"Cường kích A-10 thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích số 25, đóng quân tại căn cứ Osan ở tây bắc Hàn Quốc, vô tình thả một quả đạn không dẫn đường và không mang chất nổ trong chuyến bay huấn luyện bình thường ở khu vực hẻo lánh ngoài thao trường hôm 13-10", trung úy Daniel de La Fe, phát ngôn viên Không đoàn tiêm kích số 51, đơn vị chủ quản Phi đoàn số 25, cho biết hồi giữa tuần.Lực lượng Mỹ đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngay sau sự việc. Hai nước mở cuộc tìm kiếm trong suốt ba ngày nhưng không phát hiện quả đạn thất lạc. "Quan chức Mỹ và Hàn Quốc đình chỉ cuộc tìm kiếm ngày 16/10 sau khi đánh giá quả đạn không gây nguy hiểm cho ai do rơi ở nơi hẻo lánh", trung úy de La Fe nói.Không quân Mỹ đang điều tra nguyên nhân sự cố, cho biết vụ đánh rơi vũ khí là tình huống đơn lẻ và không đòi hỏi áp lệnh cấm bay với toàn bộ cường kích A-10 tại Hàn Quốc. "Tuy nhiên, chỉ huy Không đoàn số 51 đã lập tức áp dụng thêm nhiều biện pháp để giảm nguy cơ tái diễn sự cố trong tương lai", de La Fe cho hay.Chiến đấu cơ Mỹ khi huấn luyện thường mang mô hình vũ khí để giúp phi công làm quen với kỹ thuật công kích và đặc tính khí động học của vũ khí, cũng như tiết kiệm chi phí diễn tập.Các quả đạn huấn luyện không chứa thuốc nổ và động cơ, thường nhồi vật liệu như bê tông để có khối lượng tương đương vũ khí thật, được sơn màu xanh dương hoặc có vạch chỉ thị xanh dương để phân biệt với khí tài chiến đấu.Máy bay quân sự Mỹ từng nhiều lần đánh rơi vũ khí và trang thiết bị, trong đó có nhiều vụ gây thiệt hại hàng triệu USD. Bên cạnh đó việc đánh rơi vũ khí khiến cho giới quan sát lo ngại về sự an toàn nếu chẳng may chúng rơi trúng vào thường dân.A-10 là loại chiến đấu cơ chuyên đánh mục tiêu mục đất đáng sợ nhất của Mỹ. Mặc dù ra đời đã lâu, nhưng những chiếc máy bay này vẫn rất hữu dụng và là bạn đồng hành đáng tin cậy của thủy quân lục chiến Mỹ.Trong các cuộc chiến trước đây, Mỹ luôn điều động những chiếc A-10 bay trên đầu bộ binh để yểm trợ và tàn phá xe tăng cũng như công sự địch.Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần. Nó được cho là có khả năng chịu hư hại gấp 10 lần các loại máy bay khác trong 1 số tình huống.Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), một chiếc A-10 bị trúng liên tiếp 4 phát đạn từ pháo phòng không 57mm. Trong đó 2 phát trúng đuôi, 1 phát nổ ngay trước mũi máy bay, 1 trúng vào cánh phải và gây kích nổ cho quả tên lửa đối không Sidewinder gắn ở đó, tuy vậy máy bay vẫn trở về an toàn.A-10 có khả năng mang tới 7 tấn vũ khí. Trong đó có pháo nòng xoay 7 nòng cỡ 30mm Gatling có uy lực mạnh, tốc độ bắn nhanh (hơn 3.500 viên/phút).Ngoài pháo GAU-8 30mm, A-10 có 11 giá treo trên cánh và thân mang được tên lửa, bom.Với khả năng của mình, A-10 xứng đáng là cường kích ưu tú nhất hiện nay dù đã có thời gian hoạt động khá lâu. Chúng vẫn tiếp tục là chiến binh lì lợm và đáng sợ nhất của không quân Mỹ.
