Mũ bay của phi công F-35 có giá 400 nghìn USD một chiếc, luôn là điều bí mật. Tuy nhiên các phương tiện truyền thông Mỹ gần đây đã tiết lộ, lý do tại sao loại mũ bay công nghệ cao này, lại đắt đến vậy và các khía cạnh khác nhau của người đội và sử dụng mũ bay này là quá phức tạp. Trang tờ "Sứ mệnh và Mục tiêu" của Mỹ ngày 11/8 đưa tin, nếu bạn muốn có được một chiếc mũ bảo bay đặc biệt dành cho phi công tiêm kích F-35, trước tiên bạn phải có đủ tiền, để mua một chiếc siêu xe Ferrari. Giả sử bạn đã sở hữu nó, bước đầu tiên là bạn phải tiến hành kiểm tra để chiếc mũ bay này, có phù hợp với hình dạng của đầu bạn. Sau đó, bạn cần giữ trọng lượng của mình và kiểm tra mũ bay này ba lần một năm, để đảm bảo nó luôn vừa với đầu của người sử dụng.Theo thông tin được công khai, mũ bay của phi công tiêm kích F-35 được mô tả trong bài viết của AJ Attiga, một phi công F-35 tại Phi đội Hỗ trợ Chiến dịch số 419, đóng tại Căn cứ Không quân Hill ở Utah cho biết: "Những thứ nhỏ nhặt như kiểu tóc mới, hoặc tăng vài kg, đã có thể khiến chiếc mũ bay không phù hợp". Mặc dù mũ bay của phi công tiêm kích tàng hình F-35 có thể xứng đáng được gọi là "kỳ quan công nghệ", khi nó có thể cho phép phi công "nhìn xuyên thấu" những hỏng hóc của máy bay và theo dõi mục tiêu; nhưng tất cả những công nghệ này đều phải trải qua một loạt tinh chỉnh, trước khi chúng có thể hoạt động bình thường.Do vậy những gì phải làm, để đảm bảo mũ bay của phi công vừa với đầu của phi công; trước tiên, đầu của phi công được đo và quét, sau đó một tấm đệm bên trong được tạo ra, dựa trên dữ liệu đã quét và được đặt giữa đầu của phi công và lớp vỏ cứng của mũ bay.Phi công của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí: “Miếng đệm bên trong bằng xốp này có thể vừa với bất kỳ loại mũ bảo hiểm cỡ nào và phi công có thể mang nó từ phi đội này sang phi đội khác, hoặc sử dụng nó mọi lúc trong thời gian phục vụ”. Sau khi quá trình quét hoàn tất, màn hình quang học của mũ bảo hiểm phải được căn chỉnh hoàn hảo với mắt của phi công và kỹ thuật viên sẽ tính toán khoảng cách giữa các đồng tử của phi công, để kiểm soát lỗi căn chỉnh trong vòng 2 mm. Tiếp theo, kỹ thuật viên sẽ lắp mặt nạ dưỡng khí cho phi công và xác nhận rằng không có tắc nghẽn hoặc rò rỉ khí xung quanh mặt nạ. Bước tiếp theo là đảm bảo rằng có một khoảng cách thích hợp giữa mặt nạ và miệng, mặt phi công, để không chạm vào mặt nạ khi quay đầu hoặc nói.Tuy nhiên, quá trình đội và sửa lỗi này vẫn chưa kết thúc, và mũ bay cần được kiểm tra theo chu kỳ 105 ngày, kể từ khi đội mũ bay lần đầu tiên. Không quân Mỹ từng tuyên bố trong một cuộc họp báo: "Nhiệm vụ này rất phức tạp, nhưng điều cần thiết là phải liên kết nhuần nhuyễn giữa hiệu suất cao của mũ bay, với các kỹ năng chiến đấu của phi công".Thông tin cũng đề cập về những công nghệ của chiếc mũ bay siêu đắt này, thậm chí có những công nghệ như trong phim khoa học viễn tưởng, như phi công có thể biết được những hỏng hóc về máy bay của mình ngay trên màn hình hiển thị