Truyền thông Nga hôm 23/9/2020 đã đăng tải thông tin cho biết, một chiếc tiêm kích Su-30 đã bị rơi tại vùng Tver sau khi trúng đạn pháo từ máy bay đồng đội khi đang tham gia diễn tập.“Theo điều tra sơ bộ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn là một phát đạn vô tình bắn trúng chiếc Su-30 trong diễn tập. Một chiến đấu cơ khác đã khai hỏa viên đạn này”, nguồn tin giấu tên trong cơ quan tình trạng khẩn cấp vùng Tver nói rõ.Ban đầu các thông tin đều cho rằng máy bay bị bắn rơi thuộc phiên bản Su-30SM do tổ hợp chế tạo hàng không Irkut sản xuất, đây cũng là biến thể thiên về chiếm ưu thế trên không và có tính năng gần bằng Su-35S.Nhưng theo thông báo mới nhất từ Bộ Quốc phòng Nga thì "Phi cơ gặp nạn là chiếc Su-30M2 số hiệu 60 Đỏ mang mã số RF-95869, thuộc biên chế trung đoàn không quân hỗn hợp số 3 của quân khu miền Nam"."Trong khi chiến đấu cơ đã bắn hạ nó là chiếc tiêm kích đa năng Su-35S thuộc trung đoàn tiêm kích số 790 thuộc quân khu miền Tây", thông cáo báo chí nêu rõ.Su-30M2 chính là biến thể nội địa hóa dựa trên Su-30MK2 dùng cho xuất khẩu, sức mạnh của Su-30M2 theo đánh giá từ nhiều chuyên gia quân sự thì tương đương với tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SM3.Máy bay được lắp radar mảng pha thụ động N001VE-Pero có thể điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện tiêm kích là 190 km so với chỉ 150 km của N001VEP trang bị cho Su-30MK2.Động cơ của Su-30M2 là AL-31FM1 có lực đẩy 135 kN (so với 123 kN của AL-31F trên Su-30MK2), hệ thống điện tử hàng không của Su-30M2 cũng đạt hiệu suất hoạt động cao và tin cậy hơn Su-30MK2.Hiện tại trong không quân Nga, vai trò chính của Su-30M2 bên cạnh trực ban tác chiến đó là dùng để đào tạo phi công lái Su-27SM3 và Su-35S nhờ kết cấu buồng lái 2 chỗ ngồi của nó.Một điều đáng chú ý nữa đó là thời gian gần đây Nga đã tiến hành một chương trình nâng cấp thử nghiệm cho Su-30M2 để nó có năng lực chiến đấu tương đương Su-30SM hay Su-35S.Đầu tiên chính là việc trang bị cho Su-30M2 radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis (loại lắp trên Su-35S) thay cho N001VE-Pero, khí tài mới đã chứng tỏ độ tương thích cao khi cả Su-30M2 lẫn Su-35S đều là sản phẩm của tổ hợp KnAAPO.Tiếp đó, Su-30M2 còn chứng minh có thể dễ dàng tiếp nhận động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều AL-41F1S của Su-35S, các thử nghiệm đã cho kết quả rất khả quan.Với cấu hình gắn được cả radar N035 Irbis lẫn động cơ AL-41F1S, sức mạnh của Su-30M2 đã không còn thua kém Su-35S ở bất cứ điểm nào nữa, nó thậm chí còn được gọi bằng cái tên không chính thức là Su-35UBM.Tuy vậy thử nghiệm trên chưa được triển khai đại trà, có lẽ vì KnAAPO muốn bảo toàn thị phần xuất khẩu cho Su-35S, hoặc còn một số vướng mắc mà họ chưa tiện công bố.Trong vụ luyện tập đối kháng vừa qua, khả năng cơ động trong cự ly ngắn của Su-30M2 rõ ràng không thể sánh bằng Su-35S, bởi vậy việc nó bị thua trong giao chiến là điều dễ hiểu.
