Từ năm 1903, Mỹ đã ký kết hiệp ước với nhà nước Panama để quản lý vô thời hạn kênh đào ở quốc gia này. Trong các cuộc chiến tranh thế giới sau này, kênh đào Panama là một yếu tố cực kỳ quan trọng với Mỹ khi mà hải quân nước này có thể di chuyển được từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương một cách dễ dàng.Tuy nhiên thời thế không yên bình mãi được, tới sau thập niên 60, tình hình chính trị ở Panama dần trở nên biến động, các tổng thống hợp hiến của quốc gia này không thể giữ yên bình được cho Panama.Và khi Panama bất ổn, người lo sợ nhất chính là Mỹ. Thậm chí Mỹ còn sợ rằng Panama sẽ nổi loạn, biến thành một Cuba thứ hai và khi đó, con đường tắt nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương của Mỹ sẽ bị chặt đôi.Ngày 20/12/1989, 27.000 quân đội Mỹ tấn công Panama trong một kế hoạch được tính toán trước, số lượng quân này áp đảo hoàn toàn quân đội Panama khi đó.Gần 3 vạn quân Mỹ tiến vào Panama qua mọi ngả, từ đường biển, đường không cho tới đường bộ, gây bất ngờ cho toàn thế giới vì Mỹ chỉ vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam được hơn chục năm, không ai nghĩ Mỹ lại dám xâm lược một quốc gia mới nhanh tới vậy.Quân đội Panama khi này chỉ có 20.000 quân, đóng quân rải rác, tinh thần chiến đấu kém, tướng lĩnh quân sự chỉ lo tham ô, hoàn toàn không đủ năng lực để đối phó lại quân đội Mỹ.Cuộc chiến diễn ra chóng vánh với phần thắng hoàn toàn nghiêng về phía Mỹ, quân đội Panama chống trả yếu ớt, người dân Panama thậm chí không quan tâm tới sự có mặt của lính Mỹ trên đường đi làm của họ hàng ngày.Tới ngày 31/1/1990, cuộc chiến hoàn toàn kết thúc với thắng lợi tuyệt đối thuộc về Mỹ. Cuộc xâm lược diễn ra trong đúng 1 tháng, 1 tuần và 4 ngày.Theo thông tin được Mỹ công bố, tổng cộng quân đội Panama có khoảng 250 tới 310 lính thiệt mạng, hơn 2000 bị bắt giữ, số còn lại tan hàng tại chỗ.Đổi lại, Mỹ chỉ có 23 lính thiệt mạng và 325 lính bị thương - một thương vong chấp nhận được khi mà cuộc chiến kéo dài hơn một tháng trời.Về phía dân thường, Mỹ cho rằng có 202 dân thường Panama thiệt mạng, Liên Hiệp Quốc khẳng định có trên 500 dân thường Panama thiệt mạng, trong đó có một nhà báo người Tây Ban Nha.
Từ năm 1903, Mỹ đã ký kết hiệp ước với nhà nước Panama để quản lý vô thời hạn kênh đào ở quốc gia này. Trong các cuộc chiến tranh thế giới sau này, kênh đào Panama là một yếu tố cực kỳ quan trọng với Mỹ khi mà hải quân nước này có thể di chuyển được từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương một cách dễ dàng.
Tuy nhiên thời thế không yên bình mãi được, tới sau thập niên 60, tình hình chính trị ở Panama dần trở nên biến động, các tổng thống hợp hiến của quốc gia này không thể giữ yên bình được cho Panama.
Và khi Panama bất ổn, người lo sợ nhất chính là Mỹ. Thậm chí Mỹ còn sợ rằng Panama sẽ nổi loạn, biến thành một Cuba thứ hai và khi đó, con đường tắt nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương của Mỹ sẽ bị chặt đôi.
Ngày 20/12/1989, 27.000 quân đội Mỹ tấn công Panama trong một kế hoạch được tính toán trước, số lượng quân này áp đảo hoàn toàn quân đội Panama khi đó.
Gần 3 vạn quân Mỹ tiến vào Panama qua mọi ngả, từ đường biển, đường không cho tới đường bộ, gây bất ngờ cho toàn thế giới vì Mỹ chỉ vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam được hơn chục năm, không ai nghĩ Mỹ lại dám xâm lược một quốc gia mới nhanh tới vậy.
Quân đội Panama khi này chỉ có 20.000 quân, đóng quân rải rác, tinh thần chiến đấu kém, tướng lĩnh quân sự chỉ lo tham ô, hoàn toàn không đủ năng lực để đối phó lại quân đội Mỹ.
Cuộc chiến diễn ra chóng vánh với phần thắng hoàn toàn nghiêng về phía Mỹ, quân đội Panama chống trả yếu ớt, người dân Panama thậm chí không quan tâm tới sự có mặt của lính Mỹ trên đường đi làm của họ hàng ngày.
Tới ngày 31/1/1990, cuộc chiến hoàn toàn kết thúc với thắng lợi tuyệt đối thuộc về Mỹ. Cuộc xâm lược diễn ra trong đúng 1 tháng, 1 tuần và 4 ngày.
Theo thông tin được Mỹ công bố, tổng cộng quân đội Panama có khoảng 250 tới 310 lính thiệt mạng, hơn 2000 bị bắt giữ, số còn lại tan hàng tại chỗ.
Đổi lại, Mỹ chỉ có 23 lính thiệt mạng và 325 lính bị thương - một thương vong chấp nhận được khi mà cuộc chiến kéo dài hơn một tháng trời.
Về phía dân thường, Mỹ cho rằng có 202 dân thường Panama thiệt mạng, Liên Hiệp Quốc khẳng định có trên 500 dân thường Panama thiệt mạng, trong đó có một nhà báo người Tây Ban Nha.