Vào ngày 4/1, Nhà Trắng đã đưa ra thông báo rằng, các lực lượng Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên cho các hoạt động quân sự đang diễn ra ở Ukraine. Ngay sau đó, chủ đề hợp tác quốc phòng ngày càng tăng giữa Moscow và Bình Nhưỡng đã thu hút được sự chú ý lớn từ nhiều nhà phân tích ở Nga, Đông Á và thế giới phương Tây.Lớp tên lửa KN-23B của Triều Tiên được sử dụng ở Ukraine hiện được coi là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật mạnh nhất trong kho vũ khí của Nga và bất kỳ nơi nào ở châu Âu. KN-23B có phạm vi tấn công xa hơn 80% so với Iskander-M của Nga, đồng thời trọng tải vũ khí của KN-23 cũng lớn hơn gấp ba lần với trọng lượng cực lớn 2.500kg.Các hệ thống pháo tên lửa KN-25 của Triều Tiên cũng được cho là đã xuất hiện ở Ukraine, loại tên lửa này có tầm bắn hơn gấp đôi so với các hệ thống tương tự của Nga như 9A53-S Tornado. Vũ khí của Triều Tiên thực sự có những đóng góp không nhỏ cho Quân đội Nga, giúp lực lượng này mở rộng các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo binh.Một số nguồn tin phương Tây cho rằng, việc chuyển giao vũ khí của Triều Tiên được cho là đã bắt đầu từ năm 2022 và được đẩy mạnh hơn vào năm sau đó. Nhiều chuyên gia quân sự khẳng định, chính sự hỗ trợ của Triều Tiên đã giúp Quân đội Nga duy trì sự áp đảo về hỏa lực, trong khi Ukraine lâm vào tình trạng thiếu hụt đạn dược để chiến đấu.Chuyên gia hàng đầu về an ninh Triều Tiên A. B. Abrams vào ngày 10/1 đã nhấn mạnh một số phương diện mà Moscow và Bình Nhưỡng có thể sử dụng nhằm hợp pháp hóa hoạt động cung cấp vũ khí, bằng cách khai thác sơ hở trong lệnh cấm vận, trích dẫn nhiều tiền lệ mà các quốc gia khác đã từng làm như vậy trong quá khứ.Ông chỉ ra rằng, “Nga và Triều Tiên sẽ sử dụng tiền đề là chia sẻ hệ thống vũ khí và thành lập các đơn vị chung giữa hai nước. Ví dụ, có thể tuyên bố rằng Triều Tiên chưa bán hệ thống pháo và tên lửa đạn đạo cho Nga, mà thay vào đó những hệ thống này được vận hành bởi nhân viên Triều Tiên hoặc có lẽ khả thi hơn là chúng được vận hành chung bởi nhân viên của hai nước”.Abrams cho biết, các nguồn truyền thông Nga cũng đã đưa tin kể từ giữa năm 2022 rằng, nhân viên Triều Tiên sẽ được triển khai tới Đông Ukraine, đặc biệt là tận dụng lợi thế chuyên môn về hoạt động pháo binh.Triều Tiên có nhiều kinh nghiệm trong việc điều động lực lượng của mình trong cả vai trò cố vấn và chiến đấu để hỗ trợ các lực lượng đối thủ của Mỹ trong các cuộc xung đột, từ chiến tranh Ả Rập-Israel và mới nhất là các nỗ lực chống nổi dậy ở Syria trong những năm 2010.Abrams nhận thấy rằng, việc chia sẻ hệ thống vũ khí và thành lập các đơn vị chung đều được sử dụng trong quá khứ để hợp pháp hóa việc triển khai quân sự, một ví dụ là việc thành lập các đơn vị máy bay chiến đấu chung của Trung Quốc và Liên Xô trong Chiến tranh Triều Tiên.Abrams tiếp tục chỉ ra một ví dụ khác là thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của Mỹ từ những năm 2000 với các thành viên NATO như Bỉ, Đức, Italia, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, cho phép họ “tiếp đón vũ khí hạt nhân Mỹ” trên lãnh thổ của mình, đào tạo cách sử dụng các loại vũ khí này và trang bị các phương tiện vận chuyển phù hợp để tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân.Điều này được thực hiện với mục đích là trong trường hợp xảy ra chiến tranh, đầu đạn hạt nhân sẽ ngay lập tức được chuyển đến các quốc gia sở hữu, với ý định biến họ thành các quốc gia có vũ khí hạt nhân.Việc “chia sẻ” tương tự các thiết bị quân sự của Triều Tiên sang Nga hoặc xuất khẩu vũ khí trong tương lai của Nga sang Triều Tiên, có thể cho phép cả hai quốc gia này tuyên bố rằng không có hoạt động xuất khẩu nào được thực hiện - đáp trả lại tuyên bố của Washington rằng nước này không phổ biến vũ khí hạt nhân cho các đồng minh của mình.Mặc dù Nga đã thông qua lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên vào những năm 2000, vào thời điểm quan hệ tích cực hơn với Washington và trong nỗ lực duy trì chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, các đại diện Nga tại Hội đồng Bảo an vẫn nhấn mạnh rằng lệnh này sẽ chấm dứt một khi Triều Tiên hợp tác với cộng đồng quốc tế về chương trình vũ khí của mình.Các quan chức Nga kể từ năm 2018 đã nhiều lần khẳng định Bình Nhưỡng đã đề nghị làm như vậy. Tuy nhiên, việc Mỹ không sẵn sàng chấp nhận những nhượng bộ chung về vấn đề này trong các cuộc đàm phán năm 2018 và 2019, được xem là nguyên nhân chính khiến lệnh cấm vận mất đi sự ủng hộ của Moscow.
