Trên mỗi hòn đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa, hai hình ảnh dễ bắt gặp nhất là bóng dáng của những quân nhân Quân đội Việt Nam và những... chú chó đảo. Nguồn ảnh: TP.Đây không phải chó nghiệp vụ, phần nhiều đều là chó mang từ trong đất liền ra tự sinh sản và trở thành một "đội quân bốn chân", những người bạn thân thiết giúp bộ đội ta vơi bớt nỗi nhớ nhà. Nguồn ảnh: TP.Do có số lượng khá đông và không có khẩu phần ăn riêng nên hầu hết các chú chó ở huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa đều biết bơi lội, tự kiếm ăn từ nhỏ. Nguồn ảnh: TP.Để "cải thiện bữa ăn" cho những người bạn bốn chân, nhiều chiến sĩ trên đảo đã phải bớt khẩu phần ăn mỗi bữa của mình hoặc chia sẻ phần thực phẩm tiếp tế từ đất liền. Nguồn ảnh: TP.Chó ở Trường Sa rất đặc biệt, không cần xích cũng không cần rọ mõm, cực kỳ khôn ngoan, hiếu động và có khả năng phân biệt người rất chuẩn xác. Nguồn ảnh: TP.Theo Báo Nghệ An, ở Trường Sa, chó là người bạn trung thành, gần gũi với cán bộ, chiến sĩ và là con vật thân thiết nhất. Nguồn ảnh: TP.Thậm chí trong mỗi phiên đi gác làm nhiệm vụ trực bảo vệ đảo trong đêm, nếu dùng ống nhòm quan sát, chưa kịp phát hiện mục tiêu thì những chú chó với đôi tai thính, mắt sáng lại có khả năng phát hiện mục tiêu từ xa. Nguồn ảnh: TP.Những chú chó từ nhỏ đã biết bơi rất giỏi và quen với vị mặn của biển nên thường có vóc dáng rất khỏe khoắn. Nguồn ảnh: TP.Theo Báo Thái Bình, do thường xuyên gần gũi và được các chiến sĩ đảo chăm sóc, huấn luyện nên nhiều chú chó cũng tinh nghịch như chàng lính trẻ, nhảy xuống biển bơi và còn biết giúp bộ đội lùa bắt cá ở vùng biển cạn - nơi những bãi san hô ngầm, khi thủy triều xuống nước chỉ quá mắt cá chân. Nguồn ảnh: Tiền Phong.Chó ở đảo Trường Sa thường được các chiến sĩ, bộ đội đặt cho những tên gọi rất thú vị. Nguồn ảnh: Flickr.Một chú chó được đặt tên là... CR7, thậm chí một chiến sĩ tinh nghịch nào đó còn viết biệt danh này lên người chú chó này để đánh dấu.Nguồn ảnh: Báo Nghệ An.Dù không có ai thống kê, tuy nhiên những đoàn khách từng ra thăm Trường Sa đều mập mờ cho rằng chó ở đảo Tiên Nữ là đông hơn cả. Nguồn ảnh: Infonet.Chó ở Trường Sa đón những đoàn khách từ đất liền ra thăm đảo. Nguồn ảnh: TS16.Dù không được huấn luyện bài bản như chó nghiệp vụ, những chú chó Trường Sa vẫn được lính đảo "đào tạo" các kỹ năng cơ bản nhất, trong đó bao gồm kỹ năng bơi lội và nghe điều lệnh kẻng ăn cơm. Nguồn ảnh: VOV.Chó trên đảo Đá Tây A. Nguồn ảnh: TL.Chó trên đảo Cô Lin. Nguồn ảnh: TL.Chó trên đảo Đá Nam canh gác cùng chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.Những chú chó con có vẻ ngoài rất dễ thương trên Đảo Thuyền Chài. Nguồn ảnh: TL.Chó trên đảo Đá Lát chơi đùa với phóng viên ra thăm đảo. Nguồn ảnh: TL.Mời độc giả xem Video: Chó ngoài Trường Sa - những chiến sĩ bốn chân ngoài biên chế. Nguồn: VTV1.
