Năm 2019, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Philippines đã sở hữu con tàu tuần tra ngoài khơi (OPV) mới nhất và tiên tiến nhất của họ từ lễ thượng cờ ở Nhà máy đóng tàu OCEA ở Saint-Nazaire, Pháp. Con tàu được đặt tên BRP Gabriela Silang-8301.Theo hợp đồng được ký vào năm 2014 giữa OCEA và Philippines để cung cấp 5 tàu phục vụ mục đích dân sự, với các dịch vụ hỗ trợ hậu cần đi kèm gồm 4 tàu tuần tra nhanh loại 24 m OCEA FPB 72 MKII và 1 tàu tuần tra xa bờ loại 84 m OPV 270. Ảnh: Gabriela Silang trong thử nghiệm trên biển( OCEA).Trong khi FPB 72MKII là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của OCEA nổi tiếng về độ tin cậy, thì loại tàu OPV 270 là loại tàu hiện đại hàng đầu thế giới, kết quả của 30 năm kinh nghiệm và đổi mới trong lĩnh vực đóng tàu vỏ nhôm. Ảnh: Nội thất bên trong con tàu.Trong khi FPB 72MKII là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của OCEA nổi tiếng về độ tin cậy, thì loại tàu OPV 270 là loại tàu hiện đại hàng đầu thế giới, kết quả của 30 năm kinh nghiệm và đổi mới trong lĩnh vực đóng tàu vỏ nhôm. Ảnh: Nội thất bên trong con tàu.Các cuộc thử nghiệm trên biển đã xác nhận rằng con tàu hoạt động tốt, khả năng bám biển tuyệt vời, rất cơ động và đặc biệt là sự tiện nghi và thoải mái trên tàu, một yếu tố khá quan trọng đối với 66 thủy thủ đoàn và nhân viên trong các nhiệm vụ dài ngày trên biển.Tàu OPV 270 có chiều dài tổng thể 84m, cũng là con tàu đóng bằng nhôm dài nhất thế giới hiện tại, tầm hoạt động 8000 hải lý, hải trình kéo dài 5 tuần, tốc độ 22 hải lý, với thủy thủ đoàn đoàn 40 thủy thủ, 26 người hành khách/VIP, phòng chứa người sống sót có thể chứa 35 người.Tàu cũng có hai phòng giam, một khoang giường bệnh, một phòng chỉ huy và điều khiển với hệ thống quản lý chiến đấu LYNCEA của Nexeya, một phòng dành cho thợ lặn, sàn trực thăng và nhà chứa máy bay cho loại trực thăng H145, 2 xuồng RHIBS của Sillinger, hệ thống ổn định thụ động và chủ động, radar dẫn đường Kelvin Hughes.Ngoài những đặc điểm trên, Chính phủ Philippines cũng thể hiện tư duy cầu tiến của mình khi quan tâm đến việc lượng khí thải CO2 cũng như chi phí vận hành của con tàu so với các mẫu tàu đối thủ cạnh tranh. Ảnh thuyền trưởng của tàu Gabriela Silang, LCDR Alberto Ferre.Theo tính toán trong hơn 20 năm hoạt động của OPV 270, nó sẽ cho phép giảm lượng khí thải CO2 xuống 20400 tấn, tương đương với khoảng 40% so với một tàu thép cùng kích thước, cho hiệu suất tương đương.OCEA cũng chắc chắn loại tàu vỏ nhôm này của họ vừa có giá cả cạnh tranh lại vừa giảm đáng kể chi phí vận hành. Yếu tố này kết hợp với hỗ trợ công tác hậu cần và đào tạo thủy thủ đoàn, cho phép thời gian hoạt động trên biển cao hơn, cho dù đó là can thiệp tìm kiếm và cứu nạn hay nhiệm vụ an ninh.Nhìn tổng quan, chất lượng tiện nghi và sự thoải mái trên tàu Gabriela Silang thực sự ấn tượng và hiếm thấy trên một mẫu tàu OPV.Với sự trang bị của tàu BRP Gabriela Silang sẽ cho phép Philippines tăng cường sự hiện diện của họ ở Tây Philippines vì mục tiêu phát triển kinh tế và an toàn hàng hải trong khu vực, đồng thời tôn trọng cam kết chống biến đổi khí hậu của ASEAN. Video Tàu hải quân Philippines thăm cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Nguồn: Truyền hình Nhân dân
Năm 2019, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Philippines đã sở hữu con tàu tuần tra ngoài khơi (OPV) mới nhất và tiên tiến nhất của họ từ lễ thượng cờ ở Nhà máy đóng tàu OCEA ở Saint-Nazaire, Pháp. Con tàu được đặt tên BRP Gabriela Silang-8301.
Theo hợp đồng được ký vào năm 2014 giữa OCEA và Philippines để cung cấp 5 tàu phục vụ mục đích dân sự, với các dịch vụ hỗ trợ hậu cần đi kèm gồm 4 tàu tuần tra nhanh loại 24 m OCEA FPB 72 MKII và 1 tàu tuần tra xa bờ loại 84 m OPV 270. Ảnh: Gabriela Silang trong thử nghiệm trên biển( OCEA).
Trong khi FPB 72MKII là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của OCEA nổi tiếng về độ tin cậy, thì loại tàu OPV 270 là loại tàu hiện đại hàng đầu thế giới, kết quả của 30 năm kinh nghiệm và đổi mới trong lĩnh vực đóng tàu vỏ nhôm. Ảnh: Nội thất bên trong con tàu.
Trong khi FPB 72MKII là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của OCEA nổi tiếng về độ tin cậy, thì loại tàu OPV 270 là loại tàu hiện đại hàng đầu thế giới, kết quả của 30 năm kinh nghiệm và đổi mới trong lĩnh vực đóng tàu vỏ nhôm. Ảnh: Nội thất bên trong con tàu.
Các cuộc thử nghiệm trên biển đã xác nhận rằng con tàu hoạt động tốt, khả năng bám biển tuyệt vời, rất cơ động và đặc biệt là sự tiện nghi và thoải mái trên tàu, một yếu tố khá quan trọng đối với 66 thủy thủ đoàn và nhân viên trong các nhiệm vụ dài ngày trên biển.
Tàu OPV 270 có chiều dài tổng thể 84m, cũng là con tàu đóng bằng nhôm dài nhất thế giới hiện tại, tầm hoạt động 8000 hải lý, hải trình kéo dài 5 tuần, tốc độ 22 hải lý, với thủy thủ đoàn đoàn 40 thủy thủ, 26 người hành khách/VIP, phòng chứa người sống sót có thể chứa 35 người.
Tàu cũng có hai phòng giam, một khoang giường bệnh, một phòng chỉ huy và điều khiển với hệ thống quản lý chiến đấu LYNCEA của Nexeya, một phòng dành cho thợ lặn, sàn trực thăng và nhà chứa máy bay cho loại trực thăng H145, 2 xuồng RHIBS của Sillinger, hệ thống ổn định thụ động và chủ động, radar dẫn đường Kelvin Hughes.
Ngoài những đặc điểm trên, Chính phủ Philippines cũng thể hiện tư duy cầu tiến của mình khi quan tâm đến việc lượng khí thải CO2 cũng như chi phí vận hành của con tàu so với các mẫu tàu đối thủ cạnh tranh. Ảnh thuyền trưởng của tàu Gabriela Silang, LCDR Alberto Ferre.
Theo tính toán trong hơn 20 năm hoạt động của OPV 270, nó sẽ cho phép giảm lượng khí thải CO2 xuống 20400 tấn, tương đương với khoảng 40% so với một tàu thép cùng kích thước, cho hiệu suất tương đương.
OCEA cũng chắc chắn loại tàu vỏ nhôm này của họ vừa có giá cả cạnh tranh lại vừa giảm đáng kể chi phí vận hành. Yếu tố này kết hợp với hỗ trợ công tác hậu cần và đào tạo thủy thủ đoàn, cho phép thời gian hoạt động trên biển cao hơn, cho dù đó là can thiệp tìm kiếm và cứu nạn hay nhiệm vụ an ninh.
Nhìn tổng quan, chất lượng tiện nghi và sự thoải mái trên tàu Gabriela Silang thực sự ấn tượng và hiếm thấy trên một mẫu tàu OPV.
Với sự trang bị của tàu BRP Gabriela Silang sẽ cho phép Philippines tăng cường sự hiện diện của họ ở Tây Philippines vì mục tiêu phát triển kinh tế và an toàn hàng hải trong khu vực, đồng thời tôn trọng cam kết chống biến đổi khí hậu của ASEAN.
Video Tàu hải quân Philippines thăm cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Nguồn: Truyền hình Nhân dân