua Châu Âu.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov có thể nhằm gợi lại ký ức về tội ác chiến tranh của phương Tây ở Nam Tư, nhằm gây dựng sự phản đối về việc phương Tây có thể can thiệp vào Ukraine trong tương lai. Vùng Kosovo của Serbia cũng có tình trạng như Donbass hiện tại của Ukraine.
Những người ly khai Donbass đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk vào năm 2014, có nét tương đồng với Kosovo khi cả ba vùng lãnh thổ này này đều không được Liên hợp quốc công nhận và lần lượt được coi là một phần của Ukraine và Serbia.
Các quốc gia thành viên hàng đầu của NATO đã thể hiện ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng lại ủng hộ việc Kosovo tách khỏi Serbia, trong khi Quốc hội Nga đã bắt đầu xem xét ủng hộ việc tách Donbas khỏi Ukraine trong khi ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Serbia đối với Kosovo.
Một điểm đáng chú ý khác là cuộc tấn công quân sự của NATO vào Nam Tư để hỗ trợ lực lượng ly khai Kosovo, đã vi phạm luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc nhưng không bị lên án.
Trong khi đó, phương Tây liên tục lên án và rêu rao rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Nga nhằm vào Ukraine để hỗ trợ lực lượng ly khai Donbass cũng sẽ là bất hợp pháp, trừ khi các lực lượng Ukraine có các hoạt động đe dọa chính lãnh thổ Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.