Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, hiệu suất của cùng một loại máy bay chiến đấu và các phiên bản khác nhau có thể khác nhau rất nhiều. Đây là mô tả chính xác nhất về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35A và F-35B, do tập đoàn hàng không vũ trụ Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.Mặc dù thiết kế cơ bản của hai loại máy bay chiến đấu là giống nhau, nhưng vai trò chiến đấu và môi trường hoạt động khác nhau, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất khí động học của cả hai.Để hiểu rõ hơn về khả năng của các mẫu tiêm kích F-35 khác nhau, các chuyên gia đưa ra giả thiết một trận chiến giữa F-35I của Không quân Israel và F-35B của Hải quân Anh. Điều thú vị là Israel và Anh là hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ.F-35I của Israel là một cải tiến lớn của phiên bản F-35A, được thiết kế để đáp ứng yêu cầu chiến đấu của Israel. Israel cũng là quốc gia đầu tiên sau Mỹ, được trang bị F-35 và cũng là quốc gia đầu tiên sử dụng F-35 cho các nhiệm vụ chiến đấu thực tế. Israel cũng có kế hoạch lắp thêm các thùng nhiên liệu phụ bên ngoài cho F-35, để mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay; từ đó có thể tấn công vào sâu trong lãnh thổ Iran, cách xa 2.500 km.Đối với một loại chiến đấu cơ có khả năng cơ động kém, việc lắp thêm các vật gắn ngoài cũng làm tăng trọng lượng và khả năng cơ động. Mặc dù phi công có thể bỏ thùng nhiên liệu bên ngoài trong trường hợp đối đầu trên không, nhưng F-35 không được thiết kế, để gắn thêm thùng nhiên liệu phụ.Việc lắp thêm thùng nhiên liệu phụ có thể khiến máy bay chóng xuống cấp về khung thân và gây ra các vấn đề kỹ thuật khác, nhất là động cơ; đồng thời ảnh hưởng đến khả năng bảo dưỡng, tuổi thọ và chi phí vòng đời của máy bay.Theo một số thông tin, Israel cũng có thể can thiệp vào phần mềm và hệ thống điều khiển có tính bí mật cao trên F-35I, và Mỹ cũng đã đồng ý cho Israel sử dụng hệ thống điện tử hàng không trên F-35I. Ngoài ra, khả năng chứa nhiên liệu bên trong của F-35I cũng lớn hơn, đạt 8.380 kg.Còn phiên bản F-35B là máy bay chiến đấu cất và hạ cánh thẳng đứng tầm ngắn, chủ yếu được thiết kế như một máy bay chiến đấu trên tàu sân bay hạng hai. Vòi phun của động cơ có thể xoay xuống dưới để tạo ra lực đẩy, cho phép nó bay lơ lửng như trực thăng.Ở giữa thân của F-35B cũng có một quạt nâng lớn, khi máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, cửa quạt sẽ mở ra và lộ ra ngoài. Trong quá trình cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, quạt nâng cung cấp lực nâng (hoặc lực đẩy) cho máy bay; giống như máy bay Yak-141 của Liên Xô.Nhìn từ phía trước, F-35B có vẻ “bầu bĩnh” hơn, do máy bay được trang bị quạt nâng và các bộ phận khác phục vụ chức năng cất, hạ cánh thẳng đứng. Thiết kế như vậy khiến diện tích phản xạ radar của F-35B trở nên lớn hơn, đồng thời cũng làm tăng lực cản bay và do đó khả năng cơ động giảm, sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất không chiến của máy bay.Tệ hơn nữa, F-35B phải mất 18 giây để tăng tốc từ Mach 0,8 lên Mach 1,2 và mức quá tải tối đa chỉ là 7G. Mặc dù F-35B hơn hẳn AV-8B về động cơ, radar, tốc độ và hệ thống điện tử hàng không, nhưng nó vẫn thua kém về hiệu suất tổng thể so với phiên bản F-35A và F-35C.Nếu hai máy bay chiến đấu có cơ hội giao chiến, thì F-35I (hay F-35A) của Israel có khả năng chiếm thế thượng phong, bởi khả năng cơ động của nó mạnh hơn F-35B của Anh.Mặc dù cả hai mẫu F-35I và F-35B đều có cùng thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và radar, màn hình gắn trên mũ bay và hệ thống theo dõi quang điện; nhưng tính cơ động sẽ quyết định kết quả cuối cùng của không chiến. Do đó, F-35I của Israel sẽ giành được ưu thế rõ ràng trong không chiến.Cần phải chỉ ra rằng, có hai giả thiết cho một cuộc đối đầu như vậy. Trước hết, do khả năng tàng hình của cả hai, họ luôn không thể phát hiện ra nhau, nên không thể phóng tên lửa ngoài tầm nhìn, nên chỉ có thể không chiến khi đã nhìn thấy nhau.Thứ hai, xét về sự tương đồng về thiết bị tác chiến điện tử của cả hai, nên cả hai đều không gây nhiễu lẫn nhau. Tuy nhiên, về mặt này, Israel cũng có khả năng có lợi thế hơn, bởi F-35I được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến do Israel sản xuất.Nếu một quốc gia là đối thủ của Israel sở hữu F-35B (điều này có thể xảy ra, nhất là ở khu vực Trung Đông), thì hai loại máy bay này mới có khả năng không chiến; như vậy ưu thế chắc chắn sẽ nghiêng về F-35I của Israel. Nguồn ảnh: Foxt.
Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, hiệu suất của cùng một loại máy bay chiến đấu và các phiên bản khác nhau có thể khác nhau rất nhiều. Đây là mô tả chính xác nhất về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35A và F-35B, do tập đoàn hàng không vũ trụ Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.
Mặc dù thiết kế cơ bản của hai loại máy bay chiến đấu là giống nhau, nhưng vai trò chiến đấu và môi trường hoạt động khác nhau, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất khí động học của cả hai.
Để hiểu rõ hơn về khả năng của các mẫu tiêm kích F-35 khác nhau, các chuyên gia đưa ra giả thiết một trận chiến giữa F-35I của Không quân Israel và F-35B của Hải quân Anh. Điều thú vị là Israel và Anh là hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ.
F-35I của Israel là một cải tiến lớn của phiên bản F-35A, được thiết kế để đáp ứng yêu cầu chiến đấu của Israel. Israel cũng là quốc gia đầu tiên sau Mỹ, được trang bị F-35 và cũng là quốc gia đầu tiên sử dụng F-35 cho các nhiệm vụ chiến đấu thực tế.
Israel cũng có kế hoạch lắp thêm các thùng nhiên liệu phụ bên ngoài cho F-35, để mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay; từ đó có thể tấn công vào sâu trong lãnh thổ Iran, cách xa 2.500 km.
Đối với một loại chiến đấu cơ có khả năng cơ động kém, việc lắp thêm các vật gắn ngoài cũng làm tăng trọng lượng và khả năng cơ động. Mặc dù phi công có thể bỏ thùng nhiên liệu bên ngoài trong trường hợp đối đầu trên không, nhưng F-35 không được thiết kế, để gắn thêm thùng nhiên liệu phụ.
Việc lắp thêm thùng nhiên liệu phụ có thể khiến máy bay chóng xuống cấp về khung thân và gây ra các vấn đề kỹ thuật khác, nhất là động cơ; đồng thời ảnh hưởng đến khả năng bảo dưỡng, tuổi thọ và chi phí vòng đời của máy bay.
Theo một số thông tin, Israel cũng có thể can thiệp vào phần mềm và hệ thống điều khiển có tính bí mật cao trên F-35I, và Mỹ cũng đã đồng ý cho Israel sử dụng hệ thống điện tử hàng không trên F-35I. Ngoài ra, khả năng chứa nhiên liệu bên trong của F-35I cũng lớn hơn, đạt 8.380 kg.
Còn phiên bản F-35B là máy bay chiến đấu cất và hạ cánh thẳng đứng tầm ngắn, chủ yếu được thiết kế như một máy bay chiến đấu trên tàu sân bay hạng hai. Vòi phun của động cơ có thể xoay xuống dưới để tạo ra lực đẩy, cho phép nó bay lơ lửng như trực thăng.
Ở giữa thân của F-35B cũng có một quạt nâng lớn, khi máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, cửa quạt sẽ mở ra và lộ ra ngoài. Trong quá trình cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, quạt nâng cung cấp lực nâng (hoặc lực đẩy) cho máy bay; giống như máy bay Yak-141 của Liên Xô.
Nhìn từ phía trước, F-35B có vẻ “bầu bĩnh” hơn, do máy bay được trang bị quạt nâng và các bộ phận khác phục vụ chức năng cất, hạ cánh thẳng đứng. Thiết kế như vậy khiến diện tích phản xạ radar của F-35B trở nên lớn hơn, đồng thời cũng làm tăng lực cản bay và do đó khả năng cơ động giảm, sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất không chiến của máy bay.
Tệ hơn nữa, F-35B phải mất 18 giây để tăng tốc từ Mach 0,8 lên Mach 1,2 và mức quá tải tối đa chỉ là 7G. Mặc dù F-35B hơn hẳn AV-8B về động cơ, radar, tốc độ và hệ thống điện tử hàng không, nhưng nó vẫn thua kém về hiệu suất tổng thể so với phiên bản F-35A và F-35C.
Nếu hai máy bay chiến đấu có cơ hội giao chiến, thì F-35I (hay F-35A) của Israel có khả năng chiếm thế thượng phong, bởi khả năng cơ động của nó mạnh hơn F-35B của Anh.
Mặc dù cả hai mẫu F-35I và F-35B đều có cùng thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và radar, màn hình gắn trên mũ bay và hệ thống theo dõi quang điện; nhưng tính cơ động sẽ quyết định kết quả cuối cùng của không chiến. Do đó, F-35I của Israel sẽ giành được ưu thế rõ ràng trong không chiến.
Cần phải chỉ ra rằng, có hai giả thiết cho một cuộc đối đầu như vậy. Trước hết, do khả năng tàng hình của cả hai, họ luôn không thể phát hiện ra nhau, nên không thể phóng tên lửa ngoài tầm nhìn, nên chỉ có thể không chiến khi đã nhìn thấy nhau.
Thứ hai, xét về sự tương đồng về thiết bị tác chiến điện tử của cả hai, nên cả hai đều không gây nhiễu lẫn nhau. Tuy nhiên, về mặt này, Israel cũng có khả năng có lợi thế hơn, bởi F-35I được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến do Israel sản xuất.
Nếu một quốc gia là đối thủ của Israel sở hữu F-35B (điều này có thể xảy ra, nhất là ở khu vực Trung Đông), thì hai loại máy bay này mới có khả năng không chiến; như vậy ưu thế chắc chắn sẽ nghiêng về F-35I của Israel. Nguồn ảnh: Foxt.