Theo hãng thông tấn TASS, hôm 2/4 vừa qua Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã ra lệnh dời căn cứ chính của Hạm đội Caspian từ Astrakhan (nằm sâu trong lãnh thổ Nga) tới Kaspiysk, thuộc Cộng hòa Dagestan. Nguồn ảnh: TASS.Cũng theo Bộ trưởng Sergey Shoigu, Hải quân Nga đang tiến hành xây dựng căn cứ mới ở Kaspiysk nhằm chuẩn bị dời Hạm đội Caspian về đây trong thời gian sắp tới. Trong đó chủ yếu là các cơ sở hạ tầng thiết yếu như cầu cảng, cơ sở hậu cần và nhà ở. Nguồn ảnh: Vestnik Kavkaza.Còn theo Hạm đội Caspian, căn cứ mới của hạm đội này tại Kaspiysk sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động trong năm 2019, và việc tái bố trí lại hạm đội này là nhằm duy trì khả năng bảo vệ an ninh của Nga tại vùng Biển Caspian vốn tiếp giáp giữa Trung Á và Trung Đông. Nguồn ảnh: CNN.com.Trả lời phỏng vấn kênh Zvezda cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Đen, Đô đốc Vladimir Komoedov cho rằng, quyết định dời đại bản doanh của Hạm đội Caspian về Kaspiysk sẽ thuận tiện hơn cho hoạt động của hạm đội này, và đánh giá đây là một bước tiến mới của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Sputnik."Dưới góc độ quan điểm chiến lược, ở đó chúng ta có tất cả các nước thân thiện. Tôi cho rằng đối với khả năng triển khai, hay việc ra vào của tàu, cũng như huy động lực lượng đến các khu vực khác, thì ở Kaspiysk thuận tiện hơn hẳn so với Astrakhan", Đô đốc Vladimir Komoedov nhận xét. Nguồn ảnh: Sputnik.Còn một chuyên gia quân sự khác là Thiếu tướng quân dự bị Vladimir Bogatyrev Chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệp hội quốc gia các sĩ quan dự bị của lực lượng vũ trang Nga trả lời phỏng vấn Sputnik thì lại nhận định rằng quyết định kể trên sẽ tác động trực tiếp tới kế hoạch xây dựng và phát triển Lực lượng vũ trang của Nga. Mặt khác nó còn thể hiện vai trò của Hải quân Nga trong giai đoạn phát triển mới. Nguồn ảnh: Vestnik Kavkaza."Ngoài ra, vùng biển Caspian trong tương quan với khả năng của tên lửa hành trình "Kalibr" có thể đóng vai trò chiến lược trong khu vực Trung Đông, Biển Đen, Địa Trung Hải và một số khác", Tướng Vladimir Bogatyrev đánh giá. Nguồn ảnh: Vestnik Kavkaza.Mặc dù biển Caspian gần như là vùng biển kín không nối trực tiếp với các vùng biển khác, nhưng vai trò của nó đối an ninh quốc gia của Nga ở khu vực ranh giới tiếp giáp giữa Trung Á và Trung Đông là đặc biệt quan trọng. Với màn thể hiện của các tên lửa hành trình "Kalibr" của Hạm đội Caspian tấn công các mục tiêu ở Syria trong thời gian gần đây đã ít nhiều nói lên được điều này. Nguồn ảnh: usni.org.Việc nắm hoàn toàn biển Caspian trong lòng bàn tay cũng giúp Nga tạo được lá chắn tự nhiên trước sự mở rộng của NATO về phía đông mà cụ thể là đối với trường hợp của Georgia hay Azerbaijan Nguồn ảnh: Uskowi on Iran.Có một điều khá thú vị là Hạm đội Caspian có trong biên chế khoảng hơn 30 tàu chiến các loại trong đó chỉ có 16 tàu chiến mặt nước nhưng đến 10 tàu là được trang bị mới trong giai đoạn từ năm 2006-2014. Như vậy Hạm đội Caspian là hạm đội có tỉ lệ tái trang bị hay trẻ hóa hạm đội cao nhất trong Hải quân Nga. Nguồn ảnh: cupofnews.ru.