Trong chiến tranh Việt Nam, tổng cộng phía Mỹ đã mất khoảng 445 chiếc chiến đấu cơ F-4, trong đó có 382 chiếc bị bắn hạ trong khi chiến đấu. Dẫu vậy, cho tới hôm nay loại máy bay này cũng như "đối thủ" MiG-21 vẫn được tin dùng ở nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên tính đến năm 2015, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản vẫn đang sử dụng trong biên chế của mình khoảng 71 chiến đấu cơ F-4 Con Ma dù cho chiếc máy bay này đã ra đời từ năm 1960 và có khả năng chiến đấu đã quá lỗi thời. Nguồn ảnh: Sina.Từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã lựa chọn các chiến đấu cơ F-4 Phantom cho lực lượng Phòng vệ Trên không của mình, ban đầu phía Nhật có tới 154 chiến đấu cơ F-4 các loại trong đó các phiên bản F-4J được Mitsubishi sản xuất nội địa gần như hoàn toàn còn các chiến đấu cơ F-4E được nước này mua trực tiếp từ Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Do các đạo luật cấm Nhật Bản sỡ hữu vũ khí không đối đất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai nên các chiến đấu cơ F-4 của Nhật dù tự sản xuất trong nước hay mua từ nước ngoài đều không được trang bị các hệ thống máy tính tính toán ném bom AN/AJB-7. Nguồn ảnh: Sina.Phía Mỹ với đại diện là hãng McDonnell Douglas đã lắp ráp 4 bản thử nghiệm F-4EJ ban đầu cho Nhật Bản và cho bay thử thành công vào ngày 14/1/1971. 11 chiến đấu cơ F-4 tiếp theo được phía Nhật tự lắp ráp và chiếc F-4 đầu tiên do Nhật tự sản xuất được cho bay thử vào ngày 12/5/1972. Nguồn ảnh: Sina.Trong chín năm sau đó, Mitsubishi đã tự mình chế tạo và lắp ráp các chiến đấu cơ F-4 một cách độc lập cho đến năm 1981 thì dừng sản xuất các chiến đấu cơ loại này. Chiếc F-4 thứ 127 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản được hoàn thành vào năm 1981 là chiếc F-4 cuối cùng được sản xuất trên thế giới. Nguồn ảnh: Aviation.Tính đến năm 2007, phía Nhật Bản vẫn còn tới 90 tiêm kích đánh chặn F-4 đang phục vụ trong biên chế của mình. Ban đầu, phía Nhật muốn Mỹ chuyển giao công nghệ chế tạo F-22 Raptor-chiến đấu cơ thế hệ 5 hoàn thiện đầu tiên trên thế giới để thay thế cho các tiêm kích F-4 đã quá già cỗi của nước này. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên sau hàng năm trời đàm phán, phía Mỹ đã từ chối yêu cầu này của Nhật. Cuối cùng, phía Nhật phải lựa chọn Eurofighter Typhoon của châu Âu nhằm thay thế cho toàn bộ các máy bay F-4 của Nhật Bản trong tương lai. Nguồn ảnh: Flyg.Ngoài ra, phía Mỹ cũng "hào phóng" trang bị cho Nhật Bản một vài tiêm kích F-15 kể từ cuối năm 2007 để lực lượng Phòng vệ Trên không của nước này thay thế cho một số chiếc F-4 đã quá cũ nát sau 50 năm phục vụ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong chiến tranh Việt Nam, tổng cộng phía Mỹ đã mất khoảng 445 chiếc chiến đấu cơ F-4, trong đó có 382 chiếc bị bắn hạ trong khi chiến đấu. Dẫu vậy, cho tới hôm nay loại máy bay này cũng như "đối thủ" MiG-21 vẫn được tin dùng ở nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên tính đến năm 2015, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản vẫn đang sử dụng trong biên chế của mình khoảng 71 chiến đấu cơ F-4 Con Ma dù cho chiếc máy bay này đã ra đời từ năm 1960 và có khả năng chiến đấu đã quá lỗi thời. Nguồn ảnh: Sina.
Từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã lựa chọn các chiến đấu cơ F-4 Phantom cho lực lượng Phòng vệ Trên không của mình, ban đầu phía Nhật có tới 154 chiến đấu cơ F-4 các loại trong đó các phiên bản F-4J được Mitsubishi sản xuất nội địa gần như hoàn toàn còn các chiến đấu cơ F-4E được nước này mua trực tiếp từ Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Do các đạo luật cấm Nhật Bản sỡ hữu vũ khí không đối đất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai nên các chiến đấu cơ F-4 của Nhật dù tự sản xuất trong nước hay mua từ nước ngoài đều không được trang bị các hệ thống máy tính tính toán ném bom AN/AJB-7. Nguồn ảnh: Sina.
Phía Mỹ với đại diện là hãng McDonnell Douglas đã lắp ráp 4 bản thử nghiệm F-4EJ ban đầu cho Nhật Bản và cho bay thử thành công vào ngày 14/1/1971. 11 chiến đấu cơ F-4 tiếp theo được phía Nhật tự lắp ráp và chiếc F-4 đầu tiên do Nhật tự sản xuất được cho bay thử vào ngày 12/5/1972. Nguồn ảnh: Sina.
Trong chín năm sau đó, Mitsubishi đã tự mình chế tạo và lắp ráp các chiến đấu cơ F-4 một cách độc lập cho đến năm 1981 thì dừng sản xuất các chiến đấu cơ loại này. Chiếc F-4 thứ 127 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản được hoàn thành vào năm 1981 là chiếc F-4 cuối cùng được sản xuất trên thế giới. Nguồn ảnh: Aviation.
Tính đến năm 2007, phía Nhật Bản vẫn còn tới 90 tiêm kích đánh chặn F-4 đang phục vụ trong biên chế của mình. Ban đầu, phía Nhật muốn Mỹ chuyển giao công nghệ chế tạo F-22 Raptor-chiến đấu cơ thế hệ 5 hoàn thiện đầu tiên trên thế giới để thay thế cho các tiêm kích F-4 đã quá già cỗi của nước này. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên sau hàng năm trời đàm phán, phía Mỹ đã từ chối yêu cầu này của Nhật. Cuối cùng, phía Nhật phải lựa chọn Eurofighter Typhoon của châu Âu nhằm thay thế cho toàn bộ các máy bay F-4 của Nhật Bản trong tương lai. Nguồn ảnh: Flyg.
Ngoài ra, phía Mỹ cũng "hào phóng" trang bị cho Nhật Bản một vài tiêm kích F-15 kể từ cuối năm 2007 để lực lượng Phòng vệ Trên không của nước này thay thế cho một số chiếc F-4 đã quá cũ nát sau 50 năm phục vụ. Nguồn ảnh: Pinterest.