trên mũ bay. Trong các loại máy bay chiến đấu khác, yêu cầu phi công phải thường xuyên quan sát các màn hình, hoặc đồng hồ hiển thị thông số của máy bay, thì nay nó được hiển thị trên kính của mũ bay; giúp giảm đáng kể thời gian phản ứng của phi công.Ví dụ trong một vụ tai nạn của máy bay F-35 vào năm 2017, khi đó, một máy bay chiến đấu F-35B suýt gặp tai nạn khi hạ cánh xuống tàu tấn công đổ bộ USS US, nhưng phi công đã nhìn thấy nguy hiểm từ chiếc mũ bay. Nguyên nhân của vụ tai nạn sau đó được điều tra là sự cố màn hình hiển thị trên máy bay chiến đấu F-35. Không chỉ do mũ bay của phi công F-35 có quá nhiều công nghệ, mà nguyên nhân cũng góp phần đẩy giá nữa là do loại mũ bay này không phải sản xuất hàng loạt, mà sản xuất theo hình dáng đầu và khuôn mặt của từng phi công. Như vậy với chiếc mũ bay "không tưởng" này, cho phép phi công F-35 ngồi trong buồng lái, không cần phải "quay ngang, quay ngửa", mà vẫn có khả năng nhận biết toàn diện và "nhìn xuyên thấu" 360 độ môi trường chiến đấu xung quanh. Đó là lý do tại sao chiếc mũ bay của phi công F-35 lại có giá đắt ngang ngửa một chiếc siêu xe Ferrari. Nhưng bạn chú ý một điều, nếu bạn có tiền, bạn có thể mua được nhiều chiếc siêu xe Ferrari, nhưng bạn không thể mua được chiếc mũ bay này. Vì những chiếc mũ này bán kèm với những chiếc F-35 và chỉ các quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ, mới có cơ hội tiếp cận loại chiến đấu cơ tàng hình tối tân này. Nguồn ảnh: Sina. Mũ bay của tiêm kích F-35 giúp phi công có tầm nhìn bao quát xung quanh máy bay, kể cả những khu vực bị vướng thân máy bay. Nguồn ảnh: USAF.
Mũ bay của phi công F-35 có giá 400 nghìn USD một chiếc, luôn là điều bí mật. Tuy nhiên các phương tiện truyền thông Mỹ gần đây đã tiết lộ, lý do tại sao loại mũ bay công nghệ cao này, lại đắt đến vậy và các khía cạnh khác nhau của người đội và sử dụng mũ bay này là quá phức tạp.
Trang tờ "Sứ mệnh và Mục tiêu" của Mỹ ngày 11/8 đưa tin, nếu bạn muốn có được một chiếc mũ bảo bay đặc biệt dành cho phi công tiêm kích F-35, trước tiên bạn phải có đủ tiền, để mua một chiếc siêu xe Ferrari.
Giả sử bạn đã sở hữu nó, bước đầu tiên là bạn phải tiến hành kiểm tra để chiếc mũ bay này, có phù hợp với hình dạng của đầu bạn. Sau đó, bạn cần giữ trọng lượng của mình và kiểm tra mũ bay này ba lần một năm, để đảm bảo nó luôn vừa với đầu của người sử dụng.
Theo thông tin được công khai, mũ bay của phi công tiêm kích F-35 được mô tả trong bài viết của AJ Attiga, một phi công F-35 tại Phi đội Hỗ trợ Chiến dịch số 419, đóng tại Căn cứ Không quân Hill ở Utah cho biết: "Những thứ nhỏ nhặt như kiểu tóc mới, hoặc tăng vài kg, đã có thể khiến chiếc mũ bay không phù hợp".
Mặc dù mũ bay của phi công tiêm kích tàng hình F-35 có thể xứng đáng được gọi là "kỳ quan công nghệ", khi nó có thể cho phép phi công "nhìn xuyên thấu" những hỏng hóc của máy bay và theo dõi mục tiêu; nhưng tất cả những công nghệ này đều phải trải qua một loạt tinh chỉnh, trước khi chúng có thể hoạt động bình thường.
