Theo thông tin được đăng tải trên trang Defence-blog, chuyên gia quân sự người Nga ông Alexey Khlopotov đã nhận định rằng các xe tăng chủ lực của Nga khó có thể sống sót được khi phải đối đầu trực tiếp với những quả tên lửa FGM-148 Javelin của Mỹ. Nguồn ảnh: Defence.Alexei Khlopotov cũng cho biết, dù các tên lửa chống tăng Javelin ra đời đã quá lâu và dường như chúng đang dần lỗi thời nhưng vẫn có đủ khả năng để tiêu diệt bất cứ loại xe tăng đời mới nhất nào hiện nay của Nga hay của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nguồn ảnh: Sputnik.Điểm mạnh của Javelin đó là nó sẽ tấn công theo hướng từ trên không xuống, đây cũng chính là điểm yếu trên phần lớn những chiếc xe tăng hiện đại ngày nay khi mà phần nóc tháp pháo tường bọc thép mỏng hơn và do vướng các cơ cấu như thiết bị quang học, súng máy và nắp tháp pháo nên không gắn được giáp phản ứng nổ. Nguồn ảnh: Tico.Tuy nhiên chuyên gia Nga này cũng nhận định, hệ thống giáp phản ứng nổ hay các thiết bị phòng thủ chủ động trên xe tăng vẫn sẽ có khả năng đánh bại được Javelin trong một chừng mực nào đó, tất nhiên đó là khi Javelin chưa được nâng cấp. Nguồn ảnh: Sputnik.Ngoài ra, cách thức đơn giản nhất để tự phòng thủ trước các tên lửa Javelin đó là sử dụng khói. Do Javelin sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại nên trong những điều kiện môi trường có tầm nhìn kém, rất có thể Javelin sẽ không thể khóa được mục tiêu. Nguồn ảnh: Wired.Ra đời từ năm 1989 và bắt đầu được nằm trong biên chế Quân đội Mỹ từ năm 1996 tới nay, tên lửa FGM-148 Javelin hiện được coi là một trong những loại tên lửa chống tăng hiện đại nhất thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.Có giá thành vào khoảng 250.000 USD cho mỗi quả tên lửa, Javelin có khả năng triệt hạ mọi mục tiêu thiết giáp ở khoảng cách tối đa khoảng 4750 mét. Nguồn ảnh: Youtube.Điểm đặc biệt của loại tên lửa này đó là sau khi được phóng ra, nó sẽ bay vọt lên trên cao và đâm xuống mục tiêu theo hướng từ trên xuống, đảm bảo tấn công được vào điểm yếu nhất của chiếc xe tăng cũng như không làm lộ vị trí của xạ thủ. Nguồn ảnh: BI.Khoảnh khắc chiếc xe tăng T-72 do Liên Xô chế tạo bị phá hủy hoàn toàn khi phải hứng chịu đòn tấn công từ tên lửa Javelin, cần phải nói thêm là chiếc xe tăng trong hình chưa được trang bị giáp phản ứng nổ. Nguồn ảnh: YouTube.Dù đã ra đời và được sử dụng hơn 20 năm nay nhưng tên lửa FGM-148 Javelin dường như nó không nhận được nhiều cải tiến nào đáng kể. Mặc dù vậy, vẫn khong thể "khinh thường" khả năng tác chiến cực kỳ đáng nể của thứ vũ khí có tuổi đời đã ngoài 20 này. Nguồn ảnh: Pinterest.Về phía Nga họ cũng nhìn nhận được vấn đề này và không ngừng cho ra đời những mẫu xe tăng chủ lực có thiết kế toàn diện cả về tấn công lẫn phòng thủ, nhất là các mẫu xe tăng cải tiến mới được nước này giới thiệu trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Foreign Policy.Mời độc giả xem video: Cận cảnh quay chậm tên lửa Javelin tiêu diệt mục tiêu. Nguồn: Youtube.
Theo thông tin được đăng tải trên trang Defence-blog, chuyên gia quân sự người Nga ông Alexey Khlopotov đã nhận định rằng các xe tăng chủ lực của Nga khó có thể sống sót được khi phải đối đầu trực tiếp với những quả tên lửa FGM-148 Javelin của Mỹ. Nguồn ảnh: Defence.
Alexei Khlopotov cũng cho biết, dù các tên lửa chống tăng Javelin ra đời đã quá lâu và dường như chúng đang dần lỗi thời nhưng vẫn có đủ khả năng để tiêu diệt bất cứ loại xe tăng đời mới nhất nào hiện nay của Nga hay của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nguồn ảnh: Sputnik.
Điểm mạnh của Javelin đó là nó sẽ tấn công theo hướng từ trên không xuống, đây cũng chính là điểm yếu trên phần lớn những chiếc xe tăng hiện đại ngày nay khi mà phần nóc tháp pháo tường bọc thép mỏng hơn và do vướng các cơ cấu như thiết bị quang học, súng máy và nắp tháp pháo nên không gắn được giáp phản ứng nổ. Nguồn ảnh: Tico.
Tuy nhiên chuyên gia Nga này cũng nhận định, hệ thống giáp phản ứng nổ hay các thiết bị phòng thủ chủ động trên xe tăng vẫn sẽ có khả năng đánh bại được Javelin trong một chừng mực nào đó, tất nhiên đó là khi Javelin chưa được nâng cấp. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ngoài ra, cách thức đơn giản nhất để tự phòng thủ trước các tên lửa Javelin đó là sử dụng khói. Do Javelin sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại nên trong những điều kiện môi trường có tầm nhìn kém, rất có thể Javelin sẽ không thể khóa được mục tiêu. Nguồn ảnh: Wired.
Ra đời từ năm 1989 và bắt đầu được nằm trong biên chế Quân đội Mỹ từ năm 1996 tới nay, tên lửa FGM-148 Javelin hiện được coi là một trong những loại tên lửa chống tăng hiện đại nhất thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Có giá thành vào khoảng 250.000 USD cho mỗi quả tên lửa, Javelin có khả năng triệt hạ mọi mục tiêu thiết giáp ở khoảng cách tối đa khoảng 4750 mét. Nguồn ảnh: Youtube.
Điểm đặc biệt của loại tên lửa này đó là sau khi được phóng ra, nó sẽ bay vọt lên trên cao và đâm xuống mục tiêu theo hướng từ trên xuống, đảm bảo tấn công được vào điểm yếu nhất của chiếc xe tăng cũng như không làm lộ vị trí của xạ thủ. Nguồn ảnh: BI.
Khoảnh khắc chiếc xe tăng T-72 do Liên Xô chế tạo bị phá hủy hoàn toàn khi phải hứng chịu đòn tấn công từ tên lửa Javelin, cần phải nói thêm là chiếc xe tăng trong hình chưa được trang bị giáp phản ứng nổ. Nguồn ảnh: YouTube.
Dù đã ra đời và được sử dụng hơn 20 năm nay nhưng tên lửa FGM-148 Javelin dường như nó không nhận được nhiều cải tiến nào đáng kể. Mặc dù vậy, vẫn khong thể "khinh thường" khả năng tác chiến cực kỳ đáng nể của thứ vũ khí có tuổi đời đã ngoài 20 này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về phía Nga họ cũng nhìn nhận được vấn đề này và không ngừng cho ra đời những mẫu xe tăng chủ lực có thiết kế toàn diện cả về tấn công lẫn phòng thủ, nhất là các mẫu xe tăng cải tiến mới được nước này giới thiệu trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Foreign Policy.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh quay chậm tên lửa Javelin tiêu diệt mục tiêu. Nguồn: Youtube.