Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tại khu vực Artyomovsky trong xung đột tại Đông Âu, lực lượng quân sự nước này đã dùng "sát thủ chống tăng" Kornet để tiêu diệt một xe chiến đấu bộ binh của Ukraine.Điều đáng chú ý là tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet này đã bắn hạ mục tiêu này ở khoảng cách lên tới 7.800 mét.Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội nước này đã phát hiện 2 xe chiến đấu bộ binh của Ukraine đang chạy về phía tây bắc Artyomovsk.Ngay lập tức, tổ hợp chống tăng Kornet đã được binh sĩ Nga khai hỏa và tiêu diệt một trong hai chiếc xe chiến đấu bộ binh này.Trong biên chế của quân đội Nga đang có nhiều dòng tên lửa chống tăng, trong số này phải kể đến 9M133 Kornet, đây là một trong số những loại vũ khí chống tăng hiện đại nhất của nước này.Kể từ khi ra đời cho tới nay 9M133 Kornet đã khiến một số dòng tăng chủ lực mạnh mẽ phải gục ngã.Trong số này phải kể đến dòng xe tăng M1A1 Abrams do Mỹ sản xuất và cả dòng "vua tăng" Merkava do Israel phát triển.Sức công phá mạnh mẽ cùng độ chính xác cao khiến cho 9M133 Kornet trở thành một trong số ít những vũ khí diệt tăng được tín nhiệm nhất.Tên lửa chống tăng 9M133 Kornet hiện được Nga cùng 7 quốc gia khác đang sử dụng.9M133 Kornet được Nga thiết kế và đưa vào biên chế năm 1994.Tuy nhiên từ đó tới nay, Nga đã liên tục nâng cấp loại tên lửa chống tăng nguy hiểm này.Các biến thể mới được phát triển để đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.Loại tên lửa này do phòng thiết kế KBP phát triển, đơn giá 125.000 USD/bệ phóng, và chúng có thể tái sử dụng.Trong khi quả đạn tên lửa của tổ hợp chống tăng này đang có giá 75.000 USD/quả.Ngoài chống xe tăng và thiết giáp, tên lửa chống tăng 9M133 Kornet còn rất đắc lực trong việc tấn công vào vị trí tập trung binh lực, công sự chiến đấu của đối phương.Một tổ hợp tên lửa chống tăng 9M133 Kornet gồm ba thành phần chính: đạn tên lửa 9M133 Kornet; giá phóng ba chân 9P163-1 và kính ngắm nhiệt 1PN79-1.9M133 Kornet được vận hành bởi kíp pháo thủ 2 người, có thể gắn lên các loại xe cơ giới và kể cả tàu chiến.Theo đó, khí tài trên bệ phóng sẽ làm nhiệm vụ chiếu chùm tia laser liên tục vào mục tiêu, một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu.Hệ thống điều khiển có thể chống được các biện pháp chế áp điện tử của đối phương, nhiễu thụ động và chủ động, và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ngày hoặc đêm.Đạn tên lửa 9M133 Kornet nặng 27kg, dài 1,2m, đường kính thân 152mm, sải cánh 460mm.Tầm bắn của tên lửa 9M133 Kornet đạt từ 100m tới 5.000m, độ chính xác <5m, các phiên bản đời sau có tầm bắn xa gấp đôi.Đầu đạn của 9M133 Kornet là kiểu liều nổ kép (Tandem) có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất 1.000-1.200mm ở sau giáp phản ứng nổ (ERA).Theo số liệu Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly (Anh) có được, chỉ trong thời gian từ đầu tháng 1/2014 đến tháng 4/2014, tên lửa 9M133 Kornet đã báy cháy khoảng 28 chiếc tăng M1A1 Abrams của quân đội Iraq.Còn trong cuộc xung đột giữa lực lượng vũ trang Hezbollah và quân đội Israel hồi tháng 8/2006, ít nhất 23 xe tăng Merkava và 5 xe bọc thép của phía Israel bị các vũ khí chống tăng như RPG-29, Kornet-E (phiên bản xuất khẩu), Konkurs, Metis-M phá hủy.Hiện phiên bản mới nhất của dòng tên lửa chống tăng này được định danh là Kornet-EM.Phiên bản Kornet-EM có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 10 km, chúng là một trong những loại súng chống tăng có tầm bắn xa nhất hiện nayNgoài việc trang bị cho lực lượng bộ binh, các phiên bản của tên lửa chống tăng Kornet còn được Nga tích hợp lên các phương tiện bọc thép.Các dòng xe chiến đấu bộ binh nâng cấp của Nga đều được lắp đặt loại tên lửa này để tăng cường sức chiến đấu.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tại khu vực Artyomovsky trong xung đột tại Đông Âu, lực lượng quân sự nước này đã dùng "sát thủ chống tăng" Kornet để tiêu diệt một xe chiến đấu bộ binh của Ukraine.