Trên mỗi hòn đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa, hai hình ảnh dễ bắt gặp nhất là bóng dáng của những quân nhân Quân đội Việt Nam và những... chú chó đảo. Nguồn ảnh: TP.
Đây không phải chó nghiệp vụ, phần nhiều đều là chó mang từ trong đất liền ra tự sinh sản và trở thành một "đội quân bốn chân", những người bạn thân thiết giúp bộ đội ta vơi bớt nỗi nhớ nhà. Nguồn ảnh: TP.
Do có số lượng khá đông và không có khẩu phần ăn riêng nên hầu hết các chú chó ở huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa đều biết bơi lội, tự kiếm ăn từ nhỏ. Nguồn ảnh: TP.
Để "cải thiện bữa ăn" cho những người bạn bốn chân, nhiều chiến sĩ trên đảo đã phải bớt khẩu phần ăn mỗi bữa của mình hoặc chia sẻ phần thực phẩm tiếp tế từ đất liền. Nguồn ảnh: TP.
Chó ở Trường Sa rất đặc biệt, không cần xích cũng không cần rọ mõm, cực kỳ khôn ngoan, hiếu động và có khả năng phân biệt người rất chuẩn xác. Nguồn ảnh: TP.
Theo Báo Nghệ An, ở Trường Sa, chó là người bạn trung thành, gần gũi với cán bộ, chiến sĩ và là con vật thân thiết nhất. Nguồn ảnh: TP.
Thậm chí trong mỗi phiên đi gác làm nhiệm vụ trực bảo vệ đảo trong đêm, nếu dùng ống nhòm quan sát, chưa kịp phát hiện mục tiêu thì những chú chó với đôi tai thính, mắt sáng lại có khả năng phát hiện mục tiêu từ xa. Nguồn ảnh: TP.
Những chú chó từ nhỏ đã biết bơi rất giỏi và quen với vị mặn của biển nên thường có vóc dáng rất khỏe khoắn. Nguồn ảnh: TP.
Theo Báo Thái Bình, do thường xuyên gần gũi và được các chiến sĩ đảo chăm sóc, huấn luyện nên nhiều chú chó cũng tinh nghịch như chàng lính trẻ, nhảy xuống biển bơi và còn biết giúp bộ đội lùa bắt cá ở vùng biển cạn - nơi những bãi san hô ngầm, khi thủy triều xuống nước chỉ quá mắt cá chân. Nguồn ảnh: Tiền Phong.
Chó ở đảo Trường Sa thường được các chiến sĩ, bộ đội đặt cho những tên gọi rất thú vị. Nguồn ảnh: Flickr.
Một chú chó được đặt tên là... CR7, thậm chí một chiến sĩ tinh nghịch nào đó còn viết biệt danh này lên người chú chó này để đánh dấu.Nguồn ảnh: Báo Nghệ An.
Dù không có ai thống kê, tuy nhiên những đoàn khách từng ra thăm Trường Sa đều mập mờ cho rằng chó ở đảo Tiên Nữ là đông hơn cả. Nguồn ảnh: Infonet.
Chó ở Trường Sa đón những đoàn khách từ đất liền ra thăm đảo. Nguồn ảnh: TS16.
Dù không được huấn luyện bài bản như chó nghiệp vụ, những chú chó Trường Sa vẫn được lính đảo "đào tạo" các kỹ năng cơ bản nhất, trong đó bao gồm kỹ năng bơi lội và nghe điều lệnh kẻng ăn cơm. Nguồn ảnh: VOV.
Chó trên đảo Đá Tây A. Nguồn ảnh: TL.
Chó trên đảo Cô Lin. Nguồn ảnh: TL.
Chó trên đảo Đá Nam canh gác cùng chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Những chú chó con có vẻ ngoài rất dễ thương trên Đảo Thuyền Chài. Nguồn ảnh: TL.
Chó trên đảo Đá Lát chơi đùa với phóng viên ra thăm đảo. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: Chó ngoài Trường Sa - những chiến sĩ bốn chân ngoài biên chế. Nguồn: VTV1.