Trong khuôn khổ Diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế "Army 2020", ngoài việc giới thiệu phiên bản mới dòng trực thăng vận tải - tấn công Mi-171Sh-VN, Tổng Công ty "Trực thăng Nga" ra mắt phiên bản trực thăng tấn công Mi-35P mới nhất do nhà máy "Rostvertol sản xuất. Mi-35P là sự nâng cấp tốt nhất hiện tại từ dòng trực thăng huyền thoại Mil Mi-24.Theo đại diện của nhà máy, trực thăng Mi-35P được trang bị vũ khí đến "tận răng" đáp ứng hoàn toàn yêu cầu tiễu phỉ, tiêu diệt phiến quân, du kích trên đủ loại địa hình phức tạp từ rừng rậm đến núi non và sa mạc.Với nhiệm vụ tiễu phỉ, trang bị vũ khí hạng nhẹ, Mi-35P sẽ mang theo khẩu pháo mũi GSh-23 hai nòng với cơ số đạn tới 450 viên. Khẩu pháo này bắn nhanh tới mức 3.400-3.600 viên/phút có thể bắn thủng được vỏ xe thiết giáp, xe tăng hạng nhẹ.Ngoài ra nhất thiết phải có 80 rocket không điều khiển S-8 80mm và container treo với pháo nòng kép 23mm. Chúng rất phù hợp cho cuộc tấn công ở cự ly ngắn, phủ đầu với mật độ hỏa lực cao, khiến bộ binh đối phương phải “trốn chui trốn lủi”, hoảng loạn.Còn nếu đối thủ là quân chính quy, có xe bọc thép và máy bay, Mi-35P sẽ mang theo các loại tên lửa chống tăng thông minh Shturm-V hoặc Vikhr có khả năng xuyên thủng mọi loại giáp xe tăng hiện đại. Trong đó, Shturm-V có tầm bắn chừng 6km, còn Vikhr là gấp đôi lên. Ảnh: Một bên cánh Mi-35P với cấu hình chống tăng gồm 4 tên lửa Shturm-V.Chưa kể, Mi-35P thậm chí mang được tên lửa không đối không Verba với đầu dò hồng ngoại cực nhạy, có thể vô hiệu hóa các biện pháp phòng ngự bằng mỗi bẫy nhiệt của đối phương. Ngoài ra, nó còn trang bị thêm rocket hạng nặng S-13 (20 quả) và bom 50-500kg. Lưu ý là khác với trực thăng của Mỹ, NATO thường chỉ mang tới tên lửa, rocket, trực thăng Nga thường xuyên được thiết kế để mang cả bom hạng nặng, sức hủy diệt lớn.Cận cảnh cabin chở quân của trực thăng Mi-35P – chúng vẫn mang nét đặc trưng của dòng Mi-24, kiêm nhiệm chở quân đặc nhiệm khi cần như trực thăng vận tải. Ở cánh cửa lắp thêm một giá súng máy hạng nặng 12,7mm Kord hoặc NSV để binh sĩ cùng khai hỏa chi viện.Ngoài kho vũ khí "khủng", khác với các thế hệ trước, Mi-35P được nâng cấp hệ thống điện tử cho phép hoạt động "cả ngày lẫn đêm". Cụ thể, nó được trang bị trạm giám sát và ngắm bắn OPS-24-1L mới nhất cho phép phát hiện mục tiêu trên mặt đất ví dụ như xe tăng ở khoảng cách 10 km, nếu thông qua kênh laser - lên đến 18 km.Trực thăng còn được trang bị hệ thống lái tự động kỹ thuật số, gọi là "kính" - tức là buồng lái kỹ thuật số, tổ hợp máy tính và quan sát kỹ thuật số, thiết bị liên lạc cùng loại được sử dụng trên trực thăng Mi-28. Tất cả trang thiết bị này giúp máy bay có thể thực hiện chuyến bay hoàn toàn tự động theo tuyến định sẵn dẫn đến địa điểm tác chiến với độ chính xác cao (sai số - 150 mét). Ngoài ra, kính nhìn đêm cho phép phi hành đoàn hoạt động ban đêm, và đèn chiếu sáng không ảnh hưởng đến thiết bị quang học này.Đại diện nhà máy chế tạo cũng cho biết, nếu cần, có thể lắp thêm tổ hợp bảo vệ chủ động Presidents-S cho Mi-35P. Hệ thống này có khả năng chế áp tên lửa phòng không đối phương, thiết bị trên bo mạch phát hiện và can thiệp bằng tia laser. Tên lửa địch sẽ "phát điên", "bay lung tung" và "biến mất".Các đặc điểm chính của Mi-35P như sau: trọng lượng cất cánh tối đa - 11,5 tấn, công suất động cơ tối đa khi cất cánh - 4400 mã lực, tốc độ tối đa - 335 km / h (tốc độ hành trình - 260 km / h), tầm bay tối đa với thùng dầu chính - 450 km, trần bay động (tối đa có thể đạt được khi di chuyển ngang) - 4500 m, phi hành đoàn - 2-3 người, lính đổ bộ - tối đa 8 người. Video Trực thăng Mi-28 thợ săn đêm Nga tốt nhất thế giới - Nguồn: QPVN
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế "Army 2020", ngoài việc giới thiệu phiên bản mới dòng trực thăng vận tải - tấn công Mi-171Sh-VN, Tổng Công ty "Trực thăng Nga" ra mắt phiên bản trực thăng tấn công Mi-35P mới nhất do nhà máy "Rostvertol sản xuất. Mi-35P là sự nâng cấp tốt nhất hiện tại từ dòng trực thăng huyền thoại Mil Mi-24.