"Cường kích A-10 thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích số 25, đóng quân tại căn cứ Osan ở tây bắc Hàn Quốc, vô tình thả một quả đạn không dẫn đường và không mang chất nổ trong chuyến bay huấn luyện bình thường ở khu vực hẻo lánh ngoài thao trường hôm 13-10", trung úy Daniel de La Fe, phát ngôn viên Không đoàn tiêm kích số 51, đơn vị chủ quản Phi đoàn số 25, cho biết hồi giữa tuần.
Lực lượng Mỹ đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngay sau sự việc. Hai nước mở cuộc tìm kiếm trong suốt ba ngày nhưng không phát hiện quả đạn thất lạc. "Quan chức Mỹ và Hàn Quốc đình chỉ cuộc tìm kiếm ngày 16/10 sau khi đánh giá quả đạn không gây nguy hiểm cho ai do rơi ở nơi hẻo lánh", trung úy de La Fe nói.
Không quân Mỹ đang điều tra nguyên nhân sự cố, cho biết vụ đánh rơi vũ khí là tình huống đơn lẻ và không đòi hỏi áp lệnh cấm bay với toàn bộ cường kích A-10 tại Hàn Quốc. "Tuy nhiên, chỉ huy Không đoàn số 51 đã lập tức áp dụng thêm nhiều biện pháp để giảm nguy cơ tái diễn sự cố trong tương lai", de La Fe cho hay.
Chiến đấu cơ Mỹ khi huấn luyện thường mang mô hình vũ khí để giúp phi công làm quen với kỹ thuật công kích và đặc tính khí động học của vũ khí, cũng như tiết kiệm chi phí diễn tập.
Các quả đạn huấn luyện không chứa thuốc nổ và động cơ, thường nhồi vật liệu như bê tông để có khối lượng tương đương vũ khí thật, được sơn màu xanh dương hoặc có vạch chỉ thị xanh dương để phân biệt với khí tài chiến đấu.
Máy bay quân sự Mỹ từng nhiều lần đánh rơi vũ khí và trang thiết bị, trong đó có nhiều vụ gây thiệt hại hàng triệu USD. Bên cạnh đó việc đánh rơi vũ khí khiến cho giới quan sát lo ngại về sự an toàn nếu chẳng may chúng rơi trúng vào thường dân.
A-10 là loại chiến đấu cơ chuyên đánh mục tiêu mục đất đáng sợ nhất của Mỹ. Mặc dù ra đời đã lâu, nhưng những chiếc máy bay này vẫn rất hữu dụng và là bạn đồng hành đáng tin cậy của thủy quân lục chiến Mỹ.
Trong các cuộc chiến trước đây, Mỹ luôn điều động những chiếc A-10 bay trên đầu bộ binh để yểm trợ và tàn phá xe tăng cũng như công sự địch.
Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần. Nó được cho là có khả năng chịu hư hại gấp 10 lần các loại máy bay khác trong 1 số tình huống.
Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), một chiếc A-10 bị trúng liên tiếp 4 phát đạn từ pháo phòng không 57mm. Trong đó 2 phát trúng đuôi, 1 phát nổ ngay trước mũi máy bay, 1 trúng vào cánh phải và gây kích nổ cho quả tên lửa đối không Sidewinder gắn ở đó, tuy vậy máy bay vẫn trở về an toàn.
A-10 có khả năng mang tới 7 tấn vũ khí. Trong đó có pháo nòng xoay 7 nòng cỡ 30mm Gatling có uy lực mạnh, tốc độ bắn nhanh (hơn 3.500 viên/phút).
Ngoài pháo GAU-8 30mm, A-10 có 11 giá treo trên cánh và thân mang được tên lửa, bom.
Với khả năng của mình, A-10 xứng đáng là cường kích ưu tú nhất hiện nay dù đã có thời gian hoạt động khá lâu. Chúng vẫn tiếp tục là chiến binh lì lợm và đáng sợ nhất của không quân Mỹ.