Điều này cho thấy, Quân đội Nga muốn biến Hạm đội Caspian thành một hình mẫu mới cho lực lượng hải quân nước này. Mặt khác các tàu chiến của Hạm đội Caspian không phải là các tàu chiến cỡ lớn mà chỉ có lượng giãn nước từ 500 tấn trở lên nhưng sức mạnh của chúng lại có thể vươn tới các mục tiêu cách biển Caspian hàng ngàn km. Nguồn ảnh: Vestnik Kavkaza.Mô hình chung có thể nhận thấy cách Hải quân Nga tái xây dựng Hạm đội Caspian theo định hướng phù hợp với vùng biển mà họ đang hoạt động, nhưng vẫn duy trì được sức mạnh chiến lược của hạm đội này trong Hải quân Nga với tầm tác chiến không chỉ bị bó hẹp trong phạm vị Biển Caspian. Nguồn ảnh: lemur59.ru.Lực lượng nòng cốt của Hạm đội Caspian chính là các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Buyan-M thuộc Project 21631, mang theo các tên lửa hành trinh Kalibr-NK hoặc tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Onix cùng nhiều loại vũ khí khác, tất cả chỉ gói gọn trong một tàu chiến có lượng giãn nước chưa đầy 1.000 tấn. Nguồn ảnh: topwar.ru.Bên cạnh các tàu Buyan và Buyan-M, Hạm đội Caspian còn được trang bị hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard có lượng giãn nước gần 2.000 tấn, tuy nhiên các tàu này chỉ được trang bị tên lửa chống hạm Kh-35 chứ không đa nhiệm như các tàu Buyan-M. Nguồn ảnh: topwar.ru.Mời độc giả xem video: Tàu hộ vệ tên lửa Buyan-M của Hạm đội Caspian phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công các mục tiêu ở Syria. (nguồn RT)
Theo hãng thông tấn TASS, hôm 2/4 vừa qua Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã ra lệnh dời căn cứ chính của Hạm đội Caspian từ Astrakhan (nằm sâu trong lãnh thổ Nga) tới Kaspiysk, thuộc Cộng hòa Dagestan. Nguồn ảnh: TASS.
Cũng theo Bộ trưởng Sergey Shoigu, Hải quân Nga đang tiến hành xây dựng căn cứ mới ở Kaspiysk nhằm chuẩn bị dời Hạm đội Caspian về đây trong thời gian sắp tới. Trong đó chủ yếu là các cơ sở hạ tầng thiết yếu như cầu cảng, cơ sở hậu cần và nhà ở. Nguồn ảnh: Vestnik Kavkaza.
Còn theo Hạm đội Caspian, căn cứ mới của hạm đội này tại Kaspiysk sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động trong năm 2019, và việc tái bố trí lại hạm đội này là nhằm duy trì khả năng bảo vệ an ninh của Nga tại vùng Biển Caspian vốn tiếp giáp giữa Trung Á và Trung Đông. Nguồn ảnh: CNN.com.
Trả lời phỏng vấn kênh Zvezda cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Đen, Đô đốc Vladimir Komoedov cho rằng, quyết định dời đại bản doanh của Hạm đội Caspian về Kaspiysk sẽ thuận tiện hơn cho hoạt động của hạm đội này, và đánh giá đây là một bước tiến mới của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.
"Dưới góc độ quan điểm chiến lược, ở đó chúng ta có tất cả các nước thân thiện. Tôi cho rằng đối với khả năng triển khai, hay việc ra vào của tàu, cũng như huy động lực lượng đến các khu vực khác, thì ở Kaspiysk thuận tiện hơn hẳn so với Astrakhan", Đô đốc Vladimir Komoedov nhận xét. Nguồn ảnh: Sputnik.
