Giữa những năm 1960, nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm trực chiến đấu của Quân đội Mỹ, Tập đoàn Lockheed đã nghiên cứu phát triển trực thăng chiến đấu AH-56 Cheyenne. Khoảng 10 chiếc đã được cung cấp cho Quân đội Mỹ để thử nghiệm và đánh giá. Lockheed AH-56 được xem là thiết kế mang tính cách tân với nhiều đặc điểm mới thời kỳ đó. Chiếc trực thăng được thiết kế với 2 cánh ở 2 bên thân để treo vũ khí, đồng thời để tăng lực nâng. Điểm đặc biệt nhất là hệ thống động lực ngoài cánh quạt chính – cánh quạt đuôi (đặt ở một bên đuôi) triệt tiêu mô men xoay theo truyền thống, thì còn có cánh quạt lắp ở sau đuôi để tăng lực đẩy giúp đạt tốc độ cao. Theo đó, trong quá trình bay, năng lượng động cơ tuốc bin trục T64-GE-16 (công suất 3.925 mã lực) truyền về cánh quạt đẩy ở đuôi và chỉ có 20-25% truyền cho cánh quạt chính. Điều này đã cho chiếc AH-56 đạt tốc độ tối đa 394km/h, “phá vỡ giới hạn” tốc độ lịch sử trực thăng nói chung và trực thăng chiến đấu nói riêng (tốc độ trực thăng chiến đấu thế giới chỉ đạt tầm 250-320km/h).Tốc độ hành trình của AH-56 cũng đã đạt tới 364km/h, trần bay 6.300m và bán kính chiến đấu gần 1.000km.AH-56 thiết kế buồng lái 2 chỗ ngồi cho phi công và sĩ quan điều khiển hỏa lực. Họ ngồi buồng lái kính trong suốt cung cấp góc nhìn bao quát toàn cảnh. Hai cánh nhỏ trên thân mang được 6 tên lửa chống tăng cực mạnh BGM-71 TOW dẫn đường qua dây, ống phóng rocket 70mm. Trực thăng còn trang bị một pháo 30mm gắn ở một bên mũi có thể tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ. Tháp pháo nhỏ gắn ở đầu mũi có thêm súng máy 7,62mm hoặc súng phóng lựu 40mm. Với tính năng tốc độ vượt qua mọi loại trực thăng trên thế giới, tầm bay xa, hỏa lực mạnh, AH-56 Cheyenne được đánh giá là có hiệu suất xuất sắc và hỏa lực có sức tàn phá đáng sợ. Tuy nhiên, do mắc phải những vấn đề kỹ thuật, trọng lượng quá nặng và nhất là chi phí tăng cao nên dự án AH-56 Cheyenne cuối cùng bị hủy bỏ năm 1972. Tuy nhiên kiểu cánh quạt đẩy sau lại tiếp tục hồi sinh trên một số mẫu thử công nghệ trực thăng tương lai đang được phát triển.
Giữa những năm 1960, nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm trực chiến đấu của Quân đội Mỹ, Tập đoàn Lockheed đã nghiên cứu phát triển trực thăng chiến đấu AH-56 Cheyenne. Khoảng 10 chiếc đã được cung cấp cho Quân đội Mỹ để thử nghiệm và đánh giá.
Lockheed AH-56 được xem là thiết kế mang tính cách tân với nhiều đặc điểm mới thời kỳ đó. Chiếc trực thăng được thiết kế với 2 cánh ở 2 bên thân để treo vũ khí, đồng thời để tăng lực nâng. Điểm đặc biệt nhất là hệ thống động lực ngoài cánh quạt chính – cánh quạt đuôi (đặt ở một bên đuôi) triệt tiêu mô men xoay theo truyền thống, thì còn có cánh quạt lắp ở sau đuôi để tăng lực đẩy giúp đạt tốc độ cao.
Theo đó, trong quá trình bay, năng lượng động cơ tuốc bin trục T64-GE-16 (công suất 3.925 mã lực) truyền về cánh quạt đẩy ở đuôi và chỉ có 20-25% truyền cho cánh quạt chính. Điều này đã cho chiếc AH-56 đạt tốc độ tối đa 394km/h, “phá vỡ giới hạn” tốc độ lịch sử trực thăng nói chung và trực thăng chiến đấu nói riêng (tốc độ trực thăng chiến đấu thế giới chỉ đạt tầm 250-320km/h).
Tốc độ hành trình của AH-56 cũng đã đạt tới 364km/h, trần bay 6.300m và bán kính chiến đấu gần 1.000km.
AH-56 thiết kế buồng lái 2 chỗ ngồi cho phi công và sĩ quan điều khiển hỏa lực. Họ ngồi buồng lái kính trong suốt cung cấp góc nhìn bao quát toàn cảnh.
Hai cánh nhỏ trên thân mang được 6 tên lửa chống tăng cực mạnh BGM-71 TOW dẫn đường qua dây, ống phóng rocket 70mm. Trực thăng còn trang bị một pháo 30mm gắn ở một bên mũi có thể tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ. Tháp pháo nhỏ gắn ở đầu mũi có thêm súng máy 7,62mm hoặc súng phóng lựu 40mm.
Với tính năng tốc độ vượt qua mọi loại trực thăng trên thế giới, tầm bay xa, hỏa lực mạnh, AH-56 Cheyenne được đánh giá là có hiệu suất xuất sắc và hỏa lực có sức tàn phá đáng sợ.
Tuy nhiên, do mắc phải những vấn đề kỹ thuật, trọng lượng quá nặng và nhất là chi phí tăng cao nên dự án AH-56 Cheyenne cuối cùng bị hủy bỏ năm 1972. Tuy nhiên kiểu cánh quạt đẩy sau lại tiếp tục hồi sinh trên một số mẫu thử công nghệ trực thăng tương lai đang được phát triển.