Điều đáng chú ý là tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet này đã bắn hạ mục tiêu này ở khoảng cách lên tới 7.800 mét.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội nước này đã phát hiện 2 xe chiến đấu bộ binh của Ukraine đang chạy về phía tây bắc Artyomovsk.
Ngay lập tức, tổ hợp chống tăng Kornet đã được binh sĩ Nga khai hỏa và tiêu diệt một trong hai chiếc xe chiến đấu bộ binh này.
Trong biên chế của quân đội Nga đang có nhiều dòng tên lửa chống tăng, trong số này phải kể đến 9M133 Kornet, đây là một trong số những loại vũ khí chống tăng hiện đại nhất của nước này.
Kể từ khi ra đời cho tới nay 9M133 Kornet đã khiến một số dòng tăng chủ lực mạnh mẽ phải gục ngã.
Trong số này phải kể đến dòng xe tăng M1A1 Abrams do Mỹ sản xuất và cả dòng "vua tăng" Merkava do Israel phát triển.
Sức công phá mạnh mẽ cùng độ chính xác cao khiến cho 9M133 Kornet trở thành một trong số ít những vũ khí diệt tăng được tín nhiệm nhất.
Tên lửa chống tăng 9M133 Kornet hiện được Nga cùng 7 quốc gia khác đang sử dụng.
9M133 Kornet được Nga thiết kế và đưa vào biên chế năm 1994.
Tuy nhiên từ đó tới nay, Nga đã liên tục nâng cấp loại tên lửa chống tăng nguy hiểm này.
Các biến thể mới được phát triển để đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.
Loại tên lửa này do phòng thiết kế KBP phát triển, đơn giá 125.000 USD/bệ phóng, và chúng có thể tái sử dụng.
Trong khi quả đạn tên lửa của tổ hợp chống tăng này đang có giá 75.000 USD/quả.
Ngoài chống xe tăng và thiết giáp, tên lửa chống tăng 9M133 Kornet còn rất đắc lực trong việc tấn công vào vị trí tập trung binh lực, công sự chiến đấu của đối phương.
Một tổ hợp tên lửa chống tăng 9M133 Kornet gồm ba thành phần chính: đạn tên lửa 9M133 Kornet; giá phóng ba chân 9P163-1 và kính ngắm nhiệt 1PN79-1.
9M133 Kornet được vận hành bởi kíp pháo thủ 2 người, có thể gắn lên các loại xe cơ giới và kể cả tàu chiến.
Theo đó, khí tài trên bệ phóng sẽ làm nhiệm vụ chiếu chùm tia laser liên tục vào mục tiêu, một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu.
Hệ thống điều khiển có thể chống được các biện pháp chế áp điện tử của đối phương, nhiễu thụ động và chủ động, và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ngày hoặc đêm.
Đạn tên lửa 9M133 Kornet nặng 27kg, dài 1,2m, đường kính thân 152mm, sải cánh 460mm.
Tầm bắn của tên lửa 9M133 Kornet đạt từ 100m tới 5.000m, độ chính xác <5m, các phiên bản đời sau có tầm bắn xa gấp đôi.
Đầu đạn của 9M133 Kornet là kiểu liều nổ kép (Tandem) có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất 1.000-1.200mm ở sau giáp phản ứng nổ (ERA).
Theo số liệu Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly (Anh) có được, chỉ trong thời gian từ đầu tháng 1/2014 đến tháng 4/2014, tên lửa 9M133 Kornet đã báy cháy khoảng 28 chiếc tăng M1A1 Abrams của quân đội Iraq.
Còn trong cuộc xung đột giữa lực lượng vũ trang Hezbollah và quân đội Israel hồi tháng 8/2006, ít nhất 23 xe tăng Merkava và 5 xe bọc thép của phía Israel bị các vũ khí chống tăng như RPG-29, Kornet-E (phiên bản xuất khẩu), Konkurs, Metis-M phá hủy.
Hiện phiên bản mới nhất của dòng tên lửa chống tăng này được định danh là Kornet-EM.
Phiên bản Kornet-EM có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 10 km, chúng là một trong những loại súng chống tăng có tầm bắn xa nhất hiện nay
Ngoài việc trang bị cho lực lượng bộ binh, các phiên bản của tên lửa chống tăng Kornet còn được Nga tích hợp lên các phương tiện bọc thép.
Các dòng xe chiến đấu bộ binh nâng cấp của Nga đều được lắp đặt loại tên lửa này để tăng cường sức chiến đấu.