Còn một chuyên gia quân sự khác là Thiếu tướng quân dự bị Vladimir Bogatyrev Chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệp hội quốc gia các sĩ quan dự bị của lực lượng vũ trang Nga trả lời phỏng vấn Sputnik thì lại nhận định rằng quyết định kể trên sẽ tác động trực tiếp tới kế hoạch xây dựng và phát triển Lực lượng vũ trang của Nga. Mặt khác nó còn thể hiện vai trò của Hải quân Nga trong giai đoạn phát triển mới. Nguồn ảnh: Vestnik Kavkaza.
"Ngoài ra, vùng biển Caspian trong tương quan với khả năng của tên lửa hành trình "Kalibr" có thể đóng vai trò chiến lược trong khu vực Trung Đông, Biển Đen, Địa Trung Hải và một số khác", Tướng Vladimir Bogatyrev đánh giá. Nguồn ảnh: Vestnik Kavkaza.
Mặc dù biển Caspian gần như là vùng biển kín không nối trực tiếp với các vùng biển khác, nhưng vai trò của nó đối an ninh quốc gia của Nga ở khu vực ranh giới tiếp giáp giữa Trung Á và Trung Đông là đặc biệt quan trọng. Với màn thể hiện của các tên lửa hành trình "Kalibr" của Hạm đội Caspian tấn công các mục tiêu ở Syria trong thời gian gần đây đã ít nhiều nói lên được điều này. Nguồn ảnh: usni.org.
Việc nắm hoàn toàn biển Caspian trong lòng bàn tay cũng giúp Nga tạo được lá chắn tự nhiên trước sự mở rộng của NATO về phía đông mà cụ thể là đối với trường hợp của Georgia hay Azerbaijan Nguồn ảnh: Uskowi on Iran.
Có một điều khá thú vị là Hạm đội Caspian có trong biên chế khoảng hơn 30 tàu chiến các loại trong đó chỉ có 16 tàu chiến mặt nước nhưng đến 10 tàu là được trang bị mới trong giai đoạn từ năm 2006-2014. Như vậy Hạm đội Caspian là hạm đội có tỉ lệ tái trang bị hay trẻ hóa hạm đội cao nhất trong Hải quân Nga. Nguồn ảnh: cupofnews.ru.
Điều này cho thấy, Quân đội Nga muốn biến Hạm đội Caspian thành một hình mẫu mới cho lực lượng hải quân nước này. Mặt khác các tàu chiến của Hạm đội Caspian không phải là các tàu chiến cỡ lớn mà chỉ có lượng giãn nước từ 500 tấn trở lên nhưng sức mạnh của chúng lại có thể vươn tới các mục tiêu cách biển Caspian hàng ngàn km. Nguồn ảnh: Vestnik Kavkaza.
Mô hình chung có thể nhận thấy cách Hải quân Nga tái xây dựng Hạm đội Caspian theo định hướng phù hợp với vùng biển mà họ đang hoạt động, nhưng vẫn duy trì được sức mạnh chiến lược của hạm đội này trong Hải quân Nga với tầm tác chiến không chỉ bị bó hẹp trong phạm vị Biển Caspian. Nguồn ảnh: lemur59.ru.
Lực lượng nòng cốt của Hạm đội Caspian chính là các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Buyan-M thuộc Project 21631, mang theo các tên lửa hành trinh Kalibr-NK hoặc tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Onix cùng nhiều loại vũ khí khác, tất cả chỉ gói gọn trong một tàu chiến có lượng giãn nước chưa đầy 1.000 tấn. Nguồn ảnh: topwar.ru.
Bên cạnh các tàu Buyan và Buyan-M, Hạm đội Caspian còn được trang bị hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard có lượng giãn nước gần 2.000 tấn, tuy nhiên các tàu này chỉ được trang bị tên lửa chống hạm Kh-35 chứ không đa nhiệm như các tàu Buyan-M. Nguồn ảnh: topwar.ru.
Mời độc giả xem video: Tàu hộ vệ tên lửa Buyan-M của Hạm đội Caspian phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công các mục tiêu ở Syria. (nguồn RT)