Theo đại diện của nhà máy, trực thăng Mi-35P được trang bị vũ khí đến "tận răng" đáp ứng hoàn toàn yêu cầu tiễu phỉ, tiêu diệt phiến quân, du kích trên đủ loại địa hình phức tạp từ rừng rậm đến núi non và sa mạc.
Với nhiệm vụ tiễu phỉ, trang bị vũ khí hạng nhẹ, Mi-35P sẽ mang theo khẩu pháo mũi GSh-23 hai nòng với cơ số đạn tới 450 viên. Khẩu pháo này bắn nhanh tới mức 3.400-3.600 viên/phút có thể bắn thủng được vỏ xe thiết giáp, xe tăng hạng nhẹ.
Ngoài ra nhất thiết phải có 80 rocket không điều khiển S-8 80mm và container treo với pháo nòng kép 23mm. Chúng rất phù hợp cho cuộc tấn công ở cự ly ngắn, phủ đầu với mật độ hỏa lực cao, khiến bộ binh đối phương phải “trốn chui trốn lủi”, hoảng loạn.
Còn nếu đối thủ là quân chính quy, có xe bọc thép và máy bay, Mi-35P sẽ mang theo các loại tên lửa chống tăng thông minh Shturm-V hoặc Vikhr có khả năng xuyên thủng mọi loại giáp xe tăng hiện đại. Trong đó, Shturm-V có tầm bắn chừng 6km, còn Vikhr là gấp đôi lên. Ảnh: Một bên cánh Mi-35P với cấu hình chống tăng gồm 4 tên lửa Shturm-V.
Chưa kể, Mi-35P thậm chí mang được tên lửa không đối không Verba với đầu dò hồng ngoại cực nhạy, có thể vô hiệu hóa các biện pháp phòng ngự bằng mỗi bẫy nhiệt của đối phương. Ngoài ra, nó còn trang bị thêm rocket hạng nặng S-13 (20 quả) và bom 50-500kg. Lưu ý là khác với trực thăng của Mỹ, NATO thường chỉ mang tới tên lửa, rocket, trực thăng Nga thường xuyên được thiết kế để mang cả bom hạng nặng, sức hủy diệt lớn.
Cận cảnh cabin chở quân của trực thăng Mi-35P – chúng vẫn mang nét đặc trưng của dòng Mi-24, kiêm nhiệm chở quân đặc nhiệm khi cần như trực thăng vận tải. Ở cánh cửa lắp thêm một giá súng máy hạng nặng 12,7mm Kord hoặc NSV để binh sĩ cùng khai hỏa chi viện.
Ngoài kho vũ khí "khủng", khác với các thế hệ trước, Mi-35P được nâng cấp hệ thống điện tử cho phép hoạt động "cả ngày lẫn đêm". Cụ thể, nó được trang bị trạm giám sát và ngắm bắn OPS-24-1L mới nhất cho phép phát hiện mục tiêu trên mặt đất ví dụ như xe tăng ở khoảng cách 10 km, nếu thông qua kênh laser - lên đến 18 km.
Trực thăng còn được trang bị hệ thống lái tự động kỹ thuật số, gọi là "kính" - tức là buồng lái kỹ thuật số, tổ hợp máy tính và quan sát kỹ thuật số, thiết bị liên lạc cùng loại được sử dụng trên trực thăng Mi-28. Tất cả trang thiết bị này giúp máy bay có thể thực hiện chuyến bay hoàn toàn tự động theo tuyến định sẵn dẫn đến địa điểm tác chiến với độ chính xác cao (sai số - 150 mét). Ngoài ra, kính nhìn đêm cho phép phi hành đoàn hoạt động ban đêm, và đèn chiếu sáng không ảnh hưởng đến thiết bị quang học này.
Đại diện nhà máy chế tạo cũng cho biết, nếu cần, có thể lắp thêm tổ hợp bảo vệ chủ động Presidents-S cho Mi-35P. Hệ thống này có khả năng chế áp tên lửa phòng không đối phương, thiết bị trên bo mạch phát hiện và can thiệp bằng tia laser. Tên lửa địch sẽ "phát điên", "bay lung tung" và "biến mất".
Các đặc điểm chính của Mi-35P như sau: trọng lượng cất cánh tối đa - 11,5 tấn, công suất động cơ tối đa khi cất cánh - 4400 mã lực, tốc độ tối đa - 335 km / h (tốc độ hành trình - 260 km / h), tầm bay tối đa với thùng dầu chính - 450 km, trần bay động (tối đa có thể đạt được khi di chuyển ngang) - 4500 m, phi hành đoàn - 2-3 người, lính đổ bộ - tối đa 8 người.
Video Trực thăng Mi-28 thợ săn đêm Nga tốt nhất thế giới - Nguồn: QPVN