Truyền thông quốc tế hôm 28/4 đã đăng tải thông tin về việc Campuchia quyết định mua chiến đấu cơ FTC-2000G do tập đoàn công nghiệp hàng không Quý Châu của Trung Quốc sản xuất.Thỏa thuận mua bán giữa hai quốc gia đã được ký kết từ tháng 1/2020, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại các điều khoản cụ thể vẫn được giữ kín, chỉ biết rằng thời gian giao hàng dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2023.FTC-2000G Mountain Eagle là chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ được phát triển từ khung thân máy bay huấn luyện Guizhou JL-9, trong khi chiếc JL-9 lại là một dẫn xuất từ MiG-21.FTC-2000G có khả năng đạt tốc độ tối đa 1.100 km/h, tầm bay 833 km hoặc lên tới 2.400 km khi mang theo thùng dầu phụ, trần bay 16.000 m và được trang bị động cơ WP-13F do Trung Quốc tự sản xuất.FTC-2000 có thể đáp ứng yêu cầu chiến đấu với khả năng mang 2 tấn vũ khí, sức mạnh của nó nằm ở tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8 và PL-9, nếu lắp thêm radar thì nó sẽ dẫn bắn được tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn.Campuchia có vẻ đang đi theo xu hướng được không quân Lào và Philippines triển khai, đó là mua máy bay có gốc huấn luyện về để làm nhiệm vụ chiến đấu chủ lực.Không quân Campuchia hiện chỉ có 5 máy bay huấn luyện phản lực L-39 và 2 chiếc tiêm kích MiG-21-2000 (hiện đại hóa bởi Israel). Các máy bay còn lại đều đang trong tình trạng hư hỏng.Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã thuyết phục giới chức Campuchia rằng FTC-2000 là một "máy bay chiến đấu mạnh mẽ", đủ khả năng giúp không quân nước này sánh ngang với những lực lượng mạnh trong khu vực.Nhưng theo đánh giá của chuyên gia quân sự Nga từ trang Avia-pro, FTC-2000G tỏ ra hoàn toàn vô dụng khi đối đầu với tiêm kích chuyên nghiệp như Su-30, nó chỉ là đơn giản "một miếng sắt" và 100% sẽ thua trong trường hợp xảy ra không chiến.Ngoài ra theo tạp chí Malaysia Flying Herald, máy bay FTC-2000G mặc dù được quảng cáo rầm rộ nhưng chỉ đủ sức đối đầu trực diện với Su-22 Fitter, F-5T Tiger II và T-50TH Golden Eagle mà thôi.Tờ tạp chí của Malaysia cho rằng máy bay do Trung Quốc sản xuất không có cửa chống lại Không quân Hoàng gia Thái Lan nếu xảy ra trận chiến trên không với tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon hoặc JAS-39C/D Gripen.Còn trong trường hợp gặp phải một chiến đấu cơ hạng nặng rất linh hoạt và được trang bị radar cực mạnh như Su-30MKM hay Su-30MK2 thì FTC-2000G sẽ cầm chắc thất bại.Đồng thời giới truyền thông còn chú ý đến trình độ của người điều khiển, khi phi công Campuchia bị nhận xét rõ ràng còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tác chiến, báo cáo của ấn phẩm Nga "Đánh giá quân sự" cho biết.Mặc dù còn nhiều hạn chế và chưa thể giúp không quân Campuchia sánh ngang với những nước láng giềng, nhưng trong điều kiện hiện tại của Phnom Penh thì có lẽ họ chẳng còn lựa chọn nào tốt hơn FTC-2000G nữa.
Truyền thông quốc tế hôm 28/4 đã đăng tải thông tin về việc Campuchia quyết định mua chiến đấu cơ FTC-2000G do tập đoàn công nghiệp hàng không Quý Châu của Trung Quốc sản xuất.
Thỏa thuận mua bán giữa hai quốc gia đã được ký kết từ tháng 1/2020, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại các điều khoản cụ thể vẫn được giữ kín, chỉ biết rằng thời gian giao hàng dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2023.
FTC-2000G Mountain Eagle là chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ được phát triển từ khung thân máy bay huấn luyện Guizhou JL-9, trong khi chiếc JL-9 lại là một dẫn xuất từ MiG-21.
FTC-2000G có khả năng đạt tốc độ tối đa 1.100 km/h, tầm bay 833 km hoặc lên tới 2.400 km khi mang theo thùng dầu phụ, trần bay 16.000 m và được trang bị động cơ WP-13F do Trung Quốc tự sản xuất.
FTC-2000 có thể đáp ứng yêu cầu chiến đấu với khả năng mang 2 tấn vũ khí, sức mạnh của nó nằm ở tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8 và PL-9, nếu lắp thêm radar thì nó sẽ dẫn bắn được tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn.
Campuchia có vẻ đang đi theo xu hướng được không quân Lào và Philippines triển khai, đó là mua máy bay có gốc huấn luyện về để làm nhiệm vụ chiến đấu chủ lực.
Không quân Campuchia hiện chỉ có 5 máy bay huấn luyện phản lực L-39 và 2 chiếc tiêm kích MiG-21-2000 (hiện đại hóa bởi Israel). Các máy bay còn lại đều đang trong tình trạng hư hỏng.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã thuyết phục giới chức Campuchia rằng FTC-2000 là một "máy bay chiến đấu mạnh mẽ", đủ khả năng giúp không quân nước này sánh ngang với những lực lượng mạnh trong khu vực.
Nhưng theo đánh giá của chuyên gia quân sự Nga từ trang Avia-pro, FTC-2000G tỏ ra hoàn toàn vô dụng khi đối đầu với tiêm kích chuyên nghiệp như Su-30, nó chỉ là đơn giản "một miếng sắt" và 100% sẽ thua trong trường hợp xảy ra không chiến.
Ngoài ra theo tạp chí Malaysia Flying Herald, máy bay FTC-2000G mặc dù được quảng cáo rầm rộ nhưng chỉ đủ sức đối đầu trực diện với Su-22 Fitter, F-5T Tiger II và T-50TH Golden Eagle mà thôi.
Tờ tạp chí của Malaysia cho rằng máy bay do Trung Quốc sản xuất không có cửa chống lại Không quân Hoàng gia Thái Lan nếu xảy ra trận chiến trên không với tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon hoặc JAS-39C/D Gripen.
Còn trong trường hợp gặp phải một chiến đấu cơ hạng nặng rất linh hoạt và được trang bị radar cực mạnh như Su-30MKM hay Su-30MK2 thì FTC-2000G sẽ cầm chắc thất bại.
Đồng thời giới truyền thông còn chú ý đến trình độ của người điều khiển, khi phi công Campuchia bị nhận xét rõ ràng còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tác chiến, báo cáo của ấn phẩm Nga "Đánh giá quân sự" cho biết.
Mặc dù còn nhiều hạn chế và chưa thể giúp không quân Campuchia sánh ngang với những nước láng giềng, nhưng trong điều kiện hiện tại của Phnom Penh thì có lẽ họ chẳng còn lựa chọn nào tốt hơn FTC-2000G nữa.