Truyền thông Nga hôm 23/9/2020 đã đăng tải thông tin cho biết, một chiếc tiêm kích Su-30 đã bị rơi tại vùng Tver sau khi trúng đạn pháo từ máy bay đồng đội khi đang tham gia diễn tập.
“Theo điều tra sơ bộ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn là một phát đạn vô tình bắn trúng chiếc Su-30 trong diễn tập. Một chiến đấu cơ khác đã khai hỏa viên đạn này”, nguồn tin giấu tên trong cơ quan tình trạng khẩn cấp vùng Tver nói rõ.
Ban đầu các thông tin đều cho rằng máy bay bị bắn rơi thuộc phiên bản Su-30SM do tổ hợp chế tạo hàng không Irkut sản xuất, đây cũng là biến thể thiên về chiếm ưu thế trên không và có tính năng gần bằng Su-35S.
Nhưng theo thông báo mới nhất từ Bộ Quốc phòng Nga thì "Phi cơ gặp nạn là chiếc Su-30M2 số hiệu 60 Đỏ mang mã số RF-95869, thuộc biên chế trung đoàn không quân hỗn hợp số 3 của quân khu miền Nam".
"Trong khi chiến đấu cơ đã bắn hạ nó là chiếc tiêm kích đa năng Su-35S thuộc trung đoàn tiêm kích số 790 thuộc quân khu miền Tây", thông cáo báo chí nêu rõ.
Su-30M2 chính là biến thể nội địa hóa dựa trên Su-30MK2 dùng cho xuất khẩu, sức mạnh của Su-30M2 theo đánh giá từ nhiều chuyên gia quân sự thì tương đương với tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SM3.
Máy bay được lắp radar mảng pha thụ động N001VE-Pero có thể điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện tiêm kích là 190 km so với chỉ 150 km của N001VEP trang bị cho Su-30MK2.
Động cơ của Su-30M2 là AL-31FM1 có lực đẩy 135 kN (so với 123 kN của AL-31F trên Su-30MK2), hệ thống điện tử hàng không của Su-30M2 cũng đạt hiệu suất hoạt động cao và tin cậy hơn Su-30MK2.
Hiện tại trong không quân Nga, vai trò chính của Su-30M2 bên cạnh trực ban tác chiến đó là dùng để đào tạo phi công lái Su-27SM3 và Su-35S nhờ kết cấu buồng lái 2 chỗ ngồi của nó.
Một điều đáng chú ý nữa đó là thời gian gần đây Nga đã tiến hành một chương trình nâng cấp thử nghiệm cho Su-30M2 để nó có năng lực chiến đấu tương đương Su-30SM hay Su-35S.
Đầu tiên chính là việc trang bị cho Su-30M2 radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis (loại lắp trên Su-35S) thay cho N001VE-Pero, khí tài mới đã chứng tỏ độ tương thích cao khi cả Su-30M2 lẫn Su-35S đều là sản phẩm của tổ hợp KnAAPO.
Tiếp đó, Su-30M2 còn chứng minh có thể dễ dàng tiếp nhận động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều AL-41F1S của Su-35S, các thử nghiệm đã cho kết quả rất khả quan.
Với cấu hình gắn được cả radar N035 Irbis lẫn động cơ AL-41F1S, sức mạnh của Su-30M2 đã không còn thua kém Su-35S ở bất cứ điểm nào nữa, nó thậm chí còn được gọi bằng cái tên không chính thức là Su-35UBM.
Tuy vậy thử nghiệm trên chưa được triển khai đại trà, có lẽ vì KnAAPO muốn bảo toàn thị phần xuất khẩu cho Su-35S, hoặc còn một số vướng mắc mà họ chưa tiện công bố.
Trong vụ luyện tập đối kháng vừa qua, khả năng cơ động trong cự ly ngắn của Su-30M2 rõ ràng không thể sánh bằng Su-35S, bởi vậy việc nó bị thua trong giao chiến là điều dễ hiểu.