Do vậy những gì phải làm, để đảm bảo mũ bay của phi công vừa với đầu của phi công; trước tiên, đầu của phi công được đo và quét, sau đó một tấm đệm bên trong được tạo ra, dựa trên dữ liệu đã quét và được đặt giữa đầu của phi công và lớp vỏ cứng của mũ bay.
Phi công của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí: “Miếng đệm bên trong bằng xốp này có thể vừa với bất kỳ loại mũ bảo hiểm cỡ nào và phi công có thể mang nó từ phi đội này sang phi đội khác, hoặc sử dụng nó mọi lúc trong thời gian phục vụ”.
Sau khi quá trình quét hoàn tất, màn hình quang học của mũ bảo hiểm phải được căn chỉnh hoàn hảo với mắt của phi công và kỹ thuật viên sẽ tính toán khoảng cách giữa các đồng tử của phi công, để kiểm soát lỗi căn chỉnh trong vòng 2 mm.
Tiếp theo, kỹ thuật viên sẽ lắp mặt nạ dưỡng khí cho phi công và xác nhận rằng không có tắc nghẽn hoặc rò rỉ khí xung quanh mặt nạ. Bước tiếp theo là đảm bảo rằng có một khoảng cách thích hợp giữa mặt nạ và miệng, mặt phi công, để không chạm vào mặt nạ khi quay đầu hoặc nói.
Tuy nhiên, quá trình đội và sửa lỗi này vẫn chưa kết thúc, và mũ bay cần được kiểm tra theo chu kỳ 105 ngày, kể từ khi đội mũ bay lần đầu tiên. Không quân Mỹ từng tuyên bố trong một cuộc họp báo: "Nhiệm vụ này rất phức tạp, nhưng điều cần thiết là phải liên kết nhuần nhuyễn giữa hiệu suất cao của mũ bay, với các kỹ năng chiến đấu của phi công".
Thông tin cũng đề cập về những công nghệ của chiếc mũ bay siêu đắt này, thậm chí có những công nghệ như trong phim khoa học viễn tưởng, như phi công có thể biết được những hỏng hóc về máy bay của mình ngay trên màn hình hiển thị trên mũ bay.
Trong các loại máy bay chiến đấu khác, yêu cầu phi công phải thường xuyên quan sát các màn hình, hoặc đồng hồ hiển thị thông số của máy bay, thì nay nó được hiển thị trên kính của mũ bay; giúp giảm đáng kể thời gian phản ứng của phi công.
Ví dụ trong một vụ tai nạn của máy bay F-35 vào năm 2017, khi đó, một máy bay chiến đấu F-35B suýt gặp tai nạn khi hạ cánh xuống tàu tấn công đổ bộ USS US, nhưng phi công đã nhìn thấy nguy hiểm từ chiếc mũ bay. Nguyên nhân của vụ tai nạn sau đó được điều tra là sự cố màn hình hiển thị trên máy bay chiến đấu F-35.
Không chỉ do mũ bay của phi công F-35 có quá nhiều công nghệ, mà nguyên nhân cũng góp phần đẩy giá nữa là do loại mũ bay này không phải sản xuất hàng loạt, mà sản xuất theo hình dáng đầu và khuôn mặt của từng phi công.
Như vậy với chiếc mũ bay "không tưởng" này, cho phép phi công F-35 ngồi trong buồng lái, không cần phải "quay ngang, quay ngửa", mà vẫn có khả năng nhận biết toàn diện và "nhìn xuyên thấu" 360 độ môi trường chiến đấu xung quanh. Đó là lý do tại sao chiếc mũ bay của phi công F-35 lại có giá đắt ngang ngửa một chiếc siêu xe Ferrari.
Nhưng bạn chú ý một điều, nếu bạn có tiền, bạn có thể mua được nhiều chiếc siêu xe Ferrari, nhưng bạn không thể mua được chiếc mũ bay này. Vì những chiếc mũ này bán kèm với những chiếc F-35 và chỉ các quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ, mới có cơ hội tiếp cận loại chiến đấu cơ tàng hình tối tân này. Nguồn ảnh: Sina.
Mũ bay của tiêm kích F-35 giúp phi công có tầm nhìn bao quát xung quanh máy bay, kể cả những khu vực bị vướng thân máy bay. Nguồn ảnh: USAF.