Vào ngày 4/1, Nhà Trắng đã đưa ra thông báo rằng, các lực lượng Nga đã
sử dụng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên cho các hoạt động quân sự đang diễn ra ở Ukraine. Ngay sau đó, chủ đề hợp tác quốc phòng ngày càng tăng giữa Moscow và Bình Nhưỡng đã thu hút được sự chú ý lớn từ nhiều nhà phân tích ở Nga, Đông Á và thế giới phương Tây.
Lớp tên lửa KN-23B của Triều Tiên được sử dụng ở Ukraine hiện được coi là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật mạnh nhất trong kho vũ khí của Nga và bất kỳ nơi nào ở châu Âu. KN-23B có phạm vi tấn công xa hơn 80% so với Iskander-M của Nga, đồng thời trọng tải vũ khí của KN-23 cũng lớn hơn gấp ba lần với trọng lượng cực lớn 2.500kg.
Các hệ thống pháo tên lửa KN-25 của Triều Tiên cũng được cho là đã xuất hiện ở Ukraine, loại tên lửa này có tầm bắn hơn gấp đôi so với các hệ thống tương tự của Nga như 9A53-S Tornado. Vũ khí của Triều Tiên thực sự có những đóng góp không nhỏ cho Quân đội Nga, giúp lực lượng này mở rộng các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo binh.
Một số nguồn tin phương Tây cho rằng, việc chuyển giao vũ khí của Triều Tiên được cho là đã bắt đầu từ năm 2022 và được đẩy mạnh hơn vào năm sau đó. Nhiều chuyên gia quân sự khẳng định, chính sự hỗ trợ của Triều Tiên đã giúp Quân đội Nga duy trì sự áp đảo về hỏa lực, trong khi Ukraine lâm vào tình trạng thiếu hụt đạn dược để chiến đấu.
Chuyên gia hàng đầu về an ninh Triều Tiên A. B. Abrams vào ngày 10/1 đã nhấn mạnh một số phương diện mà Moscow và Bình Nhưỡng có thể sử dụng nhằm hợp pháp hóa hoạt động cung cấp vũ khí, bằng cách khai thác sơ hở trong lệnh cấm vận, trích dẫn nhiều tiền lệ mà các quốc gia khác đã từng làm như vậy trong quá khứ.
Ông chỉ ra rằng, “Nga và Triều Tiên sẽ sử dụng tiền đề là chia sẻ hệ thống vũ khí và thành lập các đơn vị chung giữa hai nước. Ví dụ, có thể tuyên bố rằng Triều Tiên chưa bán hệ thống pháo và tên lửa đạn đạo cho Nga, mà thay vào đó những hệ thống này được vận hành bởi nhân viên Triều Tiên hoặc có lẽ khả thi hơn là chúng được vận hành chung bởi nhân viên của hai nước”.
Abrams cho biết, các nguồn truyền thông Nga cũng đã đưa tin kể từ giữa năm 2022 rằng, nhân viên Triều Tiên sẽ được triển khai tới Đông Ukraine, đặc biệt là tận dụng lợi thế chuyên môn về hoạt động pháo binh.
Triều Tiên có nhiều kinh nghiệm trong việc điều động lực lượng của mình trong cả vai trò cố vấn và chiến đấu để hỗ trợ các lực lượng đối thủ của Mỹ trong các cuộc xung đột, từ chiến tranh Ả Rập-Israel và mới nhất là các nỗ lực chống nổi dậy ở Syria trong những năm 2010.
Abrams nhận thấy rằng, việc chia sẻ hệ thống vũ khí và thành lập các đơn vị chung đều được sử dụng trong quá khứ để hợp pháp hóa việc triển khai quân sự, một ví dụ là việc thành lập các đơn vị máy bay chiến đấu chung của Trung Quốc và Liên Xô trong Chiến tranh Triều Tiên.
Abrams tiếp tục chỉ ra một ví dụ khác là thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của Mỹ từ những năm 2000 với các thành viên NATO như Bỉ, Đức, Italia, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, cho phép họ “tiếp đón vũ khí hạt nhân Mỹ” trên lãnh thổ của mình, đào tạo cách sử dụng các loại vũ khí này và trang bị các phương tiện vận chuyển phù hợp để tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân.
Điều này được thực hiện với mục đích là trong trường hợp xảy ra chiến tranh, đầu đạn hạt nhân sẽ ngay lập tức được chuyển đến các quốc gia sở hữu, với ý định biến họ thành các quốc gia có vũ khí hạt nhân.
Việc “chia sẻ” tương tự các thiết bị quân sự của Triều Tiên sang Nga hoặc xuất khẩu vũ khí trong tương lai của Nga sang Triều Tiên, có thể cho phép cả hai quốc gia này tuyên bố rằng không có hoạt động xuất khẩu nào được thực hiện - đáp trả lại tuyên bố của Washington rằng nước này không phổ biến vũ khí hạt nhân cho các đồng minh của mình.
Mặc dù Nga đã thông qua lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên vào những năm 2000, vào thời điểm quan hệ tích cực hơn với Washington và trong nỗ lực duy trì chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, các đại diện Nga tại Hội đồng Bảo an vẫn nhấn mạnh rằng lệnh này sẽ chấm dứt một khi Triều Tiên hợp tác với cộng đồng quốc tế về chương trình vũ khí của mình.
Các quan chức Nga kể từ năm 2018 đã nhiều lần khẳng định Bình Nhưỡng đã đề nghị làm như vậy. Tuy nhiên, việc Mỹ không sẵn sàng chấp nhận những nhượng bộ chung về vấn đề này trong các cuộc đàm phán năm 2018 và 2019, được xem là nguyên nhân chính khiến lệnh cấm vận mất đi sự ủng hộ của Moscow.