Giám đốc Bảo tàng lực lượng Phòng không Nga - Đại tá dự bị Yuri Knutov trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ PolitExpert (PE) đã bình luận về xe chiến đấu bộ binh (IFV) M2 Bradley do Mỹ chế tạo.Theo Đại tá Knutov, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley đã phục vụ trong Quân đội Mỹ từ lâu, chúng từng tham chiến ở Afghanistan, Iraq và một vài cuộc xung đột quy mô nhỏ khác.Chiếc IFV nói trên được sản xuất với số lượng lớn và tính đến thời điểm hiện tại đã có một vài sửa đổi, điển hình như phiên bản mới nhất được tích hợp giáp phản ứng nổ, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, đi kèm những cải tiến nhỏ khác nhằm mang lại tiện nghi cho binh sĩ.Tuy nhiên nhiều chiếc Bradley đã bị loại biên và đưa vào kho niêm cất bảo quản từ cuối thập kỷ trước, nếu Mỹ muốn cung cấp cho đồng minh thì sẽ chỉ có thể là các phiên bản đời cũ này, Đại tá Knutov khẳng định.“Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley có pháo tự động 25 mm, súng máy đồng trục, tổ lái 3 người, mang theo được 6 binh sĩ, đáng chú ý nhất là chiếc IFV nói trên có thể sử dụng tên lửa chống tăng BGM-71 TOW cho tầm bắn lên đến 4km"."Nhưng đây vẫn là một phương tiện tác chiến bọc thép đã lỗi thời. Ngoài ra tôi tin rằng phiên bản Bradley Mỹ mang đi viện trợ sẽ không phải là loại hiện đại nhất", ông Knutov đánh giá.Đại tá Knutov cho rằng M2 Bradley có rất nhiều điểm yếu. Một trong số những thiếu sót chính của chiếc IFV này được người đối thoại của tờ PE chỉ ra đó là mang được ít binh sĩ và hệ thống chỉ thị mục tiêu đã lỗi thời.Bất chấp việc Mỹ đã tiến hành hiện đại hóa M2 Bradley bằng cách trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và bổ sung giáp phản ứng nổ, tuy nhiên điều này chỉ có trên những phiên bản mới nhất.Yếu tố nữa cần đặc biệt lưu ý chính là những chiếc IFV này mới chỉ được sử dụng trong các cuộc chiến quy mô nhỏ và cường độ thấp, nó chưa từng trải qua một cuộc xung đột quân sự cường độ cao và kéo dài.Chính vì vậy, rất khó để đánh giá hiệu quả của chiếc M2 sẽ như thế nào. Ngoài ra vấn đề bảo trì, đảm bảo hệ số kỹ thuật cho những chiếc Bradley sẽ gây rất nhiều khó khăn so với BMP-1/2.“Sửa chữa xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley là điều khó thực hiện, theo quy định, việc phục hồi thiết bị của NATO phải được thực hiện tại một quốc gia thuộc liên minh quân sự này"."Sẽ là cả một gánh nặng hậu cần khi bạn cần sơ tán các phương tiện khỏi chiến trường, đưa chúng đến ga đường sắt và gửi tới nơi chúng được sửa chữa và trả lại"."Điều này tốn kém và không hiệu quả, và chúng hoàn toàn có thể bị phá hủy trên đường đi. Bản thân vỏ giáp của Bradley cũng không bảo vệ tốt binh sĩ khỏi mảnh đạn. Tôi tin rằng chiến xa BMP-3 và BMD-4 của chúng tôi mạnh mẽ vượt trội so với chiếc Bradley”, Đại tá Knutov nhấn mạnh.Chuyên gia quân sự Knutov còn cũng lưu ý rằng, Quân đội Nga sở hữu nhiều vũ khí hiệu quả như súng phóng lựu, tên lửa chống tăng, pháo các loại... dễ dàng vô hiệu hóa chiếc xe chiến đấu bộ binh nói trên.
Giám đốc Bảo tàng lực lượng Phòng không Nga - Đại tá dự bị Yuri Knutov trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ PolitExpert (PE) đã bình luận về xe chiến đấu bộ binh (IFV) M2 Bradley do Mỹ chế tạo.
Theo Đại tá Knutov, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley đã phục vụ trong Quân đội Mỹ từ lâu, chúng từng tham chiến ở Afghanistan, Iraq và một vài cuộc xung đột quy mô nhỏ khác.
Chiếc IFV nói trên được sản xuất với số lượng lớn và tính đến thời điểm hiện tại đã có một vài sửa đổi, điển hình như phiên bản mới nhất được tích hợp giáp phản ứng nổ, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, đi kèm những cải tiến nhỏ khác nhằm mang lại tiện nghi cho binh sĩ.
Tuy nhiên nhiều chiếc Bradley đã bị loại biên và đưa vào kho niêm cất bảo quản từ cuối thập kỷ trước, nếu Mỹ muốn cung cấp cho đồng minh thì sẽ chỉ có thể là các phiên bản đời cũ này, Đại tá Knutov khẳng định.
“Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley có pháo tự động 25 mm, súng máy đồng trục, tổ lái 3 người, mang theo được 6 binh sĩ, đáng chú ý nhất là chiếc IFV nói trên có thể sử dụng tên lửa chống tăng BGM-71 TOW cho tầm bắn lên đến 4km".
"Nhưng đây vẫn là một phương tiện tác chiến bọc thép đã lỗi thời. Ngoài ra tôi tin rằng phiên bản Bradley Mỹ mang đi viện trợ sẽ không phải là loại hiện đại nhất", ông Knutov đánh giá.
Đại tá Knutov cho rằng M2 Bradley có rất nhiều điểm yếu. Một trong số những thiếu sót chính của chiếc IFV này được người đối thoại của tờ PE chỉ ra đó là mang được ít binh sĩ và hệ thống chỉ thị mục tiêu đã lỗi thời.
Bất chấp việc Mỹ đã tiến hành hiện đại hóa M2 Bradley bằng cách trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và bổ sung giáp phản ứng nổ, tuy nhiên điều này chỉ có trên những phiên bản mới nhất.
Yếu tố nữa cần đặc biệt lưu ý chính là những chiếc IFV này mới chỉ được sử dụng trong các cuộc chiến quy mô nhỏ và cường độ thấp, nó chưa từng trải qua một cuộc xung đột quân sự cường độ cao và kéo dài.
Chính vì vậy, rất khó để đánh giá hiệu quả của chiếc M2 sẽ như thế nào. Ngoài ra vấn đề bảo trì, đảm bảo hệ số kỹ thuật cho những chiếc Bradley sẽ gây rất nhiều khó khăn so với BMP-1/2.
“Sửa chữa xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley là điều khó thực hiện, theo quy định, việc phục hồi thiết bị của NATO phải được thực hiện tại một quốc gia thuộc liên minh quân sự này".
"Sẽ là cả một gánh nặng hậu cần khi bạn cần sơ tán các phương tiện khỏi chiến trường, đưa chúng đến ga đường sắt và gửi tới nơi chúng được sửa chữa và trả lại".
"Điều này tốn kém và không hiệu quả, và chúng hoàn toàn có thể bị phá hủy trên đường đi. Bản thân vỏ giáp của Bradley cũng không bảo vệ tốt binh sĩ khỏi mảnh đạn. Tôi tin rằng chiến xa BMP-3 và BMD-4 của chúng tôi mạnh mẽ vượt trội so với chiếc Bradley”, Đại tá Knutov nhấn mạnh.
Chuyên gia quân sự Knutov còn cũng lưu ý rằng, Quân đội Nga sở hữu nhiều vũ khí hiệu quả như súng phóng lựu, tên lửa chống tăng, pháo các loại... dễ dàng vô hiệu hóa chiếc xe chiến đấu bộ binh nói trên.