Mạng xã hội Ukraine mới đây đăng tải hình ảnh gây sốt - một binh sĩ Quân đội Ukraine đang sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin đặc biệt hiện đại của Mỹ. Hiện chưa có thông tin hợp đồng nhưng có khả năng đây là thương vụ bí mật giữ Kiev với Washington hoặc là của NATO với Kiev. Nguồn ảnh: VK.comViệc Ukraine được trang bị tên lửa Javelin tạo ra mối đe dọa lớn với xe tăng T-90 và T-72B3 của Quân đội Nga. Bởi loại tên lửa này đặc biệt nguy hiểm, có cơ chế dẫn đường thông minh, sức công phá ghê gớm. Nguồn ảnh: SinaFGM-148 Javelin là tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác do Raytheon và Lockheed Martin hợp tác thiết kế, sản xuất. Nó được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới, sở hữu những năng lực vượt trội nhiều loại tên lửa tương tự của Nga. Nguồn ảnh: WikipediaĐặc biệt, nó là một trong số ít tên lửa chống tăng vác vai sở hữu quỹ đạo tấn công từ trên xuống – nhắm vào phần nóc – nơi thường bọc giáp mỏng nhất trên xe tăng. Nguồn ảnh: WikipediaTổ hợp tên lửa chống tăng Javelin có trọng lượng khoảng 28,7 kg - khá nhẹ gồm 3 thành phần chính: Khí tài chỉ huy bắn; ống phóng đạn và đạn tên lửa. Một kíp pháo thủ Javelin gồm 2 người. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh, binh sĩ Mỹ đang huấn luyện với khí tài chỉ huy bắn CLU - trên nó được tích hợp nhiều kênh dò tìm mục tiêu, ngắm mục tiêu có thể hoạt động cả ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Xạ thủ có thể chọn kênh tốt nhất phụ thuộc vào điều kiện môi trường khu vực chiến đấu. Khi xa thủ xác định được mục tiêu, tọa độ sẽ tự động gửi tới đầu tự dẫn tên lửa. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa sẽ khóa mục tiêu trước khi khai hỏa, trong hành trình bay thì hoàn toàn tự động không cần sự can thiệp của xạ thủ như các tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ hai. Trong thời gian đó, xạ thủ có thể tháo ống phóng đã rỗng và tách CLU chỉ trong 15 giây rồi tới vị trí bắn mới. Do vậy, họ tránh khỏi khả năng bị phát hiện và tấn công đáp trả của đối phương. Nguồn ảnh: WikipediaĐạn tên lửa Javelin nặng chừng 22 kg, dài 1,1m, đường kính thân 127mm, tầm bắn 2.500m. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu rắn 2 tầng, dùng cơ cấu "phóng mềm". Nguồn ảnh: WikipediaCụ thể, khi ấn nút khai hỏa, một liều phóng nhẹ sẽ đưa quả đạn nhẹ nhàng rời khỏi ống phóng với việc chỉ phụt ra một chút lửa… Nguồn ảnh: Wikipedia…ở cự ly an toàn khoảng 20m so với vị trí bắn của xạ thủ, động cơ chính sẽ đánh lửa khởi động đưa đạn tới mục tiêu. Đặc trưng này giúp các xạ thủ triển khai dễ dàng Javelin trong môi trường đô thị, nhiều chướng ngại vật mà không gây hại cho xạ thủ. Nguồn ảnh: WikipediaXạ thủ có thể chọn hai chế độ tấn công: tấn công quỹ đạo hướng vào nóc tháp pháo và tấn công trực tiếp. Chế độ tấn công "đục nóc tháp" được coi là tối ưu nhất để chống xe tăng, xe thiết giáp của đối phương. Vì vốn dĩ nóc mọi loại xe tăng, thiết giáp đều rất mỏng, chỉ dày vài chục mm nên có thể bị xuyên phá dễ dàng. Trong khi chế độ tấn công trực tiếp chỉ để công phá các công trình kiên cố, boongke, bộ binh đối phương. Nguồn ảnh: SinaVới đầu nổ nặng 8,4kg kiểu tandem, Javelin thừa sức đục mọi nóc xe tăng hiện nay kể cả Armta T-14 của Nga. Nguồn ảnh: Sina
Mạng xã hội Ukraine mới đây đăng tải hình ảnh gây sốt - một binh sĩ Quân đội Ukraine đang sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin đặc biệt hiện đại của Mỹ. Hiện chưa có thông tin hợp đồng nhưng có khả năng đây là thương vụ bí mật giữ Kiev với Washington hoặc là của NATO với Kiev. Nguồn ảnh: VK.com
Việc Ukraine được trang bị tên lửa Javelin tạo ra mối đe dọa lớn với xe tăng T-90 và T-72B3 của Quân đội Nga. Bởi loại tên lửa này đặc biệt nguy hiểm, có cơ chế dẫn đường thông minh, sức công phá ghê gớm. Nguồn ảnh: Sina
FGM-148 Javelin là tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác do Raytheon và Lockheed Martin hợp tác thiết kế, sản xuất. Nó được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới, sở hữu những năng lực vượt trội nhiều loại tên lửa tương tự của Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đặc biệt, nó là một trong số ít tên lửa chống tăng vác vai sở hữu quỹ đạo tấn công từ trên xuống – nhắm vào phần nóc – nơi thường bọc giáp mỏng nhất trên xe tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin có trọng lượng khoảng 28,7 kg - khá nhẹ gồm 3 thành phần chính: Khí tài chỉ huy bắn; ống phóng đạn và đạn tên lửa. Một kíp pháo thủ Javelin gồm 2 người. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, binh sĩ Mỹ đang huấn luyện với khí tài chỉ huy bắn CLU - trên nó được tích hợp nhiều kênh dò tìm mục tiêu, ngắm mục tiêu có thể hoạt động cả ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Xạ thủ có thể chọn kênh tốt nhất phụ thuộc vào điều kiện môi trường khu vực chiến đấu. Khi xa thủ xác định được mục tiêu, tọa độ sẽ tự động gửi tới đầu tự dẫn tên lửa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa sẽ khóa mục tiêu trước khi khai hỏa, trong hành trình bay thì hoàn toàn tự động không cần sự can thiệp của xạ thủ như các tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ hai. Trong thời gian đó, xạ thủ có thể tháo ống phóng đã rỗng và tách CLU chỉ trong 15 giây rồi tới vị trí bắn mới. Do vậy, họ tránh khỏi khả năng bị phát hiện và tấn công đáp trả của đối phương. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đạn tên lửa Javelin nặng chừng 22 kg, dài 1,1m, đường kính thân 127mm, tầm bắn 2.500m. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu rắn 2 tầng, dùng cơ cấu "phóng mềm". Nguồn ảnh: Wikipedia
Cụ thể, khi ấn nút khai hỏa, một liều phóng nhẹ sẽ đưa quả đạn nhẹ nhàng rời khỏi ống phóng với việc chỉ phụt ra một chút lửa… Nguồn ảnh: Wikipedia
…ở cự ly an toàn khoảng 20m so với vị trí bắn của xạ thủ, động cơ chính sẽ đánh lửa khởi động đưa đạn tới mục tiêu. Đặc trưng này giúp các xạ thủ triển khai dễ dàng Javelin trong môi trường đô thị, nhiều chướng ngại vật mà không gây hại cho xạ thủ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Xạ thủ có thể chọn hai chế độ tấn công: tấn công quỹ đạo hướng vào nóc tháp pháo và tấn công trực tiếp. Chế độ tấn công "đục nóc tháp" được coi là tối ưu nhất để chống xe tăng, xe thiết giáp của đối phương. Vì vốn dĩ nóc mọi loại xe tăng, thiết giáp đều rất mỏng, chỉ dày vài chục mm nên có thể bị xuyên phá dễ dàng. Trong khi chế độ tấn công trực tiếp chỉ để công phá các công trình kiên cố, boongke, bộ binh đối phương. Nguồn ảnh: Sina
Với đầu nổ nặng 8,4kg kiểu tandem, Javelin thừa sức đục mọi nóc xe tăng hiện nay kể cả Armta T-14 của Nga. Nguồn